CBRE cho rằng, những chủ đầu tư với tầm nhìn dài hạn, không vội vàng tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá quyết liệt này, mà vẫn âm thầm giữ tiến độ xây dựng tốt trong khi chờ đợi thị trường đổi chiều, đồng thời cân nhắc giải pháp tốt nhất. Phản ứng của họ có thể chậm, nhưng thường được cân nhắc kỹ càng.
Tháng trước khi sự kiện 500 căn hộ giá rẻ ở chung cư Đại Thanh (Khu đô thị Xa La - Hà Nội) đã bán hết ngay trong ngày chào bán tạo ra xu hướng “ôm” căn hộ giá rẻ. Một vài dự án khác cũng tung ra hàng loạt căn hộ giá rẻ, tương đương với giá ở chung cư Đại Thanh, chỉ 13 - 15 triệu đồng/m2, có khoảng 500 triệu đồng - 800 triệu đồng là đã mua được 1 căn hộ, diện tích từ 35- 45- 60m2.
Nhưng nay người mua nhà đang kháo nhau “giá còn giảm nữa” và người ta dẫn lại tuyên bố của Hoàng Anh Gia Lai giảm 50% giá bán căn hộ công ty vẫn có lãi. Những thông tin này đã tạo nên sự nghi ngờ của thị trường. Đã vậy, vị giám đốc của một công ty kinh doanh bất động sản đã đăng đàn diễn thuyết “giảm giá chính là lối thoát” cho thị trường. Trả lời phỏng vấn, ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng những người liên quan đến thị trường chưa có niềm tin nên thị trường vẫn suy giảm mạnh.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nếu DN nào công bố giảm giá căn hộ tới 50% mà vẫn có lãi thì phải xem xét lại cơ sở để tính giá. Theo ông, bất động sản giảm giá hay không còn là bài toán cần có sự tính toán, vì giá cả còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, vị trí trung tâm hay ngoại ô, kết nối giao thông như thế nào…
Trước đó, Công ty TNHH CBRE đã có một khuyến cáo về cuộc đua tranh quyết liệt bằng giá giữa các dự án. CBRE cho rằng, những chủ đầu tư với tầm nhìn dài hạn, không vội vàng tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá quyết liệt này, mà vẫn âm thầm giữ tiến độ xây dựng tốt trong khi chờ đợi thị trường đổi chiều, đồng thời cân nhắc giải pháp tốt nhất. Phản ứng của họ có thể chậm, nhưng thường được cân nhắc kỹ càng.
Với nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn cạnh tranh bằng chất lượng vì điều này định vị đẳng cấp và thương hiệu của họ. Bởi nếu cạnh tranh bằng giá sẽ khiến người mua chờ đợi giá tiếp tục giảm hoặc chờ những hình thức khuyến mại hấp dẫn hơn. Các chủ đầu tư với nguồn tài chính mạnh thường không đưa ra các gói khuyến mại lớn, do họ có đủ khả năng hoàn thiện dự án và đợi thị trường hồi phục. Trong khi đó, một số chủ đầu tư khác sẽ sử dụng chiến lược khuyến mại lớn. Chiến lược này một mặt thể hiện nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư, nhưng mặt khác lại có thể đưa ra thông điệp rằng công ty đang thiếu tiền mặt trầm trọng. Người mua ở những dự án này sẽ được hưởng lợi từ những khoản giảm giá lớn, nhưng phải chịu rủi ro tiềm ẩn về chất lượng hoặc bàn giao chậm nếu dự án không thu hút đủ vốn từ việc bán hàng.
Tuy nhiên, với không ít chủ đầu tư được xếp vào hạng “đẳng cấp” mấy tháng nay cũng đã tính đến việc thoát bớt hàng bằng cách điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, chia nhỏ căn hộ. Với cách này, những người có khoản tiền nhỏ hơn vẫn có cơ hội mua được căn hộ ở những dự án bảo đảm chất lượng. Việc chia nhỏ căn hộ cũng đang có những ý kiến khác nhau từ chính cơ quan quản lý.
Bàn về vấn đề này. GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng: “Người Việt Nam thường có ước vọng lớn, thậm chí là giàu tính lãng mạn. Mọi thứ quy hoạch, pháp luật đều hướng tới một tương lai cực kỳ tươi sáng, hiện đại và hầu như không để ý tới sự chật hẹp của cuộc sống hiện nay. Luật Nhà ở đặt ra yêu cầu căn hộ phải lớn hơn 45m2 cũng do mong muốn hiện đại hóa như vậy. Trên đời thực, người nghèo không có khả năng thanh toán cho những căn hộ rộng theo quy định này”. Như vậy, pháp luật hay quy hoạch đều cần phải chấp nhận sự chật hẹp của đời thực trong một lộ trình nhất định. Chúng ta không thể thực hiện ngay lập tức và đồng thời 2 chính sách, vừa phải hiện đại hóa đô thị, vừa phải giải quyết nhà ở cho người nghèo ở đô thị.
