Đồ án thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị cấp 2 cho khu trung tâm hiện hữu mở rộng TPHCM vừa được Công ty Nikken Sekkei, đơn vị thiết kế, hoàn tất trước kỳ họp chuyên đề HĐND TPHCM về quy hoạch đô thị dự kiến khai mạc từ hôm nay, 4-10.
Theo đồ án, khu trung tâm hiện hữu mở rộng TPHCM được xác định bao gồm các phường Nguyễn Thái Bình, Bến Thành, Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão, một phần phường Cầu Ông Lãnh, một phần phường Đa Kao của quận 1; phường 6, một phần phường 7 của quận 3; phường 9, 12, 13, 18 của quận 4; phường 22 và một phần phường 19 quận Bình Thạnh. Xem bản đồ tại đây
Với diện tích khoảng 930 héc ta, khu trung tâm được giới hạn bởi: đường Nguyễn Hữu Cảnh - rạch Thị Nghè (phía Bắc); đường Đinh Tiên Hoàng - đường Võ Thị Sáu - đường Cách Mạng Tháng Tám (phía Tây); đường Nguyễn Thị Minh Khai - đường Cống Quỳnh - đường Nguyễn Cư Trinh - đường Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - đường Vĩnh Phước - đường Hoàng Diệu - đường Nguyễn Tất Thành (phía Nam); sông Sài Gòn (phía Đông).
Theo thiết kế, đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định, khu trung tâm được chia thành 5 phân khu: (i) khu trung tâm thương mại - tài chính (CBD) là lõi trung tâm kinh doanh - thương mại của thành phố; (ii) khu vực văn hóa lịch sử nằm xung quanh trục đường Lê Duẩn; khu bờ Tây sông Sài Gòn trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận; (iii) khu biệt thự thuộc quận 3 và một phần quận 1; khu vực lân cận khu CBD thuộc một phần quận 1 và quận 4.
Đồ án thiết kế đưa ra rất nhiều giải pháp về kiến trúc cho khu trung tâm TPHCM tương lai như xây dựng các công trình ngầm liên thông từ khu vực chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố, hình thành dãy công viên phía bờ Tây sông Sài Gòn kéo dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận; phát triển các cao ốc ở vị trí các cảng nằm trên sông Sài Gòn ở nội thành; quy hoạch hàng loạt tuyến đường đi bộ;…
Tuy nhiên, theo đơn vị thiết kế, để giữ hồn cho đô thị Sài Gòn - TPHCM trong tương lai có đến trên 200 địa chỉ công trình kiến trúc trong khu trung tâm được xác định có giá trị lịch sử cần được bảo tồn - ngoài những công trình di sản văn hóa lịch sử như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, bệnh viện Nhi đồng 2, khu biệt thự Pháp (quận 3 và một phần quận 1)…
Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn, công viên 30-4, công viên 23-9,… cũng được đánh giá là các mảng không gian xanh rất có giá trị, cả ở góc độ lịch sử. Do đó, việc thiết kế công viên lịch sử và cây trồng từ thời xưa được bảo tồn tối đa để lưu giữ hồi ức về một thành phố cổ.
Một lãnh đạo của Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM từng thừa nhận, cái quý giá của một đô thị là trong quá trình phát triển, đô thị đó giữ, bảo tồn được những công trình kiến trúc, cảnh quan có giá trị. “Khu trung tâm TPHCM đã từng bị mất đi nhiều công trình kiến trúc có giá trị, nhưng nỗ lực bảo tồn không bao giờ là quá muộn”, vị này nói.
Với diện tích khoảng 930 héc ta, khu trung tâm được giới hạn bởi: đường Nguyễn Hữu Cảnh - rạch Thị Nghè (phía Bắc); đường Đinh Tiên Hoàng - đường Võ Thị Sáu - đường Cách Mạng Tháng Tám (phía Tây); đường Nguyễn Thị Minh Khai - đường Cống Quỳnh - đường Nguyễn Cư Trinh - đường Nguyễn Thái Học - cầu Ông Lãnh - đường Vĩnh Phước - đường Hoàng Diệu - đường Nguyễn Tất Thành (phía Nam); sông Sài Gòn (phía Đông).
Theo thiết kế, đã được Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định, khu trung tâm được chia thành 5 phân khu: (i) khu trung tâm thương mại - tài chính (CBD) là lõi trung tâm kinh doanh - thương mại của thành phố; (ii) khu vực văn hóa lịch sử nằm xung quanh trục đường Lê Duẩn; khu bờ Tây sông Sài Gòn trải dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận; (iii) khu biệt thự thuộc quận 3 và một phần quận 1; khu vực lân cận khu CBD thuộc một phần quận 1 và quận 4.
Đồ án thiết kế đưa ra rất nhiều giải pháp về kiến trúc cho khu trung tâm TPHCM tương lai như xây dựng các công trình ngầm liên thông từ khu vực chợ Bến Thành đến Nhà hát thành phố, hình thành dãy công viên phía bờ Tây sông Sài Gòn kéo dài từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận; phát triển các cao ốc ở vị trí các cảng nằm trên sông Sài Gòn ở nội thành; quy hoạch hàng loạt tuyến đường đi bộ;…
Tuy nhiên, theo đơn vị thiết kế, để giữ hồn cho đô thị Sài Gòn - TPHCM trong tương lai có đến trên 200 địa chỉ công trình kiến trúc trong khu trung tâm được xác định có giá trị lịch sử cần được bảo tồn - ngoài những công trình di sản văn hóa lịch sử như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, chợ Bến Thành, bệnh viện Nhi đồng 2, khu biệt thự Pháp (quận 3 và một phần quận 1)…
Thảo cầm viên, công viên Tao Đàn, công viên 30-4, công viên 23-9,… cũng được đánh giá là các mảng không gian xanh rất có giá trị, cả ở góc độ lịch sử. Do đó, việc thiết kế công viên lịch sử và cây trồng từ thời xưa được bảo tồn tối đa để lưu giữ hồi ức về một thành phố cổ.
Một lãnh đạo của Sở Quy hoạch kiến trúc TPHCM từng thừa nhận, cái quý giá của một đô thị là trong quá trình phát triển, đô thị đó giữ, bảo tồn được những công trình kiến trúc, cảnh quan có giá trị. “Khu trung tâm TPHCM đã từng bị mất đi nhiều công trình kiến trúc có giá trị, nhưng nỗ lực bảo tồn không bao giờ là quá muộn”, vị này nói.
Theo TBKTSG