Cử tri tỉnh Lào Cai vừa gửi ý kiến đến kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII, trong đó có việc kiến nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu giảm bớt thủ tục rườm rà trong thế chấp tài sản là nhà,
đất vay tiền ngân hàng để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời cử tri tỉnh Lào Cai như sau:
Việc thế chấp tài sản nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nói riêng đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Công chứng,... và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên pháp luật có quy định chặt chẽ cả về nội dung lẫn thủ tục để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho giao dịch này.
Thủ tục nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý cho giao dịch - hình minh họaTrong thời gian qua, việc thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng thế chấp nhà, quyền sử dụng đất nhìn chung đã đảm bảo yêu cầu nhanh chóng, an toàn, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm nói chung, đăng ký thế chấp tài sản là nhà, quyền sử dụng đất nói riêng đã được quan tâm, thực hiện quyết liệt nhằm giúp người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh hơn với nguồn vốn vay, theo đó đã rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm; các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thế chấp cũng được quy định đơn giản, rõ ràng hơn (Nghị định 88/2009/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 15/2013/TTLT-BTP-BGTVT-BTNMT-BCA; Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT; Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT).
Những vướng mắc, bất cập gây ảnh hưởng sẽ được sửa đổi - hình minh họaTuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, pháp luật hiện hành vẫn còn một số vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Do vậy, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, các Bộ, ngành hiện đang nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, cụ thể như sau:
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Toà án nhân dân tối cao xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (dự kiến Thông tư liên tịch sẽ được ban hành trong Quý III năm 2014).
- Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đang rà soát và đề xuất mô hình liên thông các thủ tục hành chính công chứng, đất đai, giao dịch bảo đảm, thuế, trong đó có nội dung về thế chấp tài sản là nhà đất. Kết quả nghiên cứu, rà soát sẽ tiếp tục hoàn thiện, đơn giản hoá các thủ tục hành chính về thế chấp, tạo thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức.
Về vấn đề này, Bộ Tư pháp trả lời cử tri tỉnh Lào Cai như sau:
Việc thế chấp tài sản nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nói riêng đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Công chứng,... và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên pháp luật có quy định chặt chẽ cả về nội dung lẫn thủ tục để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho giao dịch này.
Thủ tục nhằm đảm bảo tính an toàn pháp lý cho giao dịch - hình minh họa
Những vướng mắc, bất cập gây ảnh hưởng sẽ được sửa đổi - hình minh họa
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Toà án nhân dân tối cao xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (dự kiến Thông tư liên tịch sẽ được ban hành trong Quý III năm 2014).
- Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đang rà soát và đề xuất mô hình liên thông các thủ tục hành chính công chứng, đất đai, giao dịch bảo đảm, thuế, trong đó có nội dung về thế chấp tài sản là nhà đất. Kết quả nghiên cứu, rà soát sẽ tiếp tục hoàn thiện, đơn giản hoá các thủ tục hành chính về thế chấp, tạo thuận lợi hơn cho người dân, tổ chức.
Theo Chinhphu