Từ Liêm lên quận, chia tách sẽ kéo theo nhiều thay đổi về cơ chế, thủ tục khiến nhiều người “đứng ngồi không yên”.
Điêu đứng đất chưa có sổ đỏ
Còn nhớ, cách đây vài năm khi thông tin về việc Từ Liêm lên quận bắt đầu rò rỉ, nhiều nhà đầu tư đã “đón lõng” đi gom hàng. Thông tin lên quận cùng với sự phát triển nóng của thị trường thời kỳ đó khiến cho thị trường nhà đất tại đây cũng nóng lên từng ngày. Đất xen kẹt trong khu vực được giới đầu tư săn lùng ráo riết. Đây là những mảnh đất vườn ao, nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư có diện tích từ 30 – 40m2 phần lớn chưa được công nhận là thổ cư, chưa có sổ đỏ nên có mức giá thấp hơn nhiều so với loại có sổ đỏ. Khi bất động sản còn tăng nóng, những mảnh đất xen kẹt như thế này cũng có mức giá hàng chục triệu đồng một m2, tùy từng địa điểm.
Cách đây vài năm, nhăm nhe thông tin Từ Liêm lên quận nhiều nhà đầu tư "đón lõng" thị trường thì nay phải "đứng ngồi không yên"
Đến thời điểm này theo đà rớt giá của thị trường, đất xen kẹt cũng xuống giá mạnh nhưng việc đẩy hàng vẫn rất trầy trật. Thông tin chính thức Từ Liêm được chia tách thành 2 quận khiến nhiều nhà đầu tư “đứng ngồi không yên”.
Đang trong tình trạng mắc kẹt vì đất xen kẹt anh Hùng (Cầu Giấy) cho biết, năm 2010 anh mua một mảnh đất ở Đông Ngạc với giá 15 triệu đồng/m2. Đất không có sổ đỏ nhưng “cò” hứa sẽ giúp làm sổ đỏ nên anh quyết mua tính sau khi làm được sổ đỏ có thể bán đi để mua chung cư nhưng từ đó đến nay giấy tờ thủ tục lằng nhằng mảnh đất vẫn chưa được hợp thức hóa. Đầu năm 2013, anh giao bán với giá 10 triệu đồng/m2 vẫn không có khách hỏi mua.
“Bây giờ Từ Liêm có thông báo chính thức lên quận sẽ có nhiều thay đổi về cơ chế thủ tục việc xin cấp giấy tờ sổ đỏ sẽ lại càng khó khăn hơn có bán cũng chẳng có người mua. Giờ cũng chỉ biết ôm đất để đấy mà đợi chứ không biết làm thế nào” – anh Hùng lo lắng.
Cách đây vài năm, nhăm nhe thông tin Từ Liêm lên quận ,chị Thu (Định Công) quyết định đầu tư 2 lô đất ở Thụy Phương vì nghĩ chỉ vài năm nữa khi quận mới hình thành giá đất sẽ lên theo nhưng thị trường chỉ theo đà giảm chứ không thấy tăng.
Cũng như anh Hùng, từ khi thông tin Từ Liêm lên huyện được thông báo chính thức, chị đi hỏi các cửa quen biết về việc làm sổ đỏ cho mảnh đất của mình mới thấy trước làm đã khó giờ chắc còn chặt và khó hơn. Chị chỉ biết lắc đầu.
Anh Minh Tuấn sống tại Từ Liêm cũng đang rao bán mảnh đất 40m2 tại Tân Mỹ, Mỹ Đình đã có giấy xác nhận của UBND xã với giá chỉ 15 triệu đồng/m2 nhưng cũng rất khó bán. Theo anh Tuấn có người hỏi mua nhưng chỉ có xác nhận của xã mà chưa có sổ đỏ nên họ lại thôi. Bây giờ Từ Liêm lên quận nhiều người lại lo lắng con dấu, thủ tục sẽ có điều chỉnh thay đổi, họ sợ xác nhận của UBND xã trước đây cũng sẽ gặp khó khăn.
