Nằm bên đường 21B, ngay tại điểm giáp ranh giữa xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai) và phường Phú Lãm (quận Hà Đông) có một ngôi nhà "mọc" trên đất của mương tiêu và đất hành lang an toàn giao thông, nhưng không bị xử lý, khiến người dân bức xúc…
Theo quan sát của chúng tôi, tường ngôi nhà chưa trát, để lộ những hàng gạch xây thô, mái đã lợp tôn và cửa lúc nào cũng khóa, khoảnh sân nhỏ phía trước nhà vẫn là bãi cát lầy… Bên cạnh ngôi nhà là con mương tiêu dẫn nước về kênh Cầu Khâu, chảy đến Trạm bơm Khê Tang, xã Cự Khê, (huyệnThanh Oai) đổ ra sông Nhuệ. Hiện khu vực này đang thực hiện một số dự án nên mương tiêu không còn nhiều tác dụng như trước đây.
Về sự tồn tại của ngôi nhà, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Bích Hòa giải thích: UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, đồng thời yêu cầu người vi phạm tự phá dỡ vì công trình chưa được cấp phép. Điều lạ là, chính ông Hòa cũng không xác định rõ ngôi nhà này được xây trên phần đất nào và có thể ngôi nhà đó được xây dựng trên phần đất của mương tiêu và nằm trong diện tích lưu không đường 21B hoặc trên đất nông nghiệp do Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tây (trụ sở tại phường Phú Lãm, quận Hà Đông) quản lý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thạch Cương, Bí thư chi bộ Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tây khẳng định: Năm 1992, UBND xã Bích Hòa chuyển nhượng cho một số người là cán bộ, công nhân viên của công ty rẻo đất "bám" với đường 21B với chiều dài 150m, chiều sâu 12m. Thực chất, đó là hành lang an toàn giao thông đường 21B, nhưng vẫn được địa phương bán và chia thành 44 lô, trong đó lô ít tiền nhất có giá 4,5 triệu đồng. Việc nhận chuyển nhượng do tổ chức công đoàn công ty làm đại diện giao dịch với UBND xã, khi thu tiền UBND xã Bích Hòa đều viết phiếu thu. Sau khi nhận mặt bằng, công ty tiến hành san lấp nhưng đã bị cơ quan chức năng đình chỉ vì vi phạm hành lang an toàn giao thông và công trình thủy lợi... Gần đây, một số hộ dân tự ý xây nhà trên phần đất này cũng đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế phá dỡ. Ngôi nhà nằm trên phần diện tích nêu trên chính là phần đất mà UBND xã Bích Hòa đã "bán" cho người dân từ năm 1992, không thuộc đất do công ty quản lý.
Rõ ràng, những giao dịch về đất đai không bảo đảm đầy đủ tính pháp lý này đã đẩy người dân rơi vào hoàn cảnh "tiền mất, tật mang", có người nguy cơ trở thành "tay trắng"... Và nếu những vi phạm tại đây không được các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết triệt để sẽ càng gây mất niềm tin đối với người dân... Đề nghị UBND huyện Thanh Oai nhanh chóng chỉ đạo, sớm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, để xử lý nghiêm theo các quy định pháp luật hiện hành.
Ngôi nhà này “mọc” lên ngay bên hành lang ATGT.
Về sự tồn tại của ngôi nhà, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Bích Hòa giải thích: UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, đồng thời yêu cầu người vi phạm tự phá dỡ vì công trình chưa được cấp phép. Điều lạ là, chính ông Hòa cũng không xác định rõ ngôi nhà này được xây trên phần đất nào và có thể ngôi nhà đó được xây dựng trên phần đất của mương tiêu và nằm trong diện tích lưu không đường 21B hoặc trên đất nông nghiệp do Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tây (trụ sở tại phường Phú Lãm, quận Hà Đông) quản lý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thạch Cương, Bí thư chi bộ Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tây khẳng định: Năm 1992, UBND xã Bích Hòa chuyển nhượng cho một số người là cán bộ, công nhân viên của công ty rẻo đất "bám" với đường 21B với chiều dài 150m, chiều sâu 12m. Thực chất, đó là hành lang an toàn giao thông đường 21B, nhưng vẫn được địa phương bán và chia thành 44 lô, trong đó lô ít tiền nhất có giá 4,5 triệu đồng. Việc nhận chuyển nhượng do tổ chức công đoàn công ty làm đại diện giao dịch với UBND xã, khi thu tiền UBND xã Bích Hòa đều viết phiếu thu. Sau khi nhận mặt bằng, công ty tiến hành san lấp nhưng đã bị cơ quan chức năng đình chỉ vì vi phạm hành lang an toàn giao thông và công trình thủy lợi... Gần đây, một số hộ dân tự ý xây nhà trên phần đất này cũng đã bị chính quyền địa phương cưỡng chế phá dỡ. Ngôi nhà nằm trên phần diện tích nêu trên chính là phần đất mà UBND xã Bích Hòa đã "bán" cho người dân từ năm 1992, không thuộc đất do công ty quản lý.
Rõ ràng, những giao dịch về đất đai không bảo đảm đầy đủ tính pháp lý này đã đẩy người dân rơi vào hoàn cảnh "tiền mất, tật mang", có người nguy cơ trở thành "tay trắng"... Và nếu những vi phạm tại đây không được các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết triệt để sẽ càng gây mất niềm tin đối với người dân... Đề nghị UBND huyện Thanh Oai nhanh chóng chỉ đạo, sớm làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, để xử lý nghiêm theo các quy định pháp luật hiện hành.
Theo HNM