Đây là nội dung được đưa ra tại Hội nghị triển khai Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị và Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng các công trình xây dựng diễn ra vào sáng nay (14/5), tại Hà Nội.
Thị trường BĐS đóng băng và một phần nguyên nhân do công tác phát triển đô thị chủ yếu là tự phát, chưa đồng bộ
Theo Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong hơn thập niên gần đây, đô thị Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và chất lượng tạo ra một diện mạo đô thị mới theo hướng không gian đô thị văn minh, hiện đại.
Tuy nhiên, hiện tại thị trường BĐS đang đóng băng và một phần nguyên nhân được xem là do công tác phát triển đô thị chủ yếu là tự phát và chưa đồng bộ. Thể chế đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, hạn chế, vừa thiếu đồng bộ, vừa chồng lấn văn bản quy phạm.
Để khắc phục những bất cập trên, ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP để điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị. Nghị định ra đời đã khắc phục được tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, kế hoạch và làm rõ các quy định về khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, bảo tồn, tái thiết đô thị và khu vực có chức năng chuyên biệt.
Để khắc phục những yếu kém trước đây trong công tác quản lý phát triển đô thị, Nghị định cũng quy định bắt buộc về việc thiếp lập lại trật tự trong công tác phát triển đô thị như: Yêu cầu đầu tư xây dựng theo đúng các định hướng phát triển đô thị quốc gia, quy hoạch chung quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của những dự án trong mỗi khu vực phát triển đô thị.
Nghị định cũng xác định rõ đối tượng các dự án đầu tư phát triển đô thị thuộc diện được hưởng chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước như: Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng không có khả năng thu hồi vốn và không thuộc danh mục các công trình chủ đầu tư bắt buộc phải đầu tư (đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và cải tạo xây dựng lại khu chung cư).
Theo ông Đỗ Việt Chiến - Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, một trong những điểm mới của Nghị định chính là việc yêu cầu chính quyền địa phương căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung đô thị phải chủ động trong việc xác định, đề xuất và quyết định lựa chọn những khu vực phát triển đô thị, lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị. Đồng thời thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị, công bố công khai các khu vực phát triển đô thị, đảm bảo sự hợp lý hiệu quả việc đầu tư trong giai đoạn ngắn.
Ông Chiến cũng cho biết, định hướng phát triển đô thị Việt Nam trong thời gian tới là phát triển các mô hình đô thị tiên tiến trên thế giới như đô thị sinh thái, đô thị xanh và bền vững.
Quy rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý
Đối với Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, ông Lê Quang Hùng - Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, nội dung chính của Nghị định quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng biểu hiện trong các khâu: Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng thi công xây dựng, bảo hành công trình xây dựng, sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình, quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng công trình...
Ông Hùng cũng nêu ra những điểm mới và sửa đổi so với Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành trước đó gồm: Công khai thông tin của các nhà thầu; quy định bắt buộc thẩm tra thiết kế đối với một số lại công trình; tăng cường kiểm tra thiết kế của người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm tra việc nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể, ở Trung ương, Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công tình xây dựng trong phạm vi cả nước, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. Ở địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Sở Xây dựng trên địa bàn.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh, để Nghị định áp dụng có hiệu quả, cần có sự triển khai đồng bộ của các bên liên quan. Đồng thời cần xử lý nghiêm các chủ thể tham gia hoạt động có hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, hiện tại thị trường BĐS đang đóng băng và một phần nguyên nhân được xem là do công tác phát triển đô thị chủ yếu là tự phát và chưa đồng bộ. Thể chế đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập, hạn chế, vừa thiếu đồng bộ, vừa chồng lấn văn bản quy phạm.
Để khắc phục những bất cập trên, ngày 14/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định 11/2013/NĐ-CP để điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị. Nghị định ra đời đã khắc phục được tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, kế hoạch và làm rõ các quy định về khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, bảo tồn, tái thiết đô thị và khu vực có chức năng chuyên biệt.
Để khắc phục những yếu kém trước đây trong công tác quản lý phát triển đô thị, Nghị định cũng quy định bắt buộc về việc thiếp lập lại trật tự trong công tác phát triển đô thị như: Yêu cầu đầu tư xây dựng theo đúng các định hướng phát triển đô thị quốc gia, quy hoạch chung quy hoạch phân khu đã được phê duyệt và đảm bảo việc kết nối đồng bộ của những dự án trong mỗi khu vực phát triển đô thị.
Nghị định cũng xác định rõ đối tượng các dự án đầu tư phát triển đô thị thuộc diện được hưởng chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước như: Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng xã hội phục vụ lợi ích công cộng không có khả năng thu hồi vốn và không thuộc danh mục các công trình chủ đầu tư bắt buộc phải đầu tư (đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và cải tạo xây dựng lại khu chung cư).
Theo ông Đỗ Việt Chiến - Cục trưởng Cục phát triển đô thị, Bộ Xây dựng, một trong những điểm mới của Nghị định chính là việc yêu cầu chính quyền địa phương căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung đô thị phải chủ động trong việc xác định, đề xuất và quyết định lựa chọn những khu vực phát triển đô thị, lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị. Đồng thời thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị, công bố công khai các khu vực phát triển đô thị, đảm bảo sự hợp lý hiệu quả việc đầu tư trong giai đoạn ngắn.
Ông Chiến cũng cho biết, định hướng phát triển đô thị Việt Nam trong thời gian tới là phát triển các mô hình đô thị tiên tiến trên thế giới như đô thị sinh thái, đô thị xanh và bền vững.
Quy rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý
Đối với Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, ông Lê Quang Hùng - Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, nội dung chính của Nghị định quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng biểu hiện trong các khâu: Khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý chất lượng thi công xây dựng, bảo hành công trình xây dựng, sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình, quản lý nhà nước về chất lượng xây dựng công trình...
Nghị định quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng
Ông Hùng cũng nêu ra những điểm mới và sửa đổi so với Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành trước đó gồm: Công khai thông tin của các nhà thầu; quy định bắt buộc thẩm tra thiết kế đối với một số lại công trình; tăng cường kiểm tra thiết kế của người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kiểm tra việc nghiệm thu và đưa công trình vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Cụ thể, ở Trung ương, Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công tình xây dựng trong phạm vi cả nước, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành. Ở địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của Sở Xây dựng trên địa bàn.
Ông Hùng cũng nhấn mạnh, để Nghị định áp dụng có hiệu quả, cần có sự triển khai đồng bộ của các bên liên quan. Đồng thời cần xử lý nghiêm các chủ thể tham gia hoạt động có hành vi vi phạm.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, riêng giai đoạn 1999 - 2009, chúng ta có thêm 130 đô thị các loại với trung bình 12 đô thị/năm và hiện nay cả nước đang có 766 đô thị, trong đó 2 đô thị đặc biệt, 12 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 52 đô thị loại III, 58 đô thị loại IV và 632 đô thị loại V. Với tốc độ phát triển đô thị như hiện nay, dự kiến đến năm 2015, tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị và đến 2025 có khoảng 1.000 đô thị chiếm 52% dân số cả nước. |
Theo DĐDN