Tổng giám đốc CBRE Việt Nam Marc Townsend từng rất tự hào khi văn phòng của Công ty chuyển đến cao ốc BIDV Tower ở trung tâm Hà Nội. Nhưng từ chỗ chiếm trọn tầng 6 của cao ốc hạng A này, văn phòng của CBRE giờ chỉ còn một nửa tầng. Toàn bộ diện tích trước đây là sàn giao dịch bất động sản cũng như là nơi CBRE giới thiệu dự án, tổ chức hội thảo giờ đây bỏ trống sau khi Công ty quyết định thu hẹp diện tích thuê nhằm cắt giảm chi phí thuê văn phòng.
Khu căn hộ Hyundai Hillstate (Hà Nội) trước đây do được phân phối bởi một công ty tư vấn nước ngoài, nhưng hiện nay được chào bán bởi một công ty trong nước
CBRE là một trong những công ty tư vấn nước ngoài từng làm mưa làm gió trên thị trường bất động sản với nhiều hợp đồng tư vấn, tiếp thị lớn như bán căn hộ dự án Sky City Towers, Hanoi Time Towers, hay tư vấn cho thuê mặt bằng trung tâm thương mại Pico Mall. Ông Townsend cho biết đó là vào thời kỳ hoàng kim của thị trường bất động sản. Còn bây giờ, số lượng khách hàng đã giảm đi rất nhiều. Kinh doanh của CBRE bị ảnh hưởng mạnh do dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam suy giảm.
Mặt khác, một số dự án bất động sản mà CBRE đã giành được hợp đồng tư vấn, tiếp thị như khu thương mại của tổ hợp Saigon One ở TP.HCM hoặc Trung tâm Thương mại Ciputra Mall tại Hà Nội đang xây dựng dở dang thì dừng lại do chủ đầu tư thiếu vốn. Vì thế, nguồn thu dự kiến từ các dự án này cũng mất đi.
Không chỉ CBRE, nhiều công ty tư vấn bất động sản trong nước và nước ngoài khác đều cùng chung số phận. Trước đây, đa phần chủ đầu tư nhờ đến các công ty nước ngoài như CBRE, Savills, Cushman & Wakefield, Colliers International để tiếp thị và bán nhà nhằm tăng tính hấp dẫn của dự án do tâm lý sính ngoại của khách hàng Việt Nam. Nhưng kể từ khi thị trường bất động sản tuột dốc, nhiều dự án đã phải dừng bán hàng, hoặc dừng triển khai dự án, các hợp đồng tư vấn và bán hàng độc quyền dành cho các công ty tư vấn ngoại cũng trở nên ít đi.
Ông Chris Brown, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, cho biết một số mảng dịch vụ của Công ty đã bị tác động bởi sự đi xuống của thị trường và chịu ảnh hưởng nặng nhất chính là bộ phận môi giới và bán nhà ở. Bộ phận này đã phình to vào thời kỳ thị trường bùng nổ năm 2007-2008. Nhưng khi thị trường nhà ở đi xuống trong những năm tiếp theo, Cushman & Wakefield đã buộc phải cắt giảm.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Savills Việt Nam. Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, cho biết mảng môi giới bán và cho thuê đã gặp nhiều khó khăn nên Công ty đã quyết định giảm nhân sự ở những lĩnh vực này.
Nhưng dẫu sao, CBRE, Savills và Cushman & Wakefield vẫn còn hoạt động khá tích cực trong thời gian qua. Một số công ty tư vấn và môi giới nước ngoài như Knight Frank và Coldwell Banker đã hầu như không còn hoạt động nào đáng kể. Đặc biệt, cái tên Coldwell Banker gần như biến mất khỏi thị trường khi người mua nhượng quyền thương hiệu này là Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Việt đã cạn vốn triển khai hai dự án nhà ở là Tricon Towers tại Hà Nội và Bayview Tower tại Hạ Long.
