Với nhiều điểm mới so với quy định cũ, Dự thảo Nghị định qui định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến được kỳ vọng sẽ tháo gỡ được những tranh chấp kéo dài liên quan tới bồi thường trong thu hồi đất.
Phần lớn các vụ tranh chấp đất đai là do bồi thường thiếu công bằng
Nhiều điểm mới
Một trong những quy định mới tại Dự thảo là đã quy định rõ ràng, tách bạch về khung giá đất, các trường hợp bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư và trường hợp bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng tiền (chỉ được xem xét bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất)…
Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nếu bị thu hồi đất ở thì được bồi thường như đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Dự thảo Nghị định cũng quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở được xác định theo giá thị trường; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về đất đai…
Theo Bộ TN & MT, căn cứ vào nguyên tắc xây dựng khung giá đất, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất chặt chẽ. Theo đó, khung giá đất sẽ do Chính phủ ban hành định kỳ 5 năm/lần và công bố công khai vào ngày 1-7 của năm trước liền kề năm UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất.
Trên cơ sở của khung giá, UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất định kì 5 năm/lần và công bố công khai vào ngày 1-1 của năm đầu kì (năm đầu kì ban hành bảng giá là 1-1-2015). Khi giá đất biến động tăng 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm 20% trở lên so với giá tối thiểu trong 180 ngày trở lên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải điều chỉnh khung giá đất, trình Chính phủ phê duyệt.
Cần quy định rõ giá bồi thường
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang thừa nhận, trong số hàng ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai thời gian qua, có tới 70% vụ là do giá bồi thường chưa thỏa đáng.
Cũng vì không thỏa đáng nên có hàng nghìn hộ dân rơi vào đói nghèo sau thu hồi đất. Kết quả khảo sát trên 498 hộ dân thuộc 8 quận huyện, chiếm 10% số hộ dân có đất bị thu hồi được giải quyết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở TP.HCM do Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thực hiện cho thấy, chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn người dân sau tái định cư ít nhiều có giảm sút. Rõ nhất là sự giảm sút về thu nhập: bình quân thu nhập một tháng của một hộ giảm hơn 1,2 triệu đồng so với thời điểm trước khi di dời. Các chính sách hỗ trợ người dân về đào tạo nghề theo Quyết định 35 sau ba năm triển khai chỉ có 1% số hộ được khảo sát thụ hưởng.
Không riêng gì TP.Hồ Chí Minh mà đây còn là tình trạng chung ở nhiều địa phương. Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn được xem đi đầu trong việc xây dựng KCN và thu hút các nhà đầu tư. Nhưng có không ít người dân "khốn đốn” vì KCN. Với mục tiêu góp phần xây dựng KCN Bá Hiến thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thành một KCN quy mô lớn, một hạ tầng KCN hoàn chỉnh, tăng cường nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo. Dự án này đã thu hồi hơn 400 ha đất nông nghiệp của xã Bá Hiến và hàng trăm ha đất của các xã Thiện Kế và Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên). Tuy nhiên, đến nay sau 6 năm KCN Bá Hiến vẫn trong tình trạng bỏ hoang. Vì tin vào lời hứa của chủ đầu tư sẽ tuyển con em những gia đình bị thu hồi đất vào làm việc nên hầu hết các gia đình sau thu hồi đều dùng tiền đền bù xây nhà, mua xe. Hậu quả có không ít hộ gia đình chạy ăn từng bữa trong ngôi nhà 3 tầng lộng lẫy.
Tại hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, để giảm khiếu kiện liên quan đến đất đai cũng như đảm bảo đời sống cho người dân, vấn đề bồi thường phải được nghiên cứu thỏa đáng, cân xứng và phù hợp với giá thị trường tại các địa phương.
Một trong những quy định mới tại Dự thảo là đã quy định rõ ràng, tách bạch về khung giá đất, các trường hợp bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư và trường hợp bị thu hồi đất ở được bồi thường bằng tiền (chỉ được xem xét bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư nếu địa phương có điều kiện về quỹ đất)…
Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam, nếu bị thu hồi đất ở thì được bồi thường như đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước.
Dự thảo Nghị định cũng quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở được xác định theo giá thị trường; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về đất đai…
Theo Bộ TN & MT, căn cứ vào nguyên tắc xây dựng khung giá đất, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất chặt chẽ. Theo đó, khung giá đất sẽ do Chính phủ ban hành định kỳ 5 năm/lần và công bố công khai vào ngày 1-7 của năm trước liền kề năm UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất.
Trên cơ sở của khung giá, UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá đất định kì 5 năm/lần và công bố công khai vào ngày 1-1 của năm đầu kì (năm đầu kì ban hành bảng giá là 1-1-2015). Khi giá đất biến động tăng 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm 20% trở lên so với giá tối thiểu trong 180 ngày trở lên thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải điều chỉnh khung giá đất, trình Chính phủ phê duyệt.
Cần quy định rõ giá bồi thường
Liên quan tới vấn đề này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang thừa nhận, trong số hàng ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai thời gian qua, có tới 70% vụ là do giá bồi thường chưa thỏa đáng.
Cũng vì không thỏa đáng nên có hàng nghìn hộ dân rơi vào đói nghèo sau thu hồi đất. Kết quả khảo sát trên 498 hộ dân thuộc 8 quận huyện, chiếm 10% số hộ dân có đất bị thu hồi được giải quyết bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở TP.HCM do Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM thực hiện cho thấy, chất lượng cuộc sống của một bộ phận lớn người dân sau tái định cư ít nhiều có giảm sút. Rõ nhất là sự giảm sút về thu nhập: bình quân thu nhập một tháng của một hộ giảm hơn 1,2 triệu đồng so với thời điểm trước khi di dời. Các chính sách hỗ trợ người dân về đào tạo nghề theo Quyết định 35 sau ba năm triển khai chỉ có 1% số hộ được khảo sát thụ hưởng.
Không riêng gì TP.Hồ Chí Minh mà đây còn là tình trạng chung ở nhiều địa phương. Tỉnh Vĩnh Phúc vẫn được xem đi đầu trong việc xây dựng KCN và thu hút các nhà đầu tư. Nhưng có không ít người dân "khốn đốn” vì KCN. Với mục tiêu góp phần xây dựng KCN Bá Hiến thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thành một KCN quy mô lớn, một hạ tầng KCN hoàn chỉnh, tăng cường nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo. Dự án này đã thu hồi hơn 400 ha đất nông nghiệp của xã Bá Hiến và hàng trăm ha đất của các xã Thiện Kế và Trung Mỹ (huyện Bình Xuyên). Tuy nhiên, đến nay sau 6 năm KCN Bá Hiến vẫn trong tình trạng bỏ hoang. Vì tin vào lời hứa của chủ đầu tư sẽ tuyển con em những gia đình bị thu hồi đất vào làm việc nên hầu hết các gia đình sau thu hồi đều dùng tiền đền bù xây nhà, mua xe. Hậu quả có không ít hộ gia đình chạy ăn từng bữa trong ngôi nhà 3 tầng lộng lẫy.
Tại hội thảo lấy ý kiến cho Dự thảo mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, để giảm khiếu kiện liên quan đến đất đai cũng như đảm bảo đời sống cho người dân, vấn đề bồi thường phải được nghiên cứu thỏa đáng, cân xứng và phù hợp với giá thị trường tại các địa phương.
Theo Đại Đoàn Kết