Đây là đề xuất của GS Đặng Hùng Võ - chuyên gia phân tích độc lập về chính sách đất đai tại Bàn tròn trực tuyến trên Báo điện tử Dân Việt, nhằm góp ý xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), do Báo NTNN tổ chức ngày 31.10 tại Hà Nội.
Tham gia Bàn tròn trực tuyến có 4 khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NDVN, GS-TSKH Đặng Hùng Võ - chuyên gia phân tích độc lập về chính sách đất đai, ông Phạm Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng nông thôn và ông Nguyễn Văn Phấn– người dân tỉnh Hòa Bình tham gia khảo sát góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai 2003 (sửa đổi).
Vì sao lược bỏ “quyền tài sản”?
Đề xuất sửa nội dung Luật Đất đai để những người bị thu hồi đất (mà đại bộ phận là hội viên nông dân) bớt thiệt thòi, tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NDVN nêu quan điểm: “Chúng tôi đề nghị cần quy định rõ thời gian ra quyết định thu hồi đất, thời gian kiểm đếm tài sản trên đất và thời gian đền bù cho người dân. Giá đền bù đất nông nghiệp phải được xác lập dựa vào sản phẩm bình quân trên đất đó, chứ không nên chỉ áp giá từ trên xuống, rẻ và bất hợp lý như tình trạng hiện nay”.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng cũng cho rằng, trong chính sách đất đai mới, cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi. Đối với hộ bị thu hồi toàn bộ đất sản xuất, đề nghị cần quy định bố trí đất sản xuất khác cho họ. Luật Đất đai cũng cần quy định cơ chế chuyển tiền đền bù ngay cho các hộ bị thu hồi đất ở và đất sản xuất. Nếu không, cần có cơ chế hỗ trợ trượt giá khi chuyển tiền đền bù chậm. Nêu ý kiến của mình tại Bàn tròn trực tuyến, GS Đặng Hùng Võ cung cấp một góc nhìn sắc sảo khi cho biết, theo đề xuất của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa được trình bày tại Quốc hội vào tuần trước, đã không còn 3 chữ “quyền tài sản” trong cụm từ “quyền sử dụng đất là quyền tài sản”.
GS Đặng Hùng Võ phân tích: “Quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Trong Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng về chính sách pháp luật đất đai trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cũng quy định quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng… Quyền tài sản là quyền sử dụng phi vật thể. Nhưng điều đó không quan trọng, miễn là chúng ta hiểu rằng “quyền tài sản” hay “quyền sử dụng tài sản” đều là tài sản. Đó là những quy định hợp lý với luật.
Tách cơ quan định giá đất khỏi UBND cấp tỉnh
Bày tỏ ý kiến về vấn đề cần có cơ quan định giá đất độc lập, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: “UBND cấp tỉnh là cơ quan tập trung quyền lực về đất đai lớn nhất, nhưng về nguyên tắc phòng chống tham nhũng, khi thẩm quyền quá tập trung thì sẽ có nguy cơ tham nhũng cao. Kiến nghị tách (cơ quan định giá đất ra khỏi UBND tỉnh) là hợp lý, mục tiêu là để giảm thiểu, triệt tiêu tham nhũng. Rà soát khung pháp lý là một trong những cách loại bỏ nguy cơ tham nhũng, thì chúng ta sẽ yên tâm là tham nhũng không xen vào được”. GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, có thể giao việc định giá đất cho một cơ quan định giá đất quốc gia.
Ủng hộ ý kiến này, ông Nguyễn Văn Phấn- đại diện cho nông dân tham vấn xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cho rằng: “Chúng tôi mong muốn cấp tỉnh, cấp huyện có một cơ quan trung gian, trong đó người dân được tham gia việc quy hoạch, lập quy hoạch, thu hồi đền bù. Hiện nay, UBND tỉnh vừa ra quyết định quy hoạch, vừa ra quyết định thu hồi đất, vừa ra quyết định về giá đất, đền bù đất, vừa quyết định nhà đầu tư trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Như vậy chưa thật sự khách quan”.
Ngoài những nội dung trên, các chuyên gia khách mời còn trao đổi một số nội dung khác về vấn đề trao quyền cho cộng đồng người dân trong phê duyệt phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thông qua tỷ lệ ý kiến đồng thuận từ 70% trở lên; vấn đề định giá đất nông nghiệp có chú ý thích đáng đến giá trị đa chiều của đất đai ở góc độ tư liệu sản xuất và nguồn sống lâu dài của người dân; vấn đề tái định cư cho người dân sau khi thu hồi đất, luật pháp về đất đai cần có quy định các giải pháp bồi thường đúng, đủ, và kịp thời cho người mất đất, để hỗ trợ người dân sớm ổn định, cũng là tiền đề tạo sự ổn định trong lòng dân và ổn định xã hội.
Vì sao lược bỏ “quyền tài sản”?
Đề xuất sửa nội dung Luật Đất đai để những người bị thu hồi đất (mà đại bộ phận là hội viên nông dân) bớt thiệt thòi, tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NDVN nêu quan điểm: “Chúng tôi đề nghị cần quy định rõ thời gian ra quyết định thu hồi đất, thời gian kiểm đếm tài sản trên đất và thời gian đền bù cho người dân. Giá đền bù đất nông nghiệp phải được xác lập dựa vào sản phẩm bình quân trên đất đó, chứ không nên chỉ áp giá từ trên xuống, rẻ và bất hợp lý như tình trạng hiện nay”.
Đại diện Báo NTNN (phải) tặng hoa các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến.