Thấp thỏm ngày lên quận
Những ngày này thông tin Từ Liêm được tách thành 2 quận đều râm ran khắp các xã, thôn. Chị Ngô Thị Mạnh (Tây Tựu) cho biết: Từ Liêm lên quân chúng tôi mừng nhưng cũng còn thấy lo. Chúng tôi ở đây vẫn còn làm nông nghiệp chỉ thấp thỏm khi lên quận rồi giá cả dịch vụ có tăng lên không?
Theo đề án tách quận do huyện Từ Liêm xây dựng, đường quốc lộ 32 sẽ là ranh giới chia Từ Liêm ra làm 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Quận Bắc Từ Liêm là phần đất ở phía bắc huyện, bao gồm diện tích của 9 xã: Thượng Cát, Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Phú Diễn, Minh Khai, Cổ Nhuế và phần đất thị trấn Cầu Diễn phía Tây sông Nhuệ.
Quận Nam Từ Liêm sẽ bao gồm toàn bộ phía nam huyện Từ Liêm với các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, phần lớn diện tích xã Xuân Phương, một phần thị trấn Cầu Diễn.
Nhiều người cho rằng sau khi tách quận, Nam Từ Liêm sẽ là khu vực phát triển hơn hẳn bởi hầu hết các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn đều tập trung tại đây, trong khi đó Bắc Từ Liêm kém phát triển hơn, vì không có cơ sở hạ tầng, không có nguồn thu để bù đắp, người dân vẫn sống dựa vào nông nghiệp.
Thực tế, hiện nay tại Từ Liêm, giá đất cũng có sự chệnh lệch rõ rệt giữa Nam – Bắc Từ Liêm. Nơi có giá đất cao nhất thuộc các xác Mỹ Đình, Mễ Trì đều thuộc địa phận của Nam Từ Liêm (sau khi chia quận).
Còn nhớ, cách đây vài năm khi thông tin về việc Từ Liêm lên quận bắt đầu rò rỉ, nhiều nhà đầu tư đã “đón lõng” đi gom hàng. Thông tin lên quận cùng với sự phát triển nóng của thị trường thời kỳ đó khiến cho thị trường nhà đất tại đây cũng nóng lên từng ngày. Đất xen kẹt trong khu vực được giới đầu tư săn lùng ráo riết. Đây là những mảnh đất vườn ao, nông nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư có diện tích từ 30 – 40m2 phần lớn chưa được công nhận là thổ cư, chưa có sổ đỏ nên có mức giá thấp hơn nhiều so với loại có sổ đỏ. Khi bất động sản còn tăng nóng, những mảnh đất xen kẹt như thế này cũng có mức giá hàng chục triệu đồng một m2, tùy từng địa điểm.
Cách đây vài năm, nhăm nhe thông tin Từ Liêm lên quận nhiều nhà đầu tư "đón lõng" thị trường thì nay phải "đứng ngồi không yên"
Đến thời điểm này theo đà rớt giá của thị trường, đất xen kẹt cũng xuống giá mạnh nhưng việc đẩy hàng vẫn rất trầy trật. Thông tin chính thức Từ Liêm được chia tách thành 2 quận khiến nhiều nhà đầu tư “đứng ngồi không yên”.
Đang trong tình trạng mắc kẹt vì đất xen kẹt anh Hùng (Cầu Giấy) cho biết, năm 2010 anh mua một mảnh đất ở Đông Ngạc với giá 15 triệu đồng/m2. Đất không có sổ đỏ nhưng “cò” hứa sẽ giúp làm sổ đỏ nên anh quyết mua tính sau khi làm được sổ đỏ có thể bán đi để mua chung cư nhưng từ đó đến nay giấy tờ thủ tục lằng nhằng mảnh đất vẫn chưa được hợp thức hóa. Đầu năm 2013, anh giao bán với giá 10 triệu đồng/m2 vẫn không có khách hỏi mua.
