Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đang lộ rõ những bất cập lớn khi đã qua 5 tháng triển khai, giá trị giải ngân chỉ đạt vỏn vẹn 270 tỷ đồng, chưa tới 1%, con số quá nhỏ so với kỳ vọng to lớn ban đầu của người dân và doanh nghiệp.
Và nếu xét rộng ra, theo tính toán của ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV, 30.000 tỷ đồng cũng chỉ hỗ trợ được cho khoảng 5% người có nhu cầu, nên số tiền các ngân hàng được chỉ định đã giải ngân thực sự quá mức khiêm tốn. Thậm chí, một số chuyên gia BĐS đã tỏ vẻ bi quan trước kỳ vọng trở thành “đòn bẩy”, giúp thị trường lấy lại sức sống, giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn đối với nhà ở của gói hỗ trợ đầy tính nhân văn này.
Trên thực tế, người dân, doanh nghiệp không dễ tiếp cận được với nguồn tiền của các ngân hàng. Đối với người dân, ngoài yếu tố khó khăn trong việc chứng minh khả năng trả nợ, điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đòi hỏi rất khắt khe dù đối tượng thụ hưởng lại thuộc phân khúc thu nhập thấp, không có tài sản để thế chấp cũng trở thành một cản trở lớn trong việc vay tiền.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, toàn thành phố Hà Nội cần khoảng 80.000 căn hộ nhà ở xã hội, trong khi đó Hà Nội mới được phê duyệt xây dựng 13.000 căn.
Hầu hết số căn hộ đều đang trong quá trình hoàn tất thủ tục hoặc mới bắt đầu động thổ, khởi công. Trong khi đó, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai là căn nhà hình thành từ vốn vay không được chấp thuận đã trở thành rào cản khiến những người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội “bó tay”, không thể vay vốn.
Tình trạng tương tự cũng có thể thấy ở các dự án nhà ở thương mại có giá thành dưới 15 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2 khi phải đến năm 2014 các dự án này mới có thể hoàn thành và ngoài ngôi nhà đang vay để mua cùng quỹ lương, người dân gần như không có thêm tài sản thế chấp.
Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp đã bỏ cuộc sớm bởi thủ tục quá khắt khe như yêu cầu doanh nghiệp phải có quỹ đất sạch để triển khai dự án nhà ở xã hội, đảm bảo được tiến độ dự án đồng thời hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp trước khi ngân hàng giải ngân phải được gửi lên Bộ Xây dựng xét duyệt…
Điều đáng nói, dù đã rất nhiều lần bàn thảo và cố gắng khắc phục những khuyết điểm, tốc độ giải ngân của gói 30.000 tỷ đồng vẫn cực kỳ ì ạch, dù trong những tháng gần đây tỷ lệ người dân được vay vốn đã tăng khá nhiều so với trước.
Theo các chuyên gia, để việc này được hanh thông, nhất thiết phải đi bằng cả “2 chân”: một từ phía nguồn vốn và một từ đơn vị xây dựng dự án nhà phù hợp. Tuy nhiên, cho đến nay cả “2 chân” này đều đang bị cột chặt bởi những hạn chế của cả 2 bên. Ngân hàng cho rằng nguồn cung căn hộ cực kỳ hạn chế một phần do thủ tục xét duyệt, thủ tục chuyển đổi liên quan đến các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội còn cực kỳ chậm.
Trong khi đó, theo ý kiến của Bộ Xây dựng, chứng minh tài sản thế chấp, khả năng trả nợ đã trở thành một rào cản khiến người dân, doanh nghiệp không thể bước qua và đa phần các khách hàng đều “thua” ở bước cuối cùng này. Và nếu không có vốn, doanh nghiệp cũng không thể đẩy nhanh tiến độ dự án. Chính sự khúc mắc thành vòng luẩn quẩn không tìm được tiếng nói chung này đã khiến việc vay vốn ưu đãi trở nên vô vọng đối với không ít người đang có nhu cầu mua nhà ở lẫn những doanh nghiệp triển khai dự án.
