Trong sự im ắng bao trùm, thị trường bất động sản quý II/2013 có đủ những cung bậc cảm xúc “cuộc đời như giấc mộng trả vay”.
Mất giá
Không khí bao trùm thị trường bất động sản quý II/2013 là sự im ắng đáng sợ của cả người bán lẫn người mua. Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội mà CBRE Việt Nam vừa công bố cho biết, số căn hộ (chung cư) chào bán mới đã lao dốc từ mức xấp xỉ 25.000 căn vào quý IV/2011, xuống còn xấp xỉ 3.000 căn trong quý II/2013. Khoảng 95% số căn hộ trong số này thuộc về phân khúc trung cấp và bình dân (mức giá dưới 1.000 USD/m2).
Phân khúc biệt thự, nhà liền kề còn thê thảm hơn khi mới đây, Sudico chào bán biệt thự, liền kề tại Khu đô thị Nam An Khánh chỉ ở giá 18 triệu đồng/m2.
Giá chào bán thứ cấp biệt thự, liền kề tại Mê Linh giảm khoảng 30% và huyện Từ Liêm giảm 20% so với quý I/2013.
Thị trường khách sạn, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ cũng không khá hơn, khi tỷ lệ trống tăng lên còn giá thuê tiếp tục giảm xuống.
Trong quý này, số lượng cửa hàng đóng cửa và mở mới được CBRE ghi nhận là tương đương nhau (60/62 cửa hàng).
Câu chuyện chuyển đổi từ mô hình chợ truyền thống thành trung tâm thương mại được ghi nhận là thất bại, khi Trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria (chợ Hàng Da cũ) chính thức đóng cửa, Trung tâm Thương mại Cửa Nam (chợ Cửa Nam cũ) vắng khách thuê, còn Trung tâm Thương mại chợ Mơ (chợ Mơ cũ) tiếp tục lùi ngày khai trương.
Dự đoán của một số chuyên gia đang dần trở thành hiện thực, khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tác động rất ít đến diễn biến của thị trường bất động sản. Có ít nhất 2 trong số 5 ngân hàng triển khai (BIDV và Vietcombank) thừa nhận là chưa có khách hàng cá nhân nào vay được tiền từ gói tín dụng này để mua nhà ở xã hội. Tệ hơn, nó có thể làm thị trường trở nên trầm trọng hơn khi lượng hàng tồn kho cũ (chủ yếu là căn hộ cao cấp) không được giải toả, mà lại có thêm một lượng lớn nhà ở xã hội được xây mới!
Làm giá
Trong không khí im ắng bao trùm ấy, vẫn có một dự án được thị trường làm giá tưng bừng là khu căn hộ VP5, Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên do “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm Giám đốc. Mức giá bán căn hộ VP5 Linh Đàm từ 14 – 15 triệu đồng/m2, nhưng mức “chênh” lên tới 150 - 250 triệu đồng/căn. Cần khẳng định rõ ở đây là chính thị trường đã "làm giá" các dự án này.
Số tiền chênh lệch được giới “cò” bất động sản Hà Nội truyền tai nhau khiến nhiều chủ đầu tư bất động khu vực xung quanh địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì không khỏi sốt ruột. Những người trước đây đã từng “ném đá” ông Thản với Dự án chung cư Đại Thanh, Kim Văn – Kim Lũ, thì nay sẽ phải tiếp tục ném nhiều hơn nữa, khi mức chênh của các căn hộ đã tăng lên gấp ba lần so với trước.
Những người cho rằng, ông Thản bán phá giá căn hộ hoặc bớt xén nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong tương lai, sẽ phải chứng minh nhận định của mình là có cơ sở, nếu không muốn bị buộc tội vu khống, bởi trên thực tế, những công trình mà Công ty Xây dựng số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư phải vượt qua các đợt kiểm định của cơ quan chức năng và sự giám sát của khách hàng.
Trả giá
Thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2013 cũng “rúng động” với thông tin Chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar - ông Nguyễn Hoàng Long bị cơ quan chức năng bắt tạm giam, với nghi ngờ tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại hàng loạt dự án bất động sản như: 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), Hesco Văn Quán (quận Hà Đông), Khu công nghiệp Yên Mỹ 2 (tỉnh Hải Dương)...
Nạn nhân của Vina Megastar có cả các khách hàng cá nhân góp vốn vào các dự án bất động sản và các ngân hàng cho vay đầu tư xây dựng dự án. Việc ông Long bị bắt giữ đã dần dần lộ rõ những chiêu trò làm ăn gian dối, vòng vo của chủ đầu tư một số dự án bất động sản, nhà thầu, đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, ngân hàng và lòng tham của khách hàng cá nhân, khi bất chấp việc dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý hay chưa, chỉ cần có hy vọng về một mức giá hời.
Đáng lo ngại hơn, với giới chủ đầu tư bất động sản, những người “nằm lòng” các chiêu thức làm ăn của thị trường này, sự đổ vỡ của thị trường bất động sản mới chỉ bắt đầu. Chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản “nằm im, thở khẽ” nhiều tháng nay, với hy vọng làn sóng giảm giá bất động sản dừng lại ở mức có thể chịu đựng, thị trường tăng trưởng trở lại và có cơ hội bán tháo tài sản, trả nợ cho khách hàng, ngân hàng.
Thế nhưng, diễn biến thị trường đã vượt quá sức chịu đựng của tất cả, cơ hội bán tháo cũng không còn. Điệp khúc mất giá, làm giá, trả giá và rồi băng giá vẫn còn lặp lại.