“Để đáp ứng đời thực thì việc điều chỉnh các quy định của pháp luật là cần thiết. Trong khi chưa điều chỉnh được thì việc phân nhỏ các căn hộ lớn hoặc thiết kế các căn hộ thông minh có thể tự ngăn chia nhỏ hơn là một giải pháp tốt cho những người có thu nhập thấp”, GS. TSKH. Đặng Hùng Võ kết luận.
Nhưng nay người mua nhà đang kháo nhau “giá còn giảm nữa” và người ta dẫn lại tuyên bố của Hoàng Anh Gia Lai giảm 50% giá bán căn hộ công ty vẫn có lãi. Những thông tin này đã tạo nên sự nghi ngờ của thị trường. Đã vậy, vị giám đốc của một công ty kinh doanh bất động sản đã đăng đàn diễn thuyết “giảm giá chính là lối thoát” cho thị trường. Trả lời phỏng vấn, ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng những người liên quan đến thị trường chưa có niềm tin nên thị trường vẫn suy giảm mạnh.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nếu DN nào công bố giảm giá căn hộ tới 50% mà vẫn có lãi thì phải xem xét lại cơ sở để tính giá. Theo ông, bất động sản giảm giá hay không còn là bài toán cần có sự tính toán, vì giá cả còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, vị trí trung tâm hay ngoại ô, kết nối giao thông như thế nào…
Trước đó, Công ty TNHH CBRE đã có một khuyến cáo về cuộc đua tranh quyết liệt bằng giá giữa các dự án. CBRE cho rằng, những chủ đầu tư với tầm nhìn dài hạn, không vội vàng tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá quyết liệt này, mà vẫn âm thầm giữ tiến độ xây dựng tốt trong khi chờ đợi thị trường đổi chiều, đồng thời cân nhắc giải pháp tốt nhất. Phản ứng của họ có thể chậm, nhưng thường được cân nhắc kỹ càng.
Với nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn cạnh tranh bằng chất lượng vì điều này định vị đẳng cấp và thương hiệu của họ. Bởi nếu cạnh tranh bằng giá sẽ khiến người mua chờ đợi giá tiếp tục giảm hoặc chờ những hình thức khuyến mại hấp dẫn hơn. Các chủ đầu tư với nguồn tài chính mạnh thường không đưa ra các gói khuyến mại lớn, do họ có đủ khả năng hoàn thiện dự án và đợi thị trường hồi phục. Trong khi đó, một số chủ đầu tư khác sẽ sử dụng chiến lược khuyến mại lớn. Chiến lược này một mặt thể hiện nỗ lực vượt bậc của chủ đầu tư, nhưng mặt khác lại có thể đưa ra thông điệp rằng công ty đang thiếu tiền mặt trầm trọng. Người mua ở những dự án này sẽ được hưởng lợi từ những khoản giảm giá lớn, nhưng phải chịu rủi ro tiềm ẩn về chất lượng hoặc bàn giao chậm nếu dự án không thu hút đủ vốn từ việc bán hàng.
Tuy nhiên, với không ít chủ đầu tư được xếp vào hạng “đẳng cấp” mấy tháng nay cũng đã tính đến việc thoát bớt hàng bằng cách điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, chia nhỏ căn hộ. Với cách này, những người có khoản tiền nhỏ hơn vẫn có cơ hội mua được căn hộ ở những dự án bảo đảm chất lượng. Việc chia nhỏ căn hộ cũng đang có những ý kiến khác nhau từ chính cơ quan quản lý.
Bàn về vấn đề này. GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng: “Người Việt Nam thường có ước vọng lớn, thậm chí là giàu tính lãng mạn. Mọi thứ quy hoạch, pháp luật đều hướng tới một tương lai cực kỳ tươi sáng, hiện đại và hầu như không để ý tới sự chật hẹp của cuộc sống hiện nay. Luật Nhà ở đặt ra yêu cầu căn hộ phải lớn hơn 45m2 cũng do mong muốn hiện đại hóa như vậy. Trên đời thực, người nghèo không có khả năng thanh toán cho những căn hộ rộng theo quy định này”. Như vậy, pháp luật hay quy hoạch đều cần phải chấp nhận sự chật hẹp của đời thực trong một lộ trình nhất định. Chúng ta không thể thực hiện ngay lập tức và đồng thời 2 chính sách, vừa phải hiện đại hóa đô thị, vừa phải giải quyết nhà ở cho người nghèo ở đô thị.
“Để đáp ứng đời thực thì việc điều chỉnh các quy định của pháp luật là cần thiết. Trong khi chưa điều chỉnh được thì việc phân nhỏ các căn hộ lớn hoặc thiết kế các căn hộ thông minh có thể tự ngăn chia nhỏ hơn là một giải pháp tốt cho những người có thu nhập thấp”, GS. TSKH. Đặng Hùng Võ kết luận.
Theo Thời báo Ngân hàng