Tổng kết thị trường tháng 11, các doanh nghiệp bất động sản đã có cái nhìn lạc quan hơn trong phân khúc căn hộ cao cấp khi khác với xu hướng giảm giá sơ cấp, giá thứ cấp lần đầu tiên có dấu hiệu bình ổn trở lại kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2011.
Thêm vào đó, số lượng giao dịch cũng cải thiện đáng kể so với quý II, đến từ cả hai phân khúc - phân khúc dưới của thị trường với mức giá 15 triệu đồng/m2 và phân khúc trên ở mức 40 triệu đồng/m2.
Đặc biệt là những tín hiệu tích cực ở phân khúc nhà ở thương mại giá cao. Trong suốt nhiều quý, căn hộ ở phân khúc này được cho là không thể bán được. Nhiều chủ đầu tư đã phải chấp nhận thất bại hoặc dừng dự án vì sa lầy ở phân khúc nhà ở thương mại. Nhưng diễn biến gần đây của thị trường đã cho thấy những tín hiệu tích cực hơn khi doanh số bán hàng của phân khúc cao cấp có nhiều tín hiệu khả quan. Tại Hà Nội, khu căn hộ Indochina Plaza Hanoi (IPH) vẫn ghi nhận doanh số bán hàng hết sức ấn tượng. Trong 9 tháng đầu năm nay, IPH đã bán được 70 căn hộ với giá bán không hề rẻ từ 6,7 tỷ đồng/căn và trở thành dự án hút khách nhất trong phân khúc cao cấp ở Thủ đô. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ trọng căn hộ bán được tại Dự án IPH đạt trên 85% trong tổng số 386 căn.
Điển hình, Dự án Discovery Complex (320 Cầu Giấy), mở bán hôm 13/10 với giá 27 triệu đồng/m2 (chưa VAT) đến nay đã giao dịch thành công gần 50 căn. Dự án Hà Đô Park View (Trần Thái Tông) cũng hết hàng mặc dù chưa cất nóc. Còn tại Dự án Mandarin Garden (Trung Hòa), theo thông tin từ chủ đầu tư Hòa Phát, hơn 80% số căn hộ cũng đã có chủ. Còn tại dự án căn hộ cao cấp Golden West (số 2 Lê Văn Thiêm) do Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) làm chủ đầu tư, đến nay, đã có 95/120 căn được chốt hợp đồng.
Đối với những dự án căn hộ cao cấp có giá trên 50 triệu đồng/m2, trong mắt người tiêu dùng dường như không còn đất sống nhưng với triết lý kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ở phân khúc cao cấp vẫn có lý do riêng để tiếp tục trụ lại. Cụ thể, dù dự án siêu sang D.’Palais de Louis đang gặp không ít khó khăn, song Tập đoàn Tân Hoàng Minh vẫn tuyên bố chuẩn bị khởi công tiếp 3 dự án bất động sản cao cấp ở những vị trí vàng tại Hà Nội trong năm tới. Trong khi đó, Dự án căn hộ Watermark vẫn kiên định giữ mức giá bán ra thị trường 50 triệu đồng/m2.
Dựa vào nhu cầu tăng đột biến đối với các căn hộ cao cấp này trong tháng qua cho thấy nhu cầu cũng như khả năng chi trả cho các sản phẩm cao cấp ở các dự án đã hoàn thiện nằm tại khu vực trung tâm của khách hàng vẫn rất cao.
Mặc dù trong tương lai, đầu ra cho thị trường căn hộ cao cấp vẫn khó, nhưng không phải không có cơ hội và phân khúc này hoàn toàn không "đóng băng". Trong khi đó, dự báo của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng và phải chờ đến quý II/2014 mới có thể nói được thị trường sẽ đi theo hướng nào. Nhưng chính việc bám vào giá trị thực để cứu mình, cứu dự án của các chủ đầu tư đã khiến cho thị trường bất động sản hồi phục trong thế bền vững hơn giai đoạn trước.
Đặc biệt là những tín hiệu tích cực ở phân khúc nhà ở thương mại giá cao. Trong suốt nhiều quý, căn hộ ở phân khúc này được cho là không thể bán được. Nhiều chủ đầu tư đã phải chấp nhận thất bại hoặc dừng dự án vì sa lầy ở phân khúc nhà ở thương mại. Nhưng diễn biến gần đây của thị trường đã cho thấy những tín hiệu tích cực hơn khi doanh số bán hàng của phân khúc cao cấp có nhiều tín hiệu khả quan. Tại Hà Nội, khu căn hộ Indochina Plaza Hanoi (IPH) vẫn ghi nhận doanh số bán hàng hết sức ấn tượng. Trong 9 tháng đầu năm nay, IPH đã bán được 70 căn hộ với giá bán không hề rẻ từ 6,7 tỷ đồng/căn và trở thành dự án hút khách nhất trong phân khúc cao cấp ở Thủ đô. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ trọng căn hộ bán được tại Dự án IPH đạt trên 85% trong tổng số 386 căn.
Điển hình, Dự án Discovery Complex (320 Cầu Giấy), mở bán hôm 13/10 với giá 27 triệu đồng/m2 (chưa VAT) đến nay đã giao dịch thành công gần 50 căn. Dự án Hà Đô Park View (Trần Thái Tông) cũng hết hàng mặc dù chưa cất nóc. Còn tại Dự án Mandarin Garden (Trung Hòa), theo thông tin từ chủ đầu tư Hòa Phát, hơn 80% số căn hộ cũng đã có chủ. Còn tại dự án căn hộ cao cấp Golden West (số 2 Lê Văn Thiêm) do Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng (COMA) làm chủ đầu tư, đến nay, đã có 95/120 căn được chốt hợp đồng.
Đối với những dự án căn hộ cao cấp có giá trên 50 triệu đồng/m2, trong mắt người tiêu dùng dường như không còn đất sống nhưng với triết lý kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ở phân khúc cao cấp vẫn có lý do riêng để tiếp tục trụ lại. Cụ thể, dù dự án siêu sang D.’Palais de Louis đang gặp không ít khó khăn, song Tập đoàn Tân Hoàng Minh vẫn tuyên bố chuẩn bị khởi công tiếp 3 dự án bất động sản cao cấp ở những vị trí vàng tại Hà Nội trong năm tới. Trong khi đó, Dự án căn hộ Watermark vẫn kiên định giữ mức giá bán ra thị trường 50 triệu đồng/m2.
Dựa vào nhu cầu tăng đột biến đối với các căn hộ cao cấp này trong tháng qua cho thấy nhu cầu cũng như khả năng chi trả cho các sản phẩm cao cấp ở các dự án đã hoàn thiện nằm tại khu vực trung tâm của khách hàng vẫn rất cao.
Mặc dù trong tương lai, đầu ra cho thị trường căn hộ cao cấp vẫn khó, nhưng không phải không có cơ hội và phân khúc này hoàn toàn không "đóng băng". Trong khi đó, dự báo của Savills Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng và phải chờ đến quý II/2014 mới có thể nói được thị trường sẽ đi theo hướng nào. Nhưng chính việc bám vào giá trị thực để cứu mình, cứu dự án của các chủ đầu tư đã khiến cho thị trường bất động sản hồi phục trong thế bền vững hơn giai đoạn trước.
Theo VnMedia