Dự án xây dựng đề-pô tuyến đường sắt đô thị thí điểm (đoạn Nhổn - ga Hà Nội) đã GPMB xong giai đoạn 1, hiện đang thực hiện GPMB giai đoạn 2 và đường dẫn vào đề-pô. Do thời gian thực hiện dự án kéo dài nên cùng một dự án có hai chính sách bồi thường, hỗ trợ khác nhau, gây bức xúc cho người dân…
Diện tích thực hiện giai đoạn 1 của dự án đề-pô đường sắt đô thị thí điểm đã hoàn thành GPMB.
Dự án xây dựng đề-pô và đường dẫn tuyến đường sắt thí điểm, đoạn Nhổn - ga Hà Nội có tổng diện tích 170.170m2, trong đó diện tích thực hiện giai đoạn 1 hơn 148.000m2, liên quan đến việc thu hồi đất nông nghiệp (NN) của 229 hộ dân ở hai xã Minh Khai và Tây Tựu (Từ Liêm). Việc chi trả tiền bồi thường hỗ trợ (BTHT) đã được chủ đầu tư là Trung tâm Phát triển quỹ đất (TTPTQĐ) thành phố giải quyết, hầu hết các hộ đã nhận tiền bồi thường do UBND huyện Từ Liêm phê duyệt theo chính sách quy định tại Quyết định 26/2005/QĐ-UB ngày 18-2-2005. Bằng chính sách này, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm thực hiện theo Điều 29 NĐ 197/2004/NĐ-CP ngày 3-12-2004 và điểm 2, phần IV Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7-12-2004 của Bộ Tài chính. Trong đó, Điều 29 quy định: "Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất NN khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất NN thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề". Tuy nhiên, đến ngày 27-1-2006, quy định trên được sửa đổi tại Nghị định 17/2006 theo hướng: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất NN bị thu hồi trên 30% diện tích đất NN mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất NN tương ứng thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng cách giao đất có thu tiền sử dụng đất... Nhưng đến ngày 30-11-2007, UBND thành phố mới ban hành Quyết định 137/2007/QĐ-UBND quy định về BTHT và tái định cư trên địa bàn thành phố, thay thế Quyết định 26/2005/QĐ-UBND, song quy định về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm vẫn chưa cụ thể vì còn chờ hướng dẫn của các bộ, ngành. Phải đến ngày 9-6-2008, Quyết định 33/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố mới hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện khoản 2, Điều 40 của Quyết định 137/2007/QĐ-UBND, theo đó người bị thu hồi đất NN sẽ được bồi thường bằng đất ở và chế định này có hiệu lực từ ngày 1-1-2008.
Như vậy, tại thời điểm năm 2007, khi UBND huyện Từ Liêm lập phương án bồi thường, GPMB dự án đề-pô giai đoạn 1 thì chính sách bồi thường bằng giao đất ở đối với người bị thu hồi trên 30% diện tích đất NN đã "định vị" tại một số văn bản pháp luật. Tuy nhiên, người bị thu hồi đất để thực hiện dự án đề-pô giai đoạn 1 chưa được áp dụng các quy định đó. Giải thích điều này, ông Nguyễn Công Trình, Phó ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm cho biết: Thời điểm áp dụng chính sách BTHT là thời điểm phê duyệt phương án bồi thường chi tiết, do vậy những hộ đã được UBND huyện Từ Liêm phê duyệt phương án bồi thường chi tiết và đã thực hiện xong phương án này trước ngày 1-1-2008 thì sẽ không được điều chỉnh chính sách BTHT theo Quyết định 33/2008/QĐ-UBND ngày 9-6-2008 của UBND thành phố.
Hiện nay, tại các xã Minh Khai và Tây Tựu, UBND huyện Từ Liêm đang tiếp tục thực hiện công tác GPMB dự án đề-pô giai đoạn 2 và dự án đường dẫn vào đề-pô, với diện tích đất phải thu hồi hơn 21.000m2, liên quan đến hơn 100 hộ có đất bị thu hồi. Với những hộ phải thu hồi đất NN này, UBND huyện áp dụng chế độ BTHT theo chính sách hiện hành là Quyết định 108/2009/QĐ-UBND. Tại Điều 40 quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất NN khi bị thu hồi nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 5 lần giá đất NN quy định đối với diện tích đất NN thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất NN tại địa phương. Thực tế này một lần nữa lại khiến những hộ đã bị thu hồi đất ở giai đoạn 1 của dự án đề-pô so sánh và cho rằng mình bị thiệt thòi khi UBND huyện Từ Liêm áp dụng Quyết định 26/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội.
Từ căn cứ trên, có thể thấy sự chênh lệch rất rõ về giá trị đất khi cùng một dự án nhưng áp dụng hai chính sách BTHT khác nhau, lại càng băn khoăn hơn khi chỉ trong một thời gian ngắn, chế độ BTHT có sự vênh nhau đáng kể... Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra, xem xét, có biện pháp giải quyết thỏa đáng những bất cập nêu trên, để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.
Như vậy, tại thời điểm năm 2007, khi UBND huyện Từ Liêm lập phương án bồi thường, GPMB dự án đề-pô giai đoạn 1 thì chính sách bồi thường bằng giao đất ở đối với người bị thu hồi trên 30% diện tích đất NN đã "định vị" tại một số văn bản pháp luật. Tuy nhiên, người bị thu hồi đất để thực hiện dự án đề-pô giai đoạn 1 chưa được áp dụng các quy định đó. Giải thích điều này, ông Nguyễn Công Trình, Phó ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Từ Liêm cho biết: Thời điểm áp dụng chính sách BTHT là thời điểm phê duyệt phương án bồi thường chi tiết, do vậy những hộ đã được UBND huyện Từ Liêm phê duyệt phương án bồi thường chi tiết và đã thực hiện xong phương án này trước ngày 1-1-2008 thì sẽ không được điều chỉnh chính sách BTHT theo Quyết định 33/2008/QĐ-UBND ngày 9-6-2008 của UBND thành phố.
Hiện nay, tại các xã Minh Khai và Tây Tựu, UBND huyện Từ Liêm đang tiếp tục thực hiện công tác GPMB dự án đề-pô giai đoạn 2 và dự án đường dẫn vào đề-pô, với diện tích đất phải thu hồi hơn 21.000m2, liên quan đến hơn 100 hộ có đất bị thu hồi. Với những hộ phải thu hồi đất NN này, UBND huyện áp dụng chế độ BTHT theo chính sách hiện hành là Quyết định 108/2009/QĐ-UBND. Tại Điều 40 quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất NN khi bị thu hồi nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 5 lần giá đất NN quy định đối với diện tích đất NN thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất NN tại địa phương. Thực tế này một lần nữa lại khiến những hộ đã bị thu hồi đất ở giai đoạn 1 của dự án đề-pô so sánh và cho rằng mình bị thiệt thòi khi UBND huyện Từ Liêm áp dụng Quyết định 26/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội.
Từ căn cứ trên, có thể thấy sự chênh lệch rất rõ về giá trị đất khi cùng một dự án nhưng áp dụng hai chính sách BTHT khác nhau, lại càng băn khoăn hơn khi chỉ trong một thời gian ngắn, chế độ BTHT có sự vênh nhau đáng kể... Đề nghị các cơ quan chức năng của thành phố kiểm tra, xem xét, có biện pháp giải quyết thỏa đáng những bất cập nêu trên, để bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.
Theo Hà Nội Mới