Không khí bao trùm thị trường bất động sản quý II/2013 là sự im ắng đáng sợ của cả người bán lẫn người mua. Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội mà CBRE Việt Nam vừa công bố cho biết, số căn hộ (chung cư) chào bán mới đã lao dốc từ mức xấp xỉ 25.000 căn vào quý IV/2011, xuống còn xấp xỉ 3.000 căn trong quý II/2013. Khoảng 95% số căn hộ trong số này thuộc về phân khúc trung cấp và bình dân (mức giá dưới 1.000 USD/m2).
Phân khúc biệt thự, nhà liền kề sụt giá sau khi giá bán tại Khu đô thị Nam An Khánh, Mê Linh,Từ Liêm, Việt Hưng... giảm đáng kể so với quý I/2013. Ảnh: C.C
Phân khúc biệt thự, nhà liền kề còn thê thảm hơn khi mới đây, Sudico chào bán biệt thự, liền kề tại Khu đô thị Nam An Khánh chỉ ở giá 18 triệu đồng/m2.
Giá chào bán thứ cấp biệt thự, liền kề tại Mê Linh giảm khoảng 30% và huyện Từ Liêm giảm 20% so với quý I/2013.
Thị trường khách sạn, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ cũng không khá hơn, khi tỷ lệ trống tăng lên còn giá thuê tiếp tục giảm xuống.
Trong quý này, số lượng cửa hàng đóng cửa và mở mới được CBRE ghi nhận là tương đương nhau (60/62 cửa hàng).
Câu chuyện chuyển đổi từ mô hình chợ truyền thống thành trung tâm thương mại được ghi nhận là thất bại, khi Trung tâm Thương mại Hàng Da Galleria (chợ Hàng Da cũ) chính thức đóng cửa, Trung tâm Thương mại Cửa Nam (chợ Cửa Nam cũ) vắng khách thuê, còn Trung tâm Thương mại chợ Mơ (chợ Mơ cũ) tiếp tục lùi ngày khai trương.
Dự đoán của một số chuyên gia đang dần trở thành hiện thực, khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tác động rất ít đến diễn biến của thị trường bất động sản. Có ít nhất 2 trong số 5 ngân hàng triển khai (BIDV và Vietcombank) thừa nhận là chưa có khách hàng cá nhân nào vay được tiền từ gói tín dụng này để mua nhà ở xã hội. Tệ hơn, nó có thể làm thị trường trở nên trầm trọng hơn khi lượng hàng tồn kho cũ (chủ yếu là căn hộ cao cấp) không được giải toả, mà lại có thêm một lượng lớn nhà ở xã hội được xây mới!
Làm giá
Trong không khí im ắng bao trùm ấy, vẫn có một dự án được thị trường làm giá tưng bừng là khu căn hộ VP5, Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) của Công ty Xây dựng tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên do “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản làm Giám đốc. Mức giá bán căn hộ VP5 Linh Đàm từ 14 – 15 triệu đồng/m2, nhưng mức “chênh” lên tới 150 - 250 triệu đồng/căn. Cần khẳng định rõ ở đây là chính thị trường đã "làm giá" các dự án này.
Số tiền chênh lệch được giới “cò” bất động sản Hà Nội truyền tai nhau khiến nhiều chủ đầu tư bất động khu vực xung quanh địa bàn quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì không khỏi sốt ruột. Những người trước đây đã từng “ném đá” ông Thản với Dự án chung cư Đại Thanh, Kim Văn – Kim Lũ, thì nay sẽ phải tiếp tục ném nhiều hơn nữa, khi mức chênh của các căn hộ đã tăng lên gấp ba lần so với trước.
Những người cho rằng, ông Thản bán phá giá căn hộ hoặc bớt xén nguyên vật liệu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong tương lai, sẽ phải chứng minh nhận định của mình là có cơ sở, nếu không muốn bị buộc tội vu khống, bởi trên thực tế, những công trình mà Công ty Xây dựng số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư phải vượt qua các đợt kiểm định của cơ quan chức năng và sự giám sát của khách hàng.
Trả giá
Thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2013 cũng “rúng động” với thông tin Chủ tịch Tập đoàn Vina Megastar - ông Nguyễn Hoàng Long bị cơ quan chức năng bắt tạm giam, với nghi ngờ tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại hàng loạt dự án bất động sản như: 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai), Hesco Văn Quán (quận Hà Đông), Khu công nghiệp Yên Mỹ 2 (tỉnh Hải Dương)...
Nạn nhân của Vina Megastar có cả các khách hàng cá nhân góp vốn vào các dự án bất động sản và các ngân hàng cho vay đầu tư xây dựng dự án. Việc ông Long bị bắt giữ đã dần dần lộ rõ những chiêu trò làm ăn gian dối, vòng vo của chủ đầu tư một số dự án bất động sản, nhà thầu, đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng, ngân hàng và lòng tham của khách hàng cá nhân, khi bất chấp việc dự án đã hoàn thành thủ tục pháp lý hay chưa, chỉ cần có hy vọng về một mức giá hời.
Đáng lo ngại hơn, với giới chủ đầu tư bất động sản, những người “nằm lòng” các chiêu thức làm ăn của thị trường này, sự đổ vỡ của thị trường bất động sản mới chỉ bắt đầu. Chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản “nằm im, thở khẽ” nhiều tháng nay, với hy vọng làn sóng giảm giá bất động sản dừng lại ở mức có thể chịu đựng, thị trường tăng trưởng trở lại và có cơ hội bán tháo tài sản, trả nợ cho khách hàng, ngân hàng.
Thế nhưng, diễn biến thị trường đã vượt quá sức chịu đựng của tất cả, cơ hội bán tháo cũng không còn. Điệp khúc mất giá, làm giá, trả giá và rồi băng giá vẫn còn lặp lại.
Theo Báo Đầu Tư