Theo các chuyên gia BĐS, việc triển khai theo cả 2 hướng là vô cùng cần thiết, tuy nhiên trong bối cảnh các dự án nhà ở cần phải có thời gian để xây dựng, việc ngân hàng “thả lỏng” hơn trong xét duyệt sẽ trở thành yếu tố tiên quyết để thúc đẩy tiến độ gói giải ngân. Bởi nếu vẫn tiếp tục ì trệ như hiện tại, chắc chắn gói hỗ trợ này không thể tránh khỏi thất bại, khi nhiều khách hàng đã thực sự “thấm mệt” với những ưu đãi kiểu này.
Trên thực tế, người dân, doanh nghiệp không dễ tiếp cận được với nguồn tiền của các ngân hàng. Đối với người dân, ngoài yếu tố khó khăn trong việc chứng minh khả năng trả nợ, điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng đòi hỏi rất khắt khe dù đối tượng thụ hưởng lại thuộc phân khúc thu nhập thấp, không có tài sản để thế chấp cũng trở thành một cản trở lớn trong việc vay tiền.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, toàn thành phố Hà Nội cần khoảng 80.000 căn hộ nhà ở xã hội, trong khi đó Hà Nội mới được phê duyệt xây dựng 13.000 căn.
Toàn thành phố Hà Nội cần khoảng 80.000 căn hộ nhà ở xã hội.
Hầu hết số căn hộ đều đang trong quá trình hoàn tất thủ tục hoặc mới bắt đầu động thổ, khởi công. Trong khi đó, hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai là căn nhà hình thành từ vốn vay không được chấp thuận đã trở thành rào cản khiến những người đủ điều kiện mua nhà ở xã hội “bó tay”, không thể vay vốn.
Tình trạng tương tự cũng có thể thấy ở các dự án nhà ở thương mại có giá thành dưới 15 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2 khi phải đến năm 2014 các dự án này mới có thể hoàn thành và ngoài ngôi nhà đang vay để mua cùng quỹ lương, người dân gần như không có thêm tài sản thế chấp.
Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp đã bỏ cuộc sớm bởi thủ tục quá khắt khe như yêu cầu doanh nghiệp phải có quỹ đất sạch để triển khai dự án nhà ở xã hội, đảm bảo được tiến độ dự án đồng thời hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp trước khi ngân hàng giải ngân phải được gửi lên Bộ Xây dựng xét duyệt…
Điều đáng nói, dù đã rất nhiều lần bàn thảo và cố gắng khắc phục những khuyết điểm, tốc độ giải ngân của gói 30.000 tỷ đồng vẫn cực kỳ ì ạch, dù trong những tháng gần đây tỷ lệ người dân được vay vốn đã tăng khá nhiều so với trước.
Theo các chuyên gia, để việc này được hanh thông, nhất thiết phải đi bằng cả “2 chân”: một từ phía nguồn vốn và một từ đơn vị xây dựng dự án nhà phù hợp. Tuy nhiên, cho đến nay cả “2 chân” này đều đang bị cột chặt bởi những hạn chế của cả 2 bên. Ngân hàng cho rằng nguồn cung căn hộ cực kỳ hạn chế một phần do thủ tục xét duyệt, thủ tục chuyển đổi liên quan đến các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội còn cực kỳ chậm.
Trong khi đó, theo ý kiến của Bộ Xây dựng, chứng minh tài sản thế chấp, khả năng trả nợ đã trở thành một rào cản khiến người dân, doanh nghiệp không thể bước qua và đa phần các khách hàng đều “thua” ở bước cuối cùng này. Và nếu không có vốn, doanh nghiệp cũng không thể đẩy nhanh tiến độ dự án. Chính sự khúc mắc thành vòng luẩn quẩn không tìm được tiếng nói chung này đã khiến việc vay vốn ưu đãi trở nên vô vọng đối với không ít người đang có nhu cầu mua nhà ở lẫn những doanh nghiệp triển khai dự án.
Theo các chuyên gia BĐS, việc triển khai theo cả 2 hướng là vô cùng cần thiết, tuy nhiên trong bối cảnh các dự án nhà ở cần phải có thời gian để xây dựng, việc ngân hàng “thả lỏng” hơn trong xét duyệt sẽ trở thành yếu tố tiên quyết để thúc đẩy tiến độ gói giải ngân. Bởi nếu vẫn tiếp tục ì trệ như hiện tại, chắc chắn gói hỗ trợ này không thể tránh khỏi thất bại, khi nhiều khách hàng đã thực sự “thấm mệt” với những ưu đãi kiểu này.
Theo ĐTTC