Trước tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất (GCN) thời gian qua quá chậm, ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người dân, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương đến tháng 6-2013 các dự án cấp GCN lần đầu phải hoàn thành.
Riêng TPHCM cho đến nay còn khoảng 200.000 GCN chưa cấp. ĐTTC đã trao đổi với ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TPHCM, xung quanh vấn đề này
Phóng viên: - Thưa ông, qua kiểm tra ông đánh giá tình hình cấp GCN tại các quận, huyện thời gian qua như thế nào?
Ông Nguyễn Hoài Nam: - Nhu cầu được cấp GCN của các hộ dân nói chung và khách hàng mua nhà, đất tại các dự án nhà ở là chính đáng. Vì thế, tại TPHCM thời gian qua công tác này được thúc đẩy một cách rốt ráo. Trước khi Sở TN-MT đi đến các quận, huyện để làm việc, kiểm tra tình hình cấp GCN, Bộ TN-MT cũng đã có kiểm tra ngẫu nhiên tại 10 dự án trên địa bàn TP.
Qua kiểm tra 10 dự án, cho thấy tình hình cấp GCN rất chậm, chỉ đạt 10%. Sau đó Sở TN-MT đã làm việc với các quận, huyện về công tác cấp GCN.
Theo đó, tại các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu cấp GCN nhiều, nhà đất riêng lẻ trong dân được cấp GCN chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong khi việc này tại các dự án rất trì trệ. Nhiều dự án người dân xây nhà ở cả chục năm nhưng hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, chủ quyền của người mua nhà vẫn bị “treo”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nguyên nhân sự chậm trễ chủ yếu xuất phát từ chủ đầu tư. Thí dụ, sau khi thu đủ tiền của khách hàng, chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện phần hạ tầng còn lại của dự án, dẫn đến ách tắc việc cấp GCN.
Có trường hợp chủ đầu tư xây dựng sai phép buộc phải khắc phục; nhiều trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước; cầm cố sổ đỏ dự án không giải chấp được…
Bên cạnh đó, một số nơi cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm của mình, cứng nhắc dẫn đến hồ sơ cấp GCN bị chậm.
- Tháng 6 là thời điểm các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCN những trường hợp cấp giấy lần đầu. Với tình hình như trên, liệu TP có thực hiện được?
- Tại các cuộc làm việc với quận, huyện về tình hình cấp GCN, chúng tôi đều mời đại diện chủ đầu tư có dự án trên địa bàn chưa hoàn thành việc cấp GCN cùng tham gia. Sau khi nghe quận, huyện báo cáo những tồn tại vướng mắc, chúng tôi đề nghị chủ đầu tư báo cáo nguyên nhân vì sao, đề xuất hướng giải quyết.
Qua đó phần việc nào của cơ quan chức năng, cơ quan chức năng thực hiện; trách nhiệm nào thuộc chủ đầu tư buộc phải làm. Ngoài ra TP cũng ban hành một số quy định thông thoáng hơn để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy.
Thí dụ, trước kia chủ đầu tư buộc phải hoàn thành hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong dự án mới tiến hành xem xét việc cấp GCN, nay việc cấp giấy có thể xem xét tiến hành song song với việc hoàn thiện hạ tầng.
Cơ quan chức năng sẽ có biện pháp để giám sát, chế tài việc hoàn thiện hạ tầng trong dự án nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như quy hoạch được duyệt. Với những biện pháp quyết liệt như trên, tôi nghĩ TPHCM sẽ cơ bản đạt được mục tiêu cấp GCN như kế hoạch đề ra.
- Đối với những dự án chủ đầu tư cố tình né tránh hoặc đem thế chấp mất khả năng giải chấp, theo ông phải giải quyết như thế nào?
- Quy định của Nhà nước rất rõ, chủ đầu tư phải xây dựng xong nhà mới được chuyển nhượng, mua bán. Người mua cũng biết như vậy nhưng cả 2 lại tìm cách “lách luật”. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư và khách hàng.
Đối với những chủ đầu tư cố tình chây ì việc làm GCN cho khách hàng, cơ quan nhà nước có một số chế tài như xem xét không phê duyệt dự án mới cho đến khi chủ đầu tư thực hiện xong dự án cũ như việc làm GCN cho khách hàng, hoàn thiện hạ tầng của dự án…
Trong đợt kiểm tra vừa qua, chúng tôi đã tổng hợp một số dự án thuộc trường hợp đặc biệt, như doanh nghiệp giải thể, chủ đầu tư mất khả năng trả nợ khi đem dự án thế chấp vay vốn ngân hàng… để xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP.
Đối với những trường hợp này khách hàng cũng có thể khởi kiện ra tòa án, những trường hợp nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý…
- Xin cảm ơn ông.
