• Mặt bằng bán lẻ TPHCM giảm giá hút khách

    Theo các chuyên gia, mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM đang đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh để thu hút khách. Vì vậy, một số chủ đầu tư đã quyết định đưa ra mức giá thuê thấp hơn khách thuê.
    Xu hướng đóng cửa gia tăng

    Theo khảo sát của các công ty nghiên cứu bất động sản, thị trường mặt bằng bán lẻ tại TPHCM vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng của thị trường bất động sản, trong đó xu hướng đóng cửa có dấu hiệu gia tăng.

    Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường TP.HCM của Công ty nghiên cứu và tư vấn bất động sản Savills Việt Nam, trong quý 3/2012, tổng nguồn cung thị trường bán lẻ Tp.HCM vào khoảng 678.000 m2, giảm nhẹ 0,7% so với quý trước. Khoảng 12.000 m2 diện tích bán lẻ đã đóng cửa trong khi 8.000 m2 gia nhập thị trường trong quý này. Khu vực nội thành có nguồn cung bán lẻ lớn nhất, tiếp theo là khu vực ngoại thành và khu vực trung tâm.

    Khảo sát của CBRE Việt Nam cũng cho thấy, xu hướng đóng cửa các trung tâm thương mại, mặt bằng bán lẻ nhiều hơn mở mới vẫn tiếp diễn trong quý vừa qua. Cụ thể, trong số 168 cửa hàng, trung tâm mở mới, đóng cửa hay đang hoàn thiện, thì số lượng đóng cửa chiếm đến 48%, trong khi số lượng mở mới chỉ có 39%.

    Cũng theo CBRE, với những dự án mới đi vào hoạt động, đặc biệt là những dự án nằm ngoài khu vực trung tâm sẽ phải đối mặt với khó khăn trong 2 - 3 năm đầu hoạt động do áp lực cạnh tranh gay gắt cũng như xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng dự đoán vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới.

    Mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM đang đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh để thu hút khách.

    Giảm giá để hút khách

    Cùng với xu hướng đóng cửa có dấu hiệu gia tăng, áp lực nguồn cung mặt bằng bán lẻ liên tục tăng là những gánh nặng và rào cản đè nên phân khúc này. Đây cũng là lý do chính khiến các chủ đầu tư mặt bằng bán lẻ phải giảm giá để thu hút khách thuê.

    Theo Ông Trương An Dương, Trưởng Bộ phận Nghiên Cứu TP.HCM, công ty Savills Việt Nam: Hiện nay, mặt bằng bán lẻ có giá thuê giảm sút và công suất cho thuê cũng giảm và đặc biệt là các quận ngoài trung tâm, các quận ngoài nội thành.

    Trong quý 3/2012, giá thuê và công suất thuê trung bình trên thị trường bán lẻ TPHCM đều giảm nhẹ so với quý trước. Sức mua không tăng nhiều so với Q2/2012. Loại trừ yếu tố lạm phát, doanh thu bán lẻ của TP.HCM tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này thấp hơn chút ít so với cùng kỳ năm trước (7,9%). Mức tăng trưởng thực tế thấp của doanh thu bán lẻ cho thấy sức mua vẫn ở mức thấp và vẫn đang trong tình trạng khó khăn.

    Tuy nhiên, một điểm sáng trong bức tranh u ám của thị trường bán lẻ TPHCM, đó là với việc lãi suất và tỷ lệ lạm phát đang dần đi xuống, cùng các gói hỗ trợ của các ngân hàng tung ra trong thời gian gần đây, các chủ đầu tư kỳ vọng, việc kinh doanh của các DN bán lẻ sẽ được vực dậy.

    Ông Đoàn Chí Thanh - TGĐ Công ty TNHH Địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn cho biết: Trong những khó khăn của thị trường bất động sản nói chung và mặt bằng bán lẻ nói riêng, các chủ đầu tư vẫn tìm mọi cách để đầu ra đảm bảo dù bán với giá thấp hơn.

    Theo ông Thanh, đa số các phân khúc trung tâm thương mại chủ yếu cho thuê là chính. Vì vậy, trong thời điểm khó khăn hạ giá cho thuê một phần rồi cam kết với người thuê thì sản phẩm vẫn có đầu ra. Hiện nay ,một số đơn vị xây dựng chung cư vẫn triển khai các trung tâm thương mại với điều kiện ở chung cư đó có vị trí tốt.

    Khó khăn là vậy nhưng trên thực tế, các trung tâm thương mại có hướng đi phù hợp vẫn phát triển tốt. Diamond Plaza là trung tâm thương mại có tỷ lệ lấp đầy luôn trên 90%. Mới đây, cùng lúc với việc cải tạo khu bán lẻ thường niên, trung tâm này còn mở rộng khu vực tầng 5 trước kia sử dụng làm văn phòng trở thành khu bán lẻ. Vì vậy, có thể thấy sự kỳ vọng của các chủ đầu tư về sự phát triển của phân khúc mặt bằng bán lẻ trong thời gian tới là hoàn toàn có cơ sở.
    Theo Khám phá
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê