“Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với chiến lược phát triển nhà ở đến 2020 sẽ góp phần giúp thị trường ấm dần lên”. Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị tổng kết ngành sáng 16/1.
Khó khăn, nhiều doanh nghiệp bất động sản báo lãi
Trong năm 2012, mặc dù kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn lớn. Thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay đã giảm tuy vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khó khăn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường bất động sản trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp....
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Xây dựng, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản đang hoạt động là 55 ngàn doanh nghiệp, trong đó có 37 ngàn doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 17 ngàn doanh nghiệp lỗ. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 700 ngàn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2012, giá trị tăng thêm của ngành năm 2012 đạt gần 200 ngàn tỷ đồng tương đương 6,1% GDP cả nước.
Bất động sản: Từng bước tháo gỡ khó khăn
Riêng về thị trường bất động sản năm 2012, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đánh giá, năm 2012 là năm khó khăn, giá bất động sản sụt giảm tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch ảm đảm, nhiều dự án không có giao dịch. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ xây dựng đã yêu cầu các địa phương rà soát tình hình thực hiện các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở đang triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quỹ đất dành 20% diện tích đất của dự án để phát triển nhà ở xã hội....
Trên cơ sở tổng hợp tình hình thị trường, kiến nghị của các doanh nghiệp và ý kiến của các Hiệp hội bất động sản, Bộ Xây dựng đã đề xuất các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường và được Chính phủ đưa và nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ bất động sản nhằm tạo sự chuyển biến thực sự cho thị trường bất động sản năm 2013.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, đối với lĩnh vực quản lý nhà và thị trường bất động sản, năm 2013, Bộ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, xây dựng đề án chiến lược phát triển thị trường bất động sản. Đồng thời, hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thị trường bất động sản theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, bất động sản, đảm bảo cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội từng địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin, xác định các chỉ tiêu đánh giá thị trường bất động sản làm căn cứ hình thành giá cả bất động sản chuẩn cho người mua nhà. Ngoài ra, tập trung triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị của Thủ tướng, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, đánh giá phân loại và đề xuất các phương án xử lý phù hợp trong đó quy định rõ tiêu chí, danh mục các dự án được triển khai và tiếp tục tạm dừng.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Trong năm 2013, Bộ sẽ phải tập trung việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với chiến lược phát triển nhà ở đến 2020, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho các hộ nghèo giai đoạn 2...”
Bộ trưởng cũng lưu ý với lãnh đạo các địa phương cần đẩy nhanh hơn các thủ tục pháp lý liên quan đến quyết định đầu tư, thủ tục đầu tư để giảm bớt thời gian cho các DN, gỡ khó khăn cho DN trong quá trình hoàn thiện pháp lý các dự án đầu tư.
Trong năm 2013, nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản từng bước hồi phục dần dần, ấm dần từng phân khúc. Bộ cũng chỉ đạo các DN cần tập trung cho việc phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân. Đây là lĩnh vực, phân khúc mà Chính phủ đặc biệt quan tâm
trong chiến lược phát triển nhà ở, và dành nhiều ưu đãi về thuế, lãi suất,…để giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành trong năm 2013.
Trong năm 2012, mặc dù kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng các doanh nghiệp ngành xây dựng tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn lớn. Thị trường bất động sản trầm lắng, các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay đã giảm tuy vẫn còn ở mức cao, nhiều doanh nghiệp không dám vay.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản khó khăn nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, phải vay vốn từ ngân hàng hoặc dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng để triển khai dự án, khi thị trường bất động sản trầm lắng sẽ bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thị trường bất động sản đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp....
Theo thống kê sơ bộ của Bộ Xây dựng, tính đến 31/12/2012, tổng số doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản đang hoạt động là 55 ngàn doanh nghiệp, trong đó có 37 ngàn doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 17 ngàn doanh nghiệp lỗ. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 700 ngàn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2012, giá trị tăng thêm của ngành năm 2012 đạt gần 200 ngàn tỷ đồng tương đương 6,1% GDP cả nước.
Bất động sản: Từng bước tháo gỡ khó khăn
Riêng về thị trường bất động sản năm 2012, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đánh giá, năm 2012 là năm khó khăn, giá bất động sản sụt giảm tất cả các phân khúc thị trường. Số lượng giao dịch ảm đảm, nhiều dự án không có giao dịch. Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ xây dựng đã yêu cầu các địa phương rà soát tình hình thực hiện các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đang triển khai và đã giao dự án nhưng chưa triển khai để phân loại các dự án tiếp tục triển khai, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu loại hình nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Kiểm tra và yêu cầu các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở đang triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quỹ đất dành 20% diện tích đất của dự án để phát triển nhà ở xã hội....
Trên cơ sở tổng hợp tình hình thị trường, kiến nghị của các doanh nghiệp và ý kiến của các Hiệp hội bất động sản, Bộ Xây dựng đã đề xuất các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường và được Chính phủ đưa và nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ bất động sản nhằm tạo sự chuyển biến thực sự cho thị trường bất động sản năm 2013.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, đối với lĩnh vực quản lý nhà và thị trường bất động sản, năm 2013, Bộ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, xây dựng đề án chiến lược phát triển thị trường bất động sản. Đồng thời, hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý thị trường bất động sản theo hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, bất động sản, đảm bảo cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội từng địa phương. Xây dựng hệ thống thông tin, xác định các chỉ tiêu đánh giá thị trường bất động sản làm căn cứ hình thành giá cả bất động sản chuẩn cho người mua nhà. Ngoài ra, tập trung triển khai thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo nghị quyết của Chính phủ và chỉ thị của Thủ tướng, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, đánh giá phân loại và đề xuất các phương án xử lý phù hợp trong đó quy định rõ tiêu chí, danh mục các dự án được triển khai và tiếp tục tạm dừng.
Tại Hội nghị, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: Trong năm 2013, Bộ sẽ phải tập trung việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với chiến lược phát triển nhà ở đến 2020, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho các hộ nghèo giai đoạn 2...”
Bộ trưởng cũng lưu ý với lãnh đạo các địa phương cần đẩy nhanh hơn các thủ tục pháp lý liên quan đến quyết định đầu tư, thủ tục đầu tư để giảm bớt thời gian cho các DN, gỡ khó khăn cho DN trong quá trình hoàn thiện pháp lý các dự án đầu tư.
Trong năm 2013, nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản từng bước hồi phục dần dần, ấm dần từng phân khúc. Bộ cũng chỉ đạo các DN cần tập trung cho việc phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dân. Đây là lĩnh vực, phân khúc mà Chính phủ đặc biệt quan tâm
trong chiến lược phát triển nhà ở, và dành nhiều ưu đãi về thuế, lãi suất,…để giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành trong năm 2013.
Theo VnMedia