Sau hơn 3 năm thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người nghèo theo Quyết định 167 của Thủ tướng, hơn nửa triệu hộ nghèo đã có nhà ở an toàn, đảm bảo. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý triển khai giai đoạn 2 của chương trình, với mục tiêu nửa triệu hộ nghèo được thụ hưởng chính sách này trong 3 năm tới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng quà cho các hộ gia đình nghèo được thụ hưởng Chương trình 167.
"Về đích" sớm 1 năm
Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại khu vực nông thôn. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách mỗi hộ gia đình từ 7,2 – 8,4 triệu đồng, cho vay với lãi suất ưu đãi (3%/năm) từ Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng, dòng họ và đóng góp của bản thân hộ gia đình để xây dựng được một ngôi nhà diện tích khoảng 24m2, đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng, có tuổi thọ tối thiểu 10 năm.
Sau 3 năm thực hiện quyết liệt Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chương trình này đã về đích sớm 1 năm. Trong số 9 tỉnh hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn sớm trước 2 năm, có những tỉnh có số lượng phải hỗ trợ nhiều như Thái Nguyên, Phú Thọ… Nhiều tỉnh có số lượng phải hỗ trợ rất lớn, nhưng đến nay đã hoàn thành hoặc đạt được kết quả tốt, như Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Các địa phương đã hỗ trợ nhà ở cho 507.143 hộ, đạt tỷ lệ 102, 2% so với số hộ phê duyệt ban đầu, đạt 94% so với số hộ thực tế phải hỗ trợ sau khi rà soát, bổ sung. Chương trình đã huy động được 12.653 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân 11.945 tỷ đồng, chiếm 94,4% số vốn đã huy động. Hầu hết các căn nhà đều vượt diện tích (đa số 28- 32m2, nhiều căn có diện tích 50 -60 m2) và chất lượng quy định; giá thành căn hộ đa số 25-28 triệu đồng, nhiều căn tới 60 triệu đồng.
“Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết tháng 3/2012, tổng doanh số giải ngân cho vay đạt 4.452 tỷ đồng với 432.992 hộ nghèo được nhận vốn vay từ NHCSXH” – ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam, chia sẻ - “Một số tỉnh triển khai sớm có dư nợ cho vay lớn như Thanh Hóa (209 tỷ đồng), Trà Vinh (197 tỷ đồng), Sóc Trăng (190 tỷ đồng), Nghệ An (163 tỷ đồng)…”.
“Điểm sáng trong phát triển bền vững”
Đó là lời nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo trong phần phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tổ chức.
Tuy nhiên, vẫn còn có những địa phương chưa hoàn thành chương trình là do chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của Chương trình nên chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo thực hiện; công tác bình xét đối tượng vẫn có nơi làm chưa tốt; việc bố trí nguồn vốn chưa đồng bộ, nhiều khi có vốn ngân sách thì thiếu vốn vay hoặc ngược lại… Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và toàn dân cần rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế của Chương trình ở giai đoạn I để sang giai đoạn II triển khai hiệu quả hơn.
“Với tình hình kinh tế, giá cả thị trường luôn biến động như hiện nay, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét nâng mức cho vay đối với hộ nghèo làm nhà ở. UBND các cấp chỉ đạo rà soát lại các đối tượng được thụ hưởng chính sách này đúng quy định và kịp thời để có cơ sở triển khai cho vay đúng quy định và đúng thời gian. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền để tiền vay, tiền hỗ trợ đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích” - ông Nguyễn Văn Lý đê xuất.
Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo tại khu vực nông thôn. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách mỗi hộ gia đình từ 7,2 – 8,4 triệu đồng, cho vay với lãi suất ưu đãi (3%/năm) từ Ngân hàng Chính sách xã hội 8 triệu đồng và huy động sự giúp đỡ của cộng đồng, dòng họ và đóng góp của bản thân hộ gia đình để xây dựng được một ngôi nhà diện tích khoảng 24m2, đảm bảo tiêu chuẩn 3 cứng, có tuổi thọ tối thiểu 10 năm.
Sau 3 năm thực hiện quyết liệt Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, chương trình này đã về đích sớm 1 năm. Trong số 9 tỉnh hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn sớm trước 2 năm, có những tỉnh có số lượng phải hỗ trợ nhiều như Thái Nguyên, Phú Thọ… Nhiều tỉnh có số lượng phải hỗ trợ rất lớn, nhưng đến nay đã hoàn thành hoặc đạt được kết quả tốt, như Thanh Hóa, Trà Vinh, Sóc Trăng.
Các địa phương đã hỗ trợ nhà ở cho 507.143 hộ, đạt tỷ lệ 102, 2% so với số hộ phê duyệt ban đầu, đạt 94% so với số hộ thực tế phải hỗ trợ sau khi rà soát, bổ sung. Chương trình đã huy động được 12.653 tỷ đồng. Tổng số vốn đã giải ngân 11.945 tỷ đồng, chiếm 94,4% số vốn đã huy động. Hầu hết các căn nhà đều vượt diện tích (đa số 28- 32m2, nhiều căn có diện tích 50 -60 m2) và chất lượng quy định; giá thành căn hộ đa số 25-28 triệu đồng, nhiều căn tới 60 triệu đồng.
“Riêng đối với Ngân hàng Chính sách xã hội, tính đến hết tháng 3/2012, tổng doanh số giải ngân cho vay đạt 4.452 tỷ đồng với 432.992 hộ nghèo được nhận vốn vay từ NHCSXH” – ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam, chia sẻ - “Một số tỉnh triển khai sớm có dư nợ cho vay lớn như Thanh Hóa (209 tỷ đồng), Trà Vinh (197 tỷ đồng), Sóc Trăng (190 tỷ đồng), Nghệ An (163 tỷ đồng)…”.
“Điểm sáng trong phát triển bền vững”
Đó là lời nhận xét của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về chương trình hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo trong phần phát biểu tại hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ do Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tổ chức.
Tuy nhiên, vẫn còn có những địa phương chưa hoàn thành chương trình là do chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của Chương trình nên chưa có sự quan tâm đúng mức trong chỉ đạo thực hiện; công tác bình xét đối tượng vẫn có nơi làm chưa tốt; việc bố trí nguồn vốn chưa đồng bộ, nhiều khi có vốn ngân sách thì thiếu vốn vay hoặc ngược lại… Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và toàn dân cần rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế của Chương trình ở giai đoạn I để sang giai đoạn II triển khai hiệu quả hơn.
“Với tình hình kinh tế, giá cả thị trường luôn biến động như hiện nay, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét nâng mức cho vay đối với hộ nghèo làm nhà ở. UBND các cấp chỉ đạo rà soát lại các đối tượng được thụ hưởng chính sách này đúng quy định và kịp thời để có cơ sở triển khai cho vay đúng quy định và đúng thời gian. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, tuyên truyền để tiền vay, tiền hỗ trợ đến đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích” - ông Nguyễn Văn Lý đê xuất.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo, bên cạnh nhà cho người nghèo, nhà cho người có công với cách mạng, cần đặc biệt quan tâm tới nhà thu nhập thấp ở các đô thị. “Không có cách nào khác ngoài việc Nhà nước can thiệp thông qua chính sách tạo ra nhà để người thu nhập thấp có thể mua được. Mỗi năm chúng ta thể trích một phần từ tiền sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội, lo cho người dân. Nếu nhà ở nông thôn là một triệu đồng một m2 thì nhà ở đô thị khoảng 2-4 triệu đồng, như vậy mỗi căn hộ chỉ khoảng 150-200 triệu đồng”, Thủ tướng nhấn mạnh. |
Theo Pháp luật VN