Khách sạn gây tranh cãi Novotel Hanoi on the Park tại 295 Lê Duẩn (Hà Nội) giờ đây đang trở thành một trung tâm trông rửa xe khá quy mô, đồng thời có kèm thêm bán cà phê, mía đá sau khi bị dừng xây dựng từ giữa năm 2009.
Bên ngoài dự án từng được quy hoạch thành khách sạn Novotel Hanoi on the Park tại 295 Lê Duẩn (Hà Nội).
Trung tâm này được hình thành ngay cả khi hệ thống cổng của dự án khách sạn vẫn chưa được dỡ bỏ và còn nguyên bảng tên của chủ đầu tư là Công ty liên doanh SAS Hanoi Royal Hotel, tên đơn vị quản lý dự án theo dự kiến là Accor và tên các nhà tư vấn và nhà thầu xây dựng.
Sự việc cho thấy dường như Tp.Hà Nội vẫn chưa có một giải pháp cụ thể để giải quyết phần diện tích và hạ tầng đã được đầu tư xây dựng ở đây.
Dự án khách sạn Novotel Hanoi on the Park (trước đây có tên SAS Royal) có diện tích 10.333 m2, trong đó có đến 9.000 m2 vốn là đất của Công viên Thống Nhất, do Tổng công ty Du lịch Hà Nội và đối tác là Công ty SIH Investment Ltd (Singapore) làm chủ đầu tư. Theo thiết kế ban đầu, khách sạn này sẽ đạt tiêu chuẩn 4 sao, có 2 tầng hầm và 5 tầng bên trên, với tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi chủ đầu tư tiến hành tái khởi động dự án vào tháng 6/2008, đã có nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng dự án này “đụng” vào đất công viên.
Trong khi đó, vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc “đền bù” cho nhà đầu tư sau khi dừng dự án này, mặc dù trong thời gian qua liên tục có các văn bản chỉ đạo từ phía Chính phủ về việc giải quyết dứt điểm sự việc này.
Giữa năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến liên quan đến việc giải quyết khiếu kiện của chủ đầu tư sau khi dự án xây dựng khách sạn phải hủy bỏ.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội không xem xét đền bù chi phí cơ hội trong việc dừng xây dựng dự án khách sạn nói trên như đề xuất của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội phải đứng ra đàm phán và bồi thường theo quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo hài hoà quyền lợi của nhà đầu tư và lợi ích nhà nước.
Nguồn tin của VnEconomy cho biết UBND thành phố Hà Nội đang xem xét việc cấp lô đất khác gần khu vực Trung tâm hội nghị quốc gia để “đền bù”, tuy nhiên chưa thấy cơ quan này công bố một thông tin nào liên quan đến vấn đề này.
Trước đó, Tp.Hà Nội đã giới thiệu cho chủ đầu tư một khu đất thuộc Nhà máy Rượu Hà Nội (94 Lò Đúc) quản lý, với tổng diện tích là 7.657 m2, bao gồm hai khu đất riêng biệt nằm cạnh nhau, trong đó khu 1 rộng 3.991 m2 để xây khách sạn và khu 2 rộng 3.666 m2 nhằm xây căn hộ để bán nhưng chủ đầu tư không đồng ý.
Trong khi việc đền bù chưa được công bố chính thức, việc khách sạn cũ trở thành “trung tâm rửa xe” có thể gây ra những câu hỏi về quản lý. Tóm lại, quyết tâm của Tp.Hà Nội trong việc lấy lại dự án khách sạn là để làm gì?
Sự việc cho thấy dường như Tp.Hà Nội vẫn chưa có một giải pháp cụ thể để giải quyết phần diện tích và hạ tầng đã được đầu tư xây dựng ở đây.
Dự án khách sạn Novotel Hanoi on the Park (trước đây có tên SAS Royal) có diện tích 10.333 m2, trong đó có đến 9.000 m2 vốn là đất của Công viên Thống Nhất, do Tổng công ty Du lịch Hà Nội và đối tác là Công ty SIH Investment Ltd (Singapore) làm chủ đầu tư. Theo thiết kế ban đầu, khách sạn này sẽ đạt tiêu chuẩn 4 sao, có 2 tầng hầm và 5 tầng bên trên, với tổng vốn đầu tư là 40 triệu USD.
Tuy nhiên, sau khi chủ đầu tư tiến hành tái khởi động dự án vào tháng 6/2008, đã có nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng dự án này “đụng” vào đất công viên.
Trong khi đó, vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc “đền bù” cho nhà đầu tư sau khi dừng dự án này, mặc dù trong thời gian qua liên tục có các văn bản chỉ đạo từ phía Chính phủ về việc giải quyết dứt điểm sự việc này.
Giữa năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến liên quan đến việc giải quyết khiếu kiện của chủ đầu tư sau khi dự án xây dựng khách sạn phải hủy bỏ.
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội không xem xét đền bù chi phí cơ hội trong việc dừng xây dựng dự án khách sạn nói trên như đề xuất của chủ đầu tư.
Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội phải đứng ra đàm phán và bồi thường theo quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo hài hoà quyền lợi của nhà đầu tư và lợi ích nhà nước.
Nguồn tin của VnEconomy cho biết UBND thành phố Hà Nội đang xem xét việc cấp lô đất khác gần khu vực Trung tâm hội nghị quốc gia để “đền bù”, tuy nhiên chưa thấy cơ quan này công bố một thông tin nào liên quan đến vấn đề này.
Trước đó, Tp.Hà Nội đã giới thiệu cho chủ đầu tư một khu đất thuộc Nhà máy Rượu Hà Nội (94 Lò Đúc) quản lý, với tổng diện tích là 7.657 m2, bao gồm hai khu đất riêng biệt nằm cạnh nhau, trong đó khu 1 rộng 3.991 m2 để xây khách sạn và khu 2 rộng 3.666 m2 nhằm xây căn hộ để bán nhưng chủ đầu tư không đồng ý.
Trong khi việc đền bù chưa được công bố chính thức, việc khách sạn cũ trở thành “trung tâm rửa xe” có thể gây ra những câu hỏi về quản lý. Tóm lại, quyết tâm của Tp.Hà Nội trong việc lấy lại dự án khách sạn là để làm gì?
Theo VnEconomy