“Bây giờ Từ Liêm có thông báo chính thức lên quận sẽ có nhiều thay đổi về cơ chế thủ tục việc xin cấp giấy tờ sổ đỏ sẽ lại càng khó khăn hơn có bán cũng chẳng có người mua. Giờ cũng chỉ biết ôm đất để đấy mà đợi chứ không biết làm thế nào” – anh Hùng lo lắng.
Cách đây vài năm, nhăm nhe thông tin Từ Liêm lên quận ,chị Thu (Định Công) quyết định đầu tư 2 lô đất ở Thụy Phương vì nghĩ chỉ vài năm nữa khi quận mới hình thành giá đất sẽ lên theo nhưng thị trường chỉ theo đà giảm chứ không thấy tăng.
Cũng như anh Hùng, từ khi thông tin Từ Liêm lên huyện được thông báo chính thức, chị đi hỏi các cửa quen biết về việc làm sổ đỏ cho mảnh đất của mình mới thấy trước làm đã khó giờ chắc còn chặt và khó hơn. Chị chỉ biết lắc đầu.
Anh Minh Tuấn sống tại Từ Liêm cũng đang rao bán mảnh đất 40m2 tại Tân Mỹ, Mỹ Đình đã có giấy xác nhận của UBND xã với giá chỉ 15 triệu đồng/m2 nhưng cũng rất khó bán. Theo anh Tuấn có người hỏi mua nhưng chỉ có xác nhận của xã mà chưa có sổ đỏ nên họ lại thôi. Bây giờ Từ Liêm lên quận nhiều người lại lo lắng con dấu, thủ tục sẽ có điều chỉnh thay đổi, họ sợ xác nhận của UBND xã trước đây cũng sẽ gặp khó khăn.
Thấp thỏm ngày lên quận
Những ngày này thông tin Từ Liêm được tách thành 2 quận đều râm ran khắp các xã, thôn. Chị Ngô Thị Mạnh (Tây Tựu) cho biết: Từ Liêm lên quân chúng tôi mừng nhưng cũng còn thấy lo. Chúng tôi ở đây vẫn còn làm nông nghiệp chỉ thấp thỏm khi lên quận rồi giá cả dịch vụ có tăng lên không?
Ngày Từ Liêm lên quận vẫn có nhiều điều thấp thỏm
Theo đề án tách quận do huyện Từ Liêm xây dựng, đường quốc lộ 32 sẽ là ranh giới chia Từ Liêm ra làm 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Quận Bắc Từ Liêm là phần đất ở phía bắc huyện, bao gồm diện tích của 9 xã: Thượng Cát, Tây Tựu, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Phú Diễn, Minh Khai, Cổ Nhuế và phần đất thị trấn Cầu Diễn phía Tây sông Nhuệ.
Quận Nam Từ Liêm sẽ bao gồm toàn bộ phía nam huyện Từ Liêm với các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ, phần lớn diện tích xã Xuân Phương, một phần thị trấn Cầu Diễn.
Nhiều người cho rằng sau khi tách quận, Nam Từ Liêm sẽ là khu vực phát triển hơn hẳn bởi hầu hết các dự án lớn, các doanh nghiệp lớn đều tập trung tại đây, trong khi đó Bắc Từ Liêm kém phát triển hơn, vì không có cơ sở hạ tầng, không có nguồn thu để bù đắp, người dân vẫn sống dựa vào nông nghiệp.
Thực tế, hiện nay tại Từ Liêm, giá đất cũng có sự chệnh lệch rõ rệt giữa Nam – Bắc Từ Liêm. Nơi có giá đất cao nhất thuộc các xác Mỹ Đình, Mễ Trì đều thuộc địa phận của Nam Từ Liêm (sau khi chia quận).
Theo VLand