Trên thực tế, Coldwell Banker chưa tiếp thị dự án nào khác ngoài hai dự án trên. Và khi cả hai dự án này nằm bất động trong suốt 2 năm qua, Coldwell Banker không còn việc để làm cũng là điều dễ hiểu.
Các công ty tư vấn ngoại cũng phải cạnh tranh với các công ty trong nước trong mảng phân phối dự án. Trong thời kỳ khủng hoảng, phần lớn các công ty môi giới và tư vấn trong nước phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng do chỉ tập trung vào mảng môi giới nhà ở. Nhưng cũng có một số công ty tranh thủ chiếm lĩnh thị trường như Đất Xanh, Cen Group hay nhóm G5 tại Hà Nội bằng cách tập trung bán nhà ở giá rẻ và trung bình, một phân khúc mà các công ty ngoại trước đây không thèm để ý tới.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng Giám đốc Cen Group, cho biết nhờ tập trung vào phân phối sản phẩm nhà ở giá rẻ và trung bình như dự án Sails Tower, Phúc Thịnh Tower tại Hà Nội, không những doanh thu của Cen Group tăng mà thị phần cũng nhanh chóng được mở rộng.
Tuy vậy, nhờ hoạt động đa dạng nên dù thu hẹp một số dịch vụ, các công ty tư vấn ngoại vẫn có thể sống dựa vào các mảng khác, thậm chí chuẩn bị sẵn sàng để mở rộng hoạt động trong thời gian tới.
Ông Brown cho biết nhân lúc giá thuê văn phòng rẻ đi rất nhiều, Cushman & Wakefield năm nay đã quyết định chuyển văn phòng tại TP.HCM về tòa nhà Vincom Center B, đồng thời tăng diện tích thuê hơn 100 m2 so với trước đây.
Trong khi thu hẹp mảng môi giới dự án nhà ở, Cushman & Wakefield lại đầu tư và mở rộng một số mảng dịch vụ khác như bộ phận môi giới cho thuê văn phòng ở TP.HCM, mảng dịch vụ bán lẻ toàn quốc và mảng tư vấn đầu tư. Công ty cũng tăng nhân sự mảng môi giới văn phòng cho thuê tại TP.HCM lên hơn 10 người. Gần đây, mảng dịch vụ này đã giành được một số hợp đồng như tư vấn cho Nestle chuyển đến thuê 3.200 m2 văn phòng tại Empress Tower, Abbott Laboratories gia hạn thuê 2.600 m2 văn phòng tại Me Linh Point hay Microsoft chuyển đến thuê 744 m2 tại President Place.
Savills thì có thêm nguồn thu nhờ mảng quản lý bất động sản và dịch vụ tư vấn đầu tư. Ông Griffiths cho biết Savills hiện đang quản lý 70 tòa nhà trên cả nước, nhờ đó có nguồn doanh thu ổn định, mặc dù tỉ suất lợi nhuận của mảng này không cao. Savills cũng mở rộng hoạt động sang thị trường khu vực Đông Dương và Myanmar.
Đặc biệt, Savills đã có bước chuyển chiến lược trong mảng tiếp thị và phân phối nhà ở. Nếu như trước đây Savills tập trung vào phân phối và tiếp thị các dự án nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp thì mới đây đã mở rộng sang phân phối các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ và trung bình. Chẳng hạn như việc Savills ký kết với Danh Khôi đồng phân phối dự án căn hộ Dream House tại quận Gò Vấp, TP.HCM.
Theo ông Griffiths, sự chuyển hướng này không đơn thuần là đối phó với thị trường khó khăn, mà là một sáng kiến Savills sẽ áp dụng cả khi thị trường tốt. “Phân khúc nhà ở giá rẻ và trung bình chiếm tới 70% thị trường sơ cấp, nên chúng tôi sẽ không bỏ qua phân khúc tiềm năng này”, ông nói.
Dịch vụ quản lý tòa nhà của CBRE cũng tăng nhanh, với diện tích quản lý hiện nay tăng gấp đôi so với năm ngoái. Ông Townsend cho biết có một số mảng dịch vụ khác như quản lý dự án cũng mở rộng hoạt động từ chỗ chỉ có 2 nhân viên lên con số 12.
