Việc đầu tư kinh doanh bất động sản phải tuân thủ đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để khắc phục tình trạng đầu tư bất động sản tự phát, theo phong trào, mất cân đối, lệch pha cung cầu.
Bộ trưởng xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh như vậy tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 10/3.
Bộ trưởng Dũng cho biết, để khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành và tuân thủ các quan điểm, yêu cầu xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) như nêu trên, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã được nghiên cứu, bổ sung những nội dung mới.
Đặc biệt, dự luật đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế...
"Những nội dung mới này được quy định tại Điều 14 về nguyên tắc kinh doanh bất động sản của dự thảo Luật, cụ thể là: cơ quan có thẩm quyền khi quyết định đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án bất động sản để kinh doanh phải căn cứ vào quy hoạch, kết hoạch triển khai dự án đã được phê duyệt; Chủ đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh khi triển khai dự án phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về đầu tư phát triển đô thị, pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan và phải bảo đảm theo đúng quy hoạch, kế hoạch triển khai dự án đã được phê duyệt; khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản để kinh doanh phải ký quỹ cam kết thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai. Những dự án đầu tư kinh doanh bất động sản không có trong chương trình, kế hoạch thì không được triển khai thực hiện.
Dự thảo cũng quy định chặt chẽ về điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản nhằm nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản, bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản", Bộ trưởng Dũng nói.
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, việc lệnh pha cung - cầu là nguyên nhân và cũng là hệ quả khi thị trường chứng khoán trầm lắng. Giải quyết được vấn đề này đồng nghĩa với việc tìm ra chìa khóa để thúc giao dịch trên thị trường tăng, thanh khoản cải thiện, cung gặp cầu, "người mua gặp người bán"...thị trường sẽ sôi động trở lại.
Bộ trưởng Dũng cho biết, để khắc phục các tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Kinh doanh bất động sản hiện hành và tuân thủ các quan điểm, yêu cầu xây dựng Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) như nêu trên, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã được nghiên cứu, bổ sung những nội dung mới.
Đặc biệt, dự luật đã mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhằm thu hút nguồn lực, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế...
"Những nội dung mới này được quy định tại Điều 14 về nguyên tắc kinh doanh bất động sản của dự thảo Luật, cụ thể là: cơ quan có thẩm quyền khi quyết định đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án bất động sản để kinh doanh phải căn cứ vào quy hoạch, kết hoạch triển khai dự án đã được phê duyệt; Chủ đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh khi triển khai dự án phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về đầu tư phát triển đô thị, pháp luật về nhà ở và pháp luật khác có liên quan và phải bảo đảm theo đúng quy hoạch, kế hoạch triển khai dự án đã được phê duyệt; khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản để kinh doanh phải ký quỹ cam kết thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai. Những dự án đầu tư kinh doanh bất động sản không có trong chương trình, kế hoạch thì không được triển khai thực hiện.
Dự thảo cũng quy định chặt chẽ về điều kiện của cá nhân được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản nhằm nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản, bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường bất động sản", Bộ trưởng Dũng nói.
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, việc lệnh pha cung - cầu là nguyên nhân và cũng là hệ quả khi thị trường chứng khoán trầm lắng. Giải quyết được vấn đề này đồng nghĩa với việc tìm ra chìa khóa để thúc giao dịch trên thị trường tăng, thanh khoản cải thiện, cung gặp cầu, "người mua gặp người bán"...thị trường sẽ sôi động trở lại.
Theo NĐH