Tuyến đường cao tốc vành đai 3 và 4 sẽ được xây dựng với 6-8 làn xe, vận tốc 100 km/h. Dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2017, góp phần giải quyết giao thông từ TP HCM đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ và ngược lại
Theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, đường vành đai 3 và 4 sẽ đi qua 5 tỉnh thành gồm: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An. Trong đó tổng chiều dài đường vành đai 3 gần 90 km, tổng vốn đầu tư gần 56.000 tỷ đồng. Dự án sẽ phải làm mới khoảng 73 km, còn đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn dài hơn 16 km hiện được tỉnh Bình Dương đầu tư. Đường vành đai 4 dài 198 km, với tổng đầu tư hơn 98.000 tỷ đồng.
Số vốn trên chưa bao gồm kinh phí các cầu vượt và được xây dựng bằng nguồn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn từ khai thác quỹ đất dọc tuyến đường đi qua và huy động từ tư nhân.
Sơ đồ đường vành đai 3 (đường viền đỏ bên trong)
và 4 (đường viền đỏ bên ngoài) TP HCMĐường vành đai 3 và 4 được xây dựng theo quy mô đường cao tốc với mặt cắt ngang 6-8 làn xe, vận tốc 100 km/h, có đường song hành hai bên, các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ mở rộng. Dự án được đầu tư theo giai đoạn tùy nhu cầu vận tải và sự phát triển các đô thị hai bên. Ngoài ra, trên đường vành đai 3 và 4 sẽ xây nhiều nút giao thông liên thông, các cầu vượt hầm chui để đảm bảo lưu thông ở hai bên đường thuận lợi.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, kế hoạch xây dựng đường vành đai 3 và 4 được chia làm nhiều đoạn, có đoạn hoàn thành trước năm 2017, có đoạn sẽ xong từ 2020 đến 2025. Cụ thể với đường vành đai 3 trước năm 2017 sẽ hoàn thành đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (Nhơn Trạch) - quốc lộ 1A (Tân Vạn); trước năm 2019 hoàn thành đoạn quốc lộ 22 - cao tốc TP HCM - Trung Lương và trước năm 2020 hoàn thành đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22.
Đối với đường vành đai 4, đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến quốc lộ 1A (Đồng Nai) tiến độ đặt ra là phải xong trước năm 2020; đoạn từ quốc lộ 1A (Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Bình Dương) hoàn thành trước 2025; đoạn quốc lộ 13 (Bình Dương) đến quốc lộ 22 (TP HCM) là trước 2024; đoạn quốc lộ 22 (TP HCM) đến cao tốc TP HCM - Trung Lương (Long An) sẽ trước 2023 và đoạn từ Long An đến cuối tuyến trục Bắc - Nam TP HCM sẽ trước 2017.
Việc đầu tư xây dựng hai tuyến đường vành đai 3 và 4 ở TP HCM đảm bảo liên kết chặt chẽ với các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội ô TP HCM, tạo dịch vụ vận tải chủ động và hiệu quả phát triển kinh tế khu vực.
Số vốn trên chưa bao gồm kinh phí các cầu vượt và được xây dựng bằng nguồn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, ODA, vốn từ khai thác quỹ đất dọc tuyến đường đi qua và huy động từ tư nhân.
Sơ đồ đường vành đai 3 (đường viền đỏ bên trong)
và 4 (đường viền đỏ bên ngoài) TP HCM
Theo Bộ Giao thông Vận tải, kế hoạch xây dựng đường vành đai 3 và 4 được chia làm nhiều đoạn, có đoạn hoàn thành trước năm 2017, có đoạn sẽ xong từ 2020 đến 2025. Cụ thể với đường vành đai 3 trước năm 2017 sẽ hoàn thành đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành (Nhơn Trạch) - quốc lộ 1A (Tân Vạn); trước năm 2019 hoàn thành đoạn quốc lộ 22 - cao tốc TP HCM - Trung Lương và trước năm 2020 hoàn thành đoạn Bình Chuẩn - quốc lộ 22.
Đối với đường vành đai 4, đoạn đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến quốc lộ 1A (Đồng Nai) tiến độ đặt ra là phải xong trước năm 2020; đoạn từ quốc lộ 1A (Đồng Nai) đến quốc lộ 13 (Bình Dương) hoàn thành trước 2025; đoạn quốc lộ 13 (Bình Dương) đến quốc lộ 22 (TP HCM) là trước 2024; đoạn quốc lộ 22 (TP HCM) đến cao tốc TP HCM - Trung Lương (Long An) sẽ trước 2023 và đoạn từ Long An đến cuối tuyến trục Bắc - Nam TP HCM sẽ trước 2017.
Việc đầu tư xây dựng hai tuyến đường vành đai 3 và 4 ở TP HCM đảm bảo liên kết chặt chẽ với các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội ô TP HCM, tạo dịch vụ vận tải chủ động và hiệu quả phát triển kinh tế khu vực.
Theo Vnexpress