Tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đang tồn tại một thực trạng nhức nhối đó là việc xây nhà tràn lan trên đất nông nghiệp.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) một khu vực vốn từng là điểm nóng về nhà đất là một ví dụ điển hình. Một trong những "điểm đen" về vấn nạn này là khu vực Cây Hôi và một phần khu Lòng Ngòi (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức).
Theo quan sát phóng viên, toàn bộ khu đất nông nghiệp rộng gần 2ha ở khu vực Cây Hôi đang mọc lên hàng chục ngôi nhà cao tầng, kiên cố. Thậm chí, một số hộ dân vẫn đang tiếp tục tiến hành xây dựng nhà ở.
Trong vai một người đi mua nhà đất, chúng tôi được nhiều người dân nơi đây cho hay, những công trình này đều xây trên đất nông nghiệp, chưa được cấp có thẩm quyển cho phép. Tuy nhiên, nếu mua đất ở khu vực này, người mua có thể tự xây nhà miễn là làm luật với các quan xã.
Chị Cấn Thị Minh (người dân) cho biết, năm 2005, chị đã bán căn nhà trong làng để mua hơn 100 m2 đất thổ canh khu vực Cây Hôi với giá 10 triệu đồng/m2 và chị đã xây nhà 2 tầng. “Ngày tôi mua khu đất này, cả làng nói tôi dại vì bán nhà thổ cư để mua đất thổ canh nhưng vì vị trí đẹp. Bên cạnh nhà tôi ở là nhà của một lãnh đạo xã vì vậy tôi không ngại lắm về vấn đề giấy tờ pháp lý. Bởi, về lâu về dài chắc chắn chính quyền cũng có chuyển đổi sang đất ở thôi” chị Minh nói.
Bác Nguyễn Đức Tứ - một người dân cho biết, mặc dù việc xây nhà trên đất nông nghiệp là sai, nhưng vì không có ai quản nên nhiều người vẫn xây nhà kiên cố. Nhà xây sau cứ nhìn nhà xây trước mà làm, nếu có đoàn kiểm tra xuống thì chấp nhận nộp phạt rồi xây tiếp.
Một người dân ở đây còn cho biết, cách đây mấy năm, chính quyền thôn và Ban quản lý HTX nông nghiệp Cao Trung - xã Đức Giang họp và có nghị quyết cho chuyển đổi đất nông nghiệp, giao ổn định lâu dài cho các xã viên sang đất quỹ công ích tại khu vực Lòng Ngòi ven quốc lộ 32. Việc làm trái quy định pháp luật về đất đai này đã bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên, không hiểu sao tình trạng này vẫn ngang nhiên diễn ra.
Căn nhà này đang được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp khu vực Cây Hôi
Theo quan sát phóng viên, nhiều ngôi nhà không giấy phép được xây trên diện tích đất nông nghiệp thuộc khu vực Lòng Ngòi, Cây Hôi xã Đức Giang đã biến khu ruộng, hệ thống kênh mương khu vực thành nơi hoàn toàn không thể tưới tiêu được. Mưa thì ngập, nắng thì úng.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trịnh Văn Hòa - chủ tịch UBND xã Đức Giang cho biết, từ năm 1989, các cấp chính quyền đã phê duyệt khu vực ven quốc lộ 32 là khu quy hoạch phát triển dịch vụ dọc tuyến quốc lộ. Trong đó, khu vực Lòng Ngòi và Cây Hôi sẽ là khu đất dãn dân nhưng chưa có quyết định chính thức.
Việc dân làm nhà trên đất nông nghiệp là có thật và nó là thực tế đã tồn tại từ nhiều năm trước. Vừa qua, chính quyền xã đã ra quyết định đình chỉ một số trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi.
Trước đó, ông Vương Duy Hướng, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, ông đã nắm được tình hình xây nhà trái phép tại khu vực Lòng Ngòi, Cây Hôi.
Hiện, ông Hướng đã chỉ đạo thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, rà soát những khu vực xây nhà không phép trên đất nông nghiệp để có biện pháp xử lý. Việc này Huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức sẽ kiên quyết xử lý vi phạm.
