Nền kinh tế có nhiều khó khăn, giao dịch thị trường bất động sản ngưng trệ. Chính phủ cùng các ngành chức năng đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khu vực này, nhưng có lẽ cần phải có một thời gian nhất định nữa thì nhiều khó khăn mới có thể được tháo gỡ.
Cần thêm chất xúc tác
Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ ban hành giữa tháng 5 đề ra một loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đối với ngành xây dựng và bất động sản, Nghị quyết này được đón nhận, được đánh giá là sáng kiến hay và có tác dụng tốt đối với không ít doanh nghiệp, song vẫn chưa hẳn đã đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của đa số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gạch ốp lát CMC, cho biết: nếu chính sách này được triển khai sớm hơn thì một phần tiền thuê đất của doanh nghiệp đã được dồn vào nâng cấp công nghệ và thay thế thiết bị phục vụ sản xuất.
Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất và hiện tại lãi suất huy động hiện chỉ còn 9%/năm, trần lãi suất cho vay là 13%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản gồm cả mua, xây và sửa chữa nhà để ở hoặc đầu tư, mua nhà để bán...
Qua khảo sát ý kiến của các nhà đầu tư bất động sản, các doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy, thực tế lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp không dễ tiếp cận những gói tín dụng ưu đãi mà các ngân hàng thương mại đang “chào mời”. Nếu là cá nhân đầu tư hoặc mua nhà để ở muốn được hưởng ưu đãi cũng phải lựa chọn những khu vực, những dự án do ngân hàng bảo trợ hoặc có hợp tác thương mại. Và lãi suất tối thiểu cũng phải trên 13%/năm và phải thương lượng trực tiếp với ngân hàng về tài sản thế chấp, thời hạn vay vốn... với nhiều thủ tục phức tạp. Còn nếu là doanh nghiệp xây dựng hoặc kinh doanh bất động sản, việc chứng minh phương án kinh doanh khả thi và cơ hội phát triển để được vay vốn là rất khó thực hiện, nhất là trong bối cảnh thị trường trầm lắng, giao dịch đóng băng chưa biết ngày nào khởi sắc. Đó là phân tích của ông Lê Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH Tú Liên.
Kết quả khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, 93% doanh nghiệp chỉ chịu được mức lãi suất dưới 10%/năm, trong khi khoảng 60% doanh nghiệp chịu được mức lãi suất từ 12 đến 13%/năm như mức ưu đãi mà nhiều ngân hàng đang "chào mời" vay vốn. Điều đó cho thấy mức lãi suất ưu đãi hiện tại dù đã giảm nhưng vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với và năng lực thực tế của số đông doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc, Công ty TNHH Bất động sản và dịch vụ địa chính Hà Nội, đó là rào cản lớn khi doanh nghiệp muốn tiếp cập vay vốn để xây nhà.
Bên cạnh đó, trong tình hình thị trường ế ẩm như hiện nay, những sản phẩm có sẵn hoặc đang xây dựng chưa tìm được đầu ra, chưa có giải pháp để kích cầu tiêu dùng thì các gói tín dụng cho vay từ phía các ngân hàng, dù có ưu đãi về lãi suất, cũng chưa đủ sức thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Đức Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Tiến Thành, nhận định: nếu không cải thiện được sức mua và cầu tiêu dùng bất động sản thì dù được giảm thuế, doanh nghiệp cũng không có lãi mà nộp, không có vốn để tiếp tục sản xuất và đầu tư. Vì thế, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ thêm nữa, không chỉ về thuế, về lãi suất ngân hàng... mà còn cần những chất xúc tác để kích cầu, để doanh nghiệp thực sự đảm bảo lợi nhuận từ giá.
Đảm bảo khả năng thu vốn cho ngân hàng
Ông Đinh Ngọc Sơn, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Lào Cai, nhận định: với chức năng thương mại, ngân hàng cũng cần chăm lo hiệu quả kinh doanh của chính mình. Doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay phải đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Giữa ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ khách hàng, đôi bên cùng có lợi và dựa vào thỏa thuận, chứ không đơn thuần như mối quan hệ Nhà nước hỗ trợ cho DN. Điều này phải thực sự được cân nhắc và kiểm soát chặt chẽ, nhất là khi tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã lên đến 10% như thông tin do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố gần đây.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, cho biết: bên cạnh sự điều chỉnh về chính sách lãi suất, đáng ghi nhận nhất là quyết định nới lỏng tín dụng cho thị trường bất động sản và từng bước đưa lĩnh vực này ra khỏi danh mục phi sản xuất, cần kiểm soát và hạn chế cho vay. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn tìm cách tăng trưởng tín dụng thông qua các gói cho vay ưu đãi với nhiều mục đích, tới nhiều đối tượng, nhưng không có nghĩa sẽ "nới rộng" giới hạn và vẫn phải đảm bảo dư nợ tín dụng không vượt quá 16%/năm của toàn hệ thống ngân hàng.
Điều quan trọng là vẫn phải "chờ" độ trễ nhất định để chính sách hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hiệu ứng từ các gói tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại và sự hỗ trợ bằng cách giãn, giảm nộp thuế của Chính phủ... mang lại tác động tích cực cho các doanh nghiệp. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, "có lẽ tối thiểu cũng phải 3 tháng nữa mới có được kết quả mong đợi".
Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ ban hành giữa tháng 5 đề ra một loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Đối với ngành xây dựng và bất động sản, Nghị quyết này được đón nhận, được đánh giá là sáng kiến hay và có tác dụng tốt đối với không ít doanh nghiệp, song vẫn chưa hẳn đã đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của đa số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gạch ốp lát CMC, cho biết: nếu chính sách này được triển khai sớm hơn thì một phần tiền thuê đất của doanh nghiệp đã được dồn vào nâng cấp công nghệ và thay thế thiết bị phục vụ sản xuất.
Kể từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất và hiện tại lãi suất huy động hiện chỉ còn 9%/năm, trần lãi suất cho vay là 13%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản gồm cả mua, xây và sửa chữa nhà để ở hoặc đầu tư, mua nhà để bán...
Qua khảo sát ý kiến của các nhà đầu tư bất động sản, các doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy, thực tế lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp không dễ tiếp cận những gói tín dụng ưu đãi mà các ngân hàng thương mại đang “chào mời”. Nếu là cá nhân đầu tư hoặc mua nhà để ở muốn được hưởng ưu đãi cũng phải lựa chọn những khu vực, những dự án do ngân hàng bảo trợ hoặc có hợp tác thương mại. Và lãi suất tối thiểu cũng phải trên 13%/năm và phải thương lượng trực tiếp với ngân hàng về tài sản thế chấp, thời hạn vay vốn... với nhiều thủ tục phức tạp. Còn nếu là doanh nghiệp xây dựng hoặc kinh doanh bất động sản, việc chứng minh phương án kinh doanh khả thi và cơ hội phát triển để được vay vốn là rất khó thực hiện, nhất là trong bối cảnh thị trường trầm lắng, giao dịch đóng băng chưa biết ngày nào khởi sắc. Đó là phân tích của ông Lê Văn Tú, Giám đốc Công ty TNHH Tú Liên.
Kết quả khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, 93% doanh nghiệp chỉ chịu được mức lãi suất dưới 10%/năm, trong khi khoảng 60% doanh nghiệp chịu được mức lãi suất từ 12 đến 13%/năm như mức ưu đãi mà nhiều ngân hàng đang "chào mời" vay vốn. Điều đó cho thấy mức lãi suất ưu đãi hiện tại dù đã giảm nhưng vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với và năng lực thực tế của số đông doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Giám đốc, Công ty TNHH Bất động sản và dịch vụ địa chính Hà Nội, đó là rào cản lớn khi doanh nghiệp muốn tiếp cập vay vốn để xây nhà.
Bên cạnh đó, trong tình hình thị trường ế ẩm như hiện nay, những sản phẩm có sẵn hoặc đang xây dựng chưa tìm được đầu ra, chưa có giải pháp để kích cầu tiêu dùng thì các gói tín dụng cho vay từ phía các ngân hàng, dù có ưu đãi về lãi suất, cũng chưa đủ sức thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp. Đồng tình với quan điểm này, ông Bùi Đức Toàn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Tiến Thành, nhận định: nếu không cải thiện được sức mua và cầu tiêu dùng bất động sản thì dù được giảm thuế, doanh nghiệp cũng không có lãi mà nộp, không có vốn để tiếp tục sản xuất và đầu tư. Vì thế, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ thêm nữa, không chỉ về thuế, về lãi suất ngân hàng... mà còn cần những chất xúc tác để kích cầu, để doanh nghiệp thực sự đảm bảo lợi nhuận từ giá.
Đảm bảo khả năng thu vốn cho ngân hàng
Ông Đinh Ngọc Sơn, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Lào Cai, nhận định: với chức năng thương mại, ngân hàng cũng cần chăm lo hiệu quả kinh doanh của chính mình. Doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay phải đảm bảo chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho ngân hàng. Giữa ngân hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ khách hàng, đôi bên cùng có lợi và dựa vào thỏa thuận, chứ không đơn thuần như mối quan hệ Nhà nước hỗ trợ cho DN. Điều này phải thực sự được cân nhắc và kiểm soát chặt chẽ, nhất là khi tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã lên đến 10% như thông tin do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình công bố gần đây.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, cho biết: bên cạnh sự điều chỉnh về chính sách lãi suất, đáng ghi nhận nhất là quyết định nới lỏng tín dụng cho thị trường bất động sản và từng bước đưa lĩnh vực này ra khỏi danh mục phi sản xuất, cần kiểm soát và hạn chế cho vay. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn tìm cách tăng trưởng tín dụng thông qua các gói cho vay ưu đãi với nhiều mục đích, tới nhiều đối tượng, nhưng không có nghĩa sẽ "nới rộng" giới hạn và vẫn phải đảm bảo dư nợ tín dụng không vượt quá 16%/năm của toàn hệ thống ngân hàng.
Điều quan trọng là vẫn phải "chờ" độ trễ nhất định để chính sách hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hiệu ứng từ các gói tín dụng ưu đãi của các ngân hàng thương mại và sự hỗ trợ bằng cách giãn, giảm nộp thuế của Chính phủ... mang lại tác động tích cực cho các doanh nghiệp. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, "có lẽ tối thiểu cũng phải 3 tháng nữa mới có được kết quả mong đợi".
Theo Tầm nhìn