Phóng viên: - Thưa ông, qua kiểm tra ông đánh giá tình hình cấp GCN tại các quận, huyện thời gian qua như thế nào?
Ông Nguyễn Hoài Nam: - Nhu cầu được cấp GCN của các hộ dân nói chung và khách hàng mua nhà, đất tại các dự án nhà ở là chính đáng. Vì thế, tại TPHCM thời gian qua công tác này được thúc đẩy một cách rốt ráo. Trước khi Sở TN-MT đi đến các quận, huyện để làm việc, kiểm tra tình hình cấp GCN, Bộ TN-MT cũng đã có kiểm tra ngẫu nhiên tại 10 dự án trên địa bàn TP.
Qua kiểm tra 10 dự án, cho thấy tình hình cấp GCN rất chậm, chỉ đạt 10%. Sau đó Sở TN-MT đã làm việc với các quận, huyện về công tác cấp GCN.
Theo đó, tại các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu cấp GCN nhiều, nhà đất riêng lẻ trong dân được cấp GCN chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong khi việc này tại các dự án rất trì trệ. Nhiều dự án người dân xây nhà ở cả chục năm nhưng hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện, chủ quyền của người mua nhà vẫn bị “treo”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, nguyên nhân sự chậm trễ chủ yếu xuất phát từ chủ đầu tư. Thí dụ, sau khi thu đủ tiền của khách hàng, chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện phần hạ tầng còn lại của dự án, dẫn đến ách tắc việc cấp GCN.
Có trường hợp chủ đầu tư xây dựng sai phép buộc phải khắc phục; nhiều trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước; cầm cố sổ đỏ dự án không giải chấp được…
Bên cạnh đó, một số nơi cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm của mình, cứng nhắc dẫn đến hồ sơ cấp GCN bị chậm.
Hàng trăm hộ dân tại KDC Phú Mỹ (quận 7) vẫn “ở trọ” trên những căn nhà tiền tỷ
do mình bỏ tiền mua nhưng chưa được cấp giấy.
do mình bỏ tiền mua nhưng chưa được cấp giấy.
- Tháng 6 là thời điểm các địa phương phải hoàn thành việc cấp GCN những trường hợp cấp giấy lần đầu. Với tình hình như trên, liệu TP có thực hiện được?
- Tại các cuộc làm việc với quận, huyện về tình hình cấp GCN, chúng tôi đều mời đại diện chủ đầu tư có dự án trên địa bàn chưa hoàn thành việc cấp GCN cùng tham gia. Sau khi nghe quận, huyện báo cáo những tồn tại vướng mắc, chúng tôi đề nghị chủ đầu tư báo cáo nguyên nhân vì sao, đề xuất hướng giải quyết.
Qua đó phần việc nào của cơ quan chức năng, cơ quan chức năng thực hiện; trách nhiệm nào thuộc chủ đầu tư buộc phải làm. Ngoài ra TP cũng ban hành một số quy định thông thoáng hơn để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy.
Thí dụ, trước kia chủ đầu tư buộc phải hoàn thành hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong dự án mới tiến hành xem xét việc cấp GCN, nay việc cấp giấy có thể xem xét tiến hành song song với việc hoàn thiện hạ tầng.
Cơ quan chức năng sẽ có biện pháp để giám sát, chế tài việc hoàn thiện hạ tầng trong dự án nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như quy hoạch được duyệt. Với những biện pháp quyết liệt như trên, tôi nghĩ TPHCM sẽ cơ bản đạt được mục tiêu cấp GCN như kế hoạch đề ra.
- Đối với những dự án chủ đầu tư cố tình né tránh hoặc đem thế chấp mất khả năng giải chấp, theo ông phải giải quyết như thế nào?
- Quy định của Nhà nước rất rõ, chủ đầu tư phải xây dựng xong nhà mới được chuyển nhượng, mua bán. Người mua cũng biết như vậy nhưng cả 2 lại tìm cách “lách luật”. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư và khách hàng.
Đối với những chủ đầu tư cố tình chây ì việc làm GCN cho khách hàng, cơ quan nhà nước có một số chế tài như xem xét không phê duyệt dự án mới cho đến khi chủ đầu tư thực hiện xong dự án cũ như việc làm GCN cho khách hàng, hoàn thiện hạ tầng của dự án…
Trong đợt kiểm tra vừa qua, chúng tôi đã tổng hợp một số dự án thuộc trường hợp đặc biệt, như doanh nghiệp giải thể, chủ đầu tư mất khả năng trả nợ khi đem dự án thế chấp vay vốn ngân hàng… để xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP.
Đối với những trường hợp này khách hàng cũng có thể khởi kiện ra tòa án, những trường hợp nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý…
- Xin cảm ơn ông.
Theo ĐTTC