Theo quan sát phóng viên, toàn bộ khu đất nông nghiệp rộng gần 2ha ở khu vực Cây Hôi đang mọc lên hàng chục ngôi nhà cao tầng, kiên cố. Thậm chí, một số hộ dân vẫn đang tiếp tục tiến hành xây dựng nhà ở.
Trong vai một người đi mua nhà đất, chúng tôi được nhiều người dân nơi đây cho hay, những công trình này đều xây trên đất nông nghiệp, chưa được cấp có thẩm quyển cho phép. Tuy nhiên, nếu mua đất ở khu vực này, người mua có thể tự xây nhà miễn là làm luật với các quan xã.
Chị Cấn Thị Minh (người dân) cho biết, năm 2005, chị đã bán căn nhà trong làng để mua hơn 100 m2 đất thổ canh khu vực Cây Hôi với giá 10 triệu đồng/m2 và chị đã xây nhà 2 tầng. “Ngày tôi mua khu đất này, cả làng nói tôi dại vì bán nhà thổ cư để mua đất thổ canh nhưng vì vị trí đẹp. Bên cạnh nhà tôi ở là nhà của một lãnh đạo xã vì vậy tôi không ngại lắm về vấn đề giấy tờ pháp lý. Bởi, về lâu về dài chắc chắn chính quyền cũng có chuyển đổi sang đất ở thôi” chị Minh nói.
Bác Nguyễn Đức Tứ - một người dân cho biết, mặc dù việc xây nhà trên đất nông nghiệp là sai, nhưng vì không có ai quản nên nhiều người vẫn xây nhà kiên cố. Nhà xây sau cứ nhìn nhà xây trước mà làm, nếu có đoàn kiểm tra xuống thì chấp nhận nộp phạt rồi xây tiếp.
Một mảnh đất đã được phân lô trên đất ruộng khu Lòng Ngòi
Một người dân ở đây còn cho biết, cách đây mấy năm, chính quyền thôn và Ban quản lý HTX nông nghiệp Cao Trung - xã Đức Giang họp và có nghị quyết cho chuyển đổi đất nông nghiệp, giao ổn định lâu dài cho các xã viên sang đất quỹ công ích tại khu vực Lòng Ngòi ven quốc lộ 32. Việc làm trái quy định pháp luật về đất đai này đã bị pháp luật trừng trị. Tuy nhiên, không hiểu sao tình trạng này vẫn ngang nhiên diễn ra.
Căn nhà này đang được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp khu vực Cây Hôi
Theo quan sát phóng viên, nhiều ngôi nhà không giấy phép được xây trên diện tích đất nông nghiệp thuộc khu vực Lòng Ngòi, Cây Hôi xã Đức Giang đã biến khu ruộng, hệ thống kênh mương khu vực thành nơi hoàn toàn không thể tưới tiêu được. Mưa thì ngập, nắng thì úng.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trịnh Văn Hòa - chủ tịch UBND xã Đức Giang cho biết, từ năm 1989, các cấp chính quyền đã phê duyệt khu vực ven quốc lộ 32 là khu quy hoạch phát triển dịch vụ dọc tuyến quốc lộ. Trong đó, khu vực Lòng Ngòi và Cây Hôi sẽ là khu đất dãn dân nhưng chưa có quyết định chính thức.
Việc dân làm nhà trên đất nông nghiệp là có thật và nó là thực tế đã tồn tại từ nhiều năm trước. Vừa qua, chính quyền xã đã ra quyết định đình chỉ một số trường hợp xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp rồi.
Trước đó, ông Vương Duy Hướng, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, ông đã nắm được tình hình xây nhà trái phép tại khu vực Lòng Ngòi, Cây Hôi.
Hiện, ông Hướng đã chỉ đạo thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, rà soát những khu vực xây nhà không phép trên đất nông nghiệp để có biện pháp xử lý. Việc này Huyện ủy, UBND huyện Hoài Đức sẽ kiên quyết xử lý vi phạm.
Theo VnMedia