Tiến sĩ Nguyễn Duy Lượng cũng cho rằng, trong chính sách đất đai mới, cần có chính sách hỗ trợ của Nhà nước để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi. Đối với hộ bị thu hồi toàn bộ đất sản xuất, đề nghị cần quy định bố trí đất sản xuất khác cho họ. Luật Đất đai cũng cần quy định cơ chế chuyển tiền đền bù ngay cho các hộ bị thu hồi đất ở và đất sản xuất. Nếu không, cần có cơ chế hỗ trợ trượt giá khi chuyển tiền đền bù chậm. Nêu ý kiến của mình tại Bàn tròn trực tuyến, GS Đặng Hùng Võ cung cấp một góc nhìn sắc sảo khi cho biết, theo đề xuất của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp 1992 vừa được trình bày tại Quốc hội vào tuần trước, đã không còn 3 chữ “quyền tài sản” trong cụm từ “quyền sử dụng đất là quyền tài sản”.
GS Đặng Hùng Võ phân tích: “Quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005. Trong Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng về chính sách pháp luật đất đai trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cũng quy định quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng… Quyền tài sản là quyền sử dụng phi vật thể. Nhưng điều đó không quan trọng, miễn là chúng ta hiểu rằng “quyền tài sản” hay “quyền sử dụng tài sản” đều là tài sản. Đó là những quy định hợp lý với luật.
Tách cơ quan định giá đất khỏi UBND cấp tỉnh
Bày tỏ ý kiến về vấn đề cần có cơ quan định giá đất độc lập, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: “UBND cấp tỉnh là cơ quan tập trung quyền lực về đất đai lớn nhất, nhưng về nguyên tắc phòng chống tham nhũng, khi thẩm quyền quá tập trung thì sẽ có nguy cơ tham nhũng cao. Kiến nghị tách (cơ quan định giá đất ra khỏi UBND tỉnh) là hợp lý, mục tiêu là để giảm thiểu, triệt tiêu tham nhũng. Rà soát khung pháp lý là một trong những cách loại bỏ nguy cơ tham nhũng, thì chúng ta sẽ yên tâm là tham nhũng không xen vào được”. GS Đặng Hùng Võ cũng cho rằng, có thể giao việc định giá đất cho một cơ quan định giá đất quốc gia.
Ủng hộ ý kiến này, ông Nguyễn Văn Phấn- đại diện cho nông dân tham vấn xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cũng cho rằng: “Chúng tôi mong muốn cấp tỉnh, cấp huyện có một cơ quan trung gian, trong đó người dân được tham gia việc quy hoạch, lập quy hoạch, thu hồi đền bù. Hiện nay, UBND tỉnh vừa ra quyết định quy hoạch, vừa ra quyết định thu hồi đất, vừa ra quyết định về giá đất, đền bù đất, vừa quyết định nhà đầu tư trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Như vậy chưa thật sự khách quan”.
Ngoài những nội dung trên, các chuyên gia khách mời còn trao đổi một số nội dung khác về vấn đề trao quyền cho cộng đồng người dân trong phê duyệt phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thông qua tỷ lệ ý kiến đồng thuận từ 70% trở lên; vấn đề định giá đất nông nghiệp có chú ý thích đáng đến giá trị đa chiều của đất đai ở góc độ tư liệu sản xuất và nguồn sống lâu dài của người dân; vấn đề tái định cư cho người dân sau khi thu hồi đất, luật pháp về đất đai cần có quy định các giải pháp bồi thường đúng, đủ, và kịp thời cho người mất đất, để hỗ trợ người dân sớm ổn định, cũng là tiền đề tạo sự ổn định trong lòng dân và ổn định xã hội.
Người dân cần được thuê chuyên gia định giá đất “Thu hồi, trưng thu, trưng mua là những cụm từ người dân muốn Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần làm rõ. Vì hiện nay ở một số địa phương đã xuất hiện một nhóm lợi ích trục lợi từ cụm từ này. Theo ý kiến của tôi, khi Nhà nước thu hồi đất hay trưng thu, trưng dụng đất và tài sản trên đất vào quy hoạch đô thị, hay vào mục đích phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội, người dân cần được quyền thuê chuyên gia định giá tài sản, định giá đất đai để thỏa thuận giá cả với chính quyền trước khi đất, tài sản của họ bị thu hồi hoặc trưng thu. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ xác định giá trị thị trường của mảnh đất và tài sản”. Ông Nguyễn Văn Phấn (tỉnh Hòa Bình)Nên cô đọng thay vì “chẻ nhỏ”câu chữ Tôi cho rằng, người Việt Nam nói chung rất thích “dùng chữ trong luật”. Đây là cách tiếp cận không minh bạch. Đương nhiên thu hồi đất vì mục đích công là bình thường, nhưng trong trường hợp không phải là lợi ích công thì không thu hồi đất... Các cụm từ như "an ninh, quốc phòng”, về mục đích thì không có gì khác nhau, vậy tại sao mình phải chẻ nhỏ ra làm gì? Lợi ích quốc gia, lợi ích công thì khác nhau ở chỗ nào? Chúng ta cứ đi chẻ nhỏ câu chữ, để rồi lại bàn bạc, cãi vã? Chỉ cần ghi “Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp sử dụng vào mục đích công”. Tuy nhiên, trong luật sẽ tất giải thích: Quốc phòng là mục đích công, an ninh cũng là mục đích công, để sản xuất điện cũng là mục đích công, làm đường giao thông cũng là vì mục đích chung… Chúng ta đáng nhẽ ra phải cô đọng câu chữ lại thì lại cứ đi tẽ ra để sau đó lại phải đi giải thích, cần phải cải cách việc này. GS Đặng Hùng Võ |
Theo Dân Việt