Một hợp đồng lớn CBRE đang tư vấn là tìm kiếm văn phòng và quản lý dự án cho một công ty nước ngoài lớn với 2.000 nhân viên chuyển văn phòng làm việc đến khu vực Mỹ Đình, Hà Nội. Nếu như trước đây loại hợp đồng này chỉ đơn thuần là tìm kiếm văn phòng thì hiện nay CBRE thực hiện thêm nhiều dịch vụ mới như thiết kế phương án không gian làm việc, thiết kế mặt bằng, hoàn thiện trang trí và nội thất văn phòng.
Mặt khác, một số dự án bất động sản mà CBRE đã giành được hợp đồng tư vấn, tiếp thị như khu thương mại của tổ hợp Saigon One ở TP.HCM hoặc Trung tâm Thương mại Ciputra Mall tại Hà Nội đang xây dựng dở dang thì dừng lại do chủ đầu tư thiếu vốn. Vì thế, nguồn thu dự kiến từ các dự án này cũng mất đi.
Không chỉ CBRE, nhiều công ty tư vấn bất động sản trong nước và nước ngoài khác đều cùng chung số phận. Trước đây, đa phần chủ đầu tư nhờ đến các công ty nước ngoài như CBRE, Savills, Cushman & Wakefield, Colliers International để tiếp thị và bán nhà nhằm tăng tính hấp dẫn của dự án do tâm lý sính ngoại của khách hàng Việt Nam. Nhưng kể từ khi thị trường bất động sản tuột dốc, nhiều dự án đã phải dừng bán hàng, hoặc dừng triển khai dự án, các hợp đồng tư vấn và bán hàng độc quyền dành cho các công ty tư vấn ngoại cũng trở nên ít đi.
Ông Chris Brown, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, cho biết một số mảng dịch vụ của Công ty đã bị tác động bởi sự đi xuống của thị trường và chịu ảnh hưởng nặng nhất chính là bộ phận môi giới và bán nhà ở. Bộ phận này đã phình to vào thời kỳ thị trường bùng nổ năm 2007-2008. Nhưng khi thị trường nhà ở đi xuống trong những năm tiếp theo, Cushman & Wakefield đã buộc phải cắt giảm.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Savills Việt Nam. Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam, cho biết mảng môi giới bán và cho thuê đã gặp nhiều khó khăn nên Công ty đã quyết định giảm nhân sự ở những lĩnh vực này.
Nhưng dẫu sao, CBRE, Savills và Cushman & Wakefield vẫn còn hoạt động khá tích cực trong thời gian qua. Một số công ty tư vấn và môi giới nước ngoài như Knight Frank và Coldwell Banker đã hầu như không còn hoạt động nào đáng kể. Đặc biệt, cái tên Coldwell Banker gần như biến mất khỏi thị trường khi người mua nhượng quyền thương hiệu này là Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Việt đã cạn vốn triển khai hai dự án nhà ở là Tricon Towers tại Hà Nội và Bayview Tower tại Hạ Long.
Trên thực tế, Coldwell Banker chưa tiếp thị dự án nào khác ngoài hai dự án trên. Và khi cả hai dự án này nằm bất động trong suốt 2 năm qua, Coldwell Banker không còn việc để làm cũng là điều dễ hiểu.
Các công ty tư vấn ngoại cũng phải cạnh tranh với các công ty trong nước trong mảng phân phối dự án. Trong thời kỳ khủng hoảng, phần lớn các công ty môi giới và tư vấn trong nước phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng do chỉ tập trung vào mảng môi giới nhà ở. Nhưng cũng có một số công ty tranh thủ chiếm lĩnh thị trường như Đất Xanh, Cen Group hay nhóm G5 tại Hà Nội bằng cách tập trung bán nhà ở giá rẻ và trung bình, một phân khúc mà các công ty ngoại trước đây không thèm để ý tới.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng Giám đốc Cen Group, cho biết nhờ tập trung vào phân phối sản phẩm nhà ở giá rẻ và trung bình như dự án Sails Tower, Phúc Thịnh Tower tại Hà Nội, không những doanh thu của Cen Group tăng mà thị phần cũng nhanh chóng được mở rộng.
Tuy vậy, nhờ hoạt động đa dạng nên dù thu hẹp một số dịch vụ, các công ty tư vấn ngoại vẫn có thể sống dựa vào các mảng khác, thậm chí chuẩn bị sẵn sàng để mở rộng hoạt động trong thời gian tới.
Ông Brown cho biết nhân lúc giá thuê văn phòng rẻ đi rất nhiều, Cushman & Wakefield năm nay đã quyết định chuyển văn phòng tại TP.HCM về tòa nhà Vincom Center B, đồng thời tăng diện tích thuê hơn 100 m2 so với trước đây.
Trong khi thu hẹp mảng môi giới dự án nhà ở, Cushman & Wakefield lại đầu tư và mở rộng một số mảng dịch vụ khác như bộ phận môi giới cho thuê văn phòng ở TP.HCM, mảng dịch vụ bán lẻ toàn quốc và mảng tư vấn đầu tư. Công ty cũng tăng nhân sự mảng môi giới văn phòng cho thuê tại TP.HCM lên hơn 10 người. Gần đây, mảng dịch vụ này đã giành được một số hợp đồng như tư vấn cho Nestle chuyển đến thuê 3.200 m2 văn phòng tại Empress Tower, Abbott Laboratories gia hạn thuê 2.600 m2 văn phòng tại Me Linh Point hay Microsoft chuyển đến thuê 744 m2 tại President Place.
Savills thì có thêm nguồn thu nhờ mảng quản lý bất động sản và dịch vụ tư vấn đầu tư. Ông Griffiths cho biết Savills hiện đang quản lý 70 tòa nhà trên cả nước, nhờ đó có nguồn doanh thu ổn định, mặc dù tỉ suất lợi nhuận của mảng này không cao. Savills cũng mở rộng hoạt động sang thị trường khu vực Đông Dương và Myanmar.
Đặc biệt, Savills đã có bước chuyển chiến lược trong mảng tiếp thị và phân phối nhà ở. Nếu như trước đây Savills tập trung vào phân phối và tiếp thị các dự án nhà ở, bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp thì mới đây đã mở rộng sang phân phối các sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ và trung bình. Chẳng hạn như việc Savills ký kết với Danh Khôi đồng phân phối dự án căn hộ Dream House tại quận Gò Vấp, TP.HCM.
Theo ông Griffiths, sự chuyển hướng này không đơn thuần là đối phó với thị trường khó khăn, mà là một sáng kiến Savills sẽ áp dụng cả khi thị trường tốt. “Phân khúc nhà ở giá rẻ và trung bình chiếm tới 70% thị trường sơ cấp, nên chúng tôi sẽ không bỏ qua phân khúc tiềm năng này”, ông nói.
Dịch vụ quản lý tòa nhà của CBRE cũng tăng nhanh, với diện tích quản lý hiện nay tăng gấp đôi so với năm ngoái. Ông Townsend cho biết có một số mảng dịch vụ khác như quản lý dự án cũng mở rộng hoạt động từ chỗ chỉ có 2 nhân viên lên con số 12.
Một hợp đồng lớn CBRE đang tư vấn là tìm kiếm văn phòng và quản lý dự án cho một công ty nước ngoài lớn với 2.000 nhân viên chuyển văn phòng làm việc đến khu vực Mỹ Đình, Hà Nội. Nếu như trước đây loại hợp đồng này chỉ đơn thuần là tìm kiếm văn phòng thì hiện nay CBRE thực hiện thêm nhiều dịch vụ mới như thiết kế phương án không gian làm việc, thiết kế mặt bằng, hoàn thiện trang trí và nội thất văn phòng.
Theo NCĐT