Lấy đất nông nghiệp giá rẻ rồi phân lô, bán nền, nhiều dự án bất động sản ven đô đang biến những vùng đất nông nghiệp phì nhiêu của Hà Nội thành những vùng đất “chết”.
Hệ lụy của việc thị trường bất động sản Việt Nam phát triển quá nóng trong thời kỳ trước đây đang bộc lộ ngày một rõ nét khi những khu đô thị nghìn tỷ bị bỏ hoang xuất hiện ngày càng nhiều.
Xuất hiện quá nhiều dự án "chết"
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có tới hàng trăm dự án bất động sản lớn nhỏ nằm “chết”, được cấp phép xây dựng nhiều năm mà vẫn bỏ hoang. Tình trạng dự án “chết” tràn lan, trong khi nhu cầu nhà ở và đất trồng cấy còn đó như một nghịch lý nhức nhối.
Trên khắp các quận, huyện ven nội thành Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai... đang tràn làn các dự án "chết".
Số dự án “chết” nhiều phải kể đến huyện Mê Linh. Hiện địa phương này có khoảng 50 dự án “chết”, quy mô lớn nhỏ từ 10ha đến 100ha. Các dự án này đều đã được giao đất nhiều năm, nhưng đến thời điểm này, các dự án hầu hết đang là “bãi hoang”.
Nhiều dự án tập trung ở các xã Tráng Việt, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm ha như: Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Phúc Việt, Hà Phong, Tiền Phong, Chi Đông, River land, AIC, Diamond Park New, Cienco 5... Hầu hết các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay qua nhiều năm hạ tầng vẫn dang dở.
Trên địa bàn Hà Nội hiện đang tồn tại hàng chục dự án hoang trong đó nhiều dự án như Geleximco, Vân Canh, Văn Phú, Đô Nghĩa, Dương Nội... đã hoàn thiện xong nhà nhưng không có người ở.
Được quảng cáo rầm rộ khu đô thị kiểu mẫu đẹp nhất miền Bắc, nhưng sau 4-5 được giao chủ đầu tư, dự án khu đô thị mới AIC (Mê Linh) rộng gần 100ha đất mới chỉ giải phóng mặt bằng được 50% diện tích. Ngoài ra, chủ đầu tư mới san lấp được một phần diện tích, chưa triển khai làm hạ tầng. Phần lớn diện tích còn lại trong tình trạng hoang hóa, cỏ dại ngập đầu.
Hay như khu đô thị mới Cienco 5 (Mê Linh) rộng gần 50ha, được khởi công từ năm 2005 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành xong hết được hạ tầng. Trong khi đó, các dãy nhà liền kề, biệt thự chưa được các hộ dân mua đất xây nhà vì vậy vẫn ngổn ngang những bãi đất trống hoang tàn.
Còn tại huyện Hoài Đức, một trong những khu vực giáp danh Hà Nội, nơi từng được xem là điểm nóng nhất về nhà đất đang có vài chục dự án bất động sản trong đó có rất nhiều những dự án cũng hoang tàn như Mê Linh.
Theo ban giải phóng mặt bằng huyện Hoài Đức, số lượng dự án nhà ở, khu đô thị nằm trên địa bàn huyện 14 dự án. Tuy nhiên, số dự án đã hoàn thành xong nhà chỉ lác đác vài dự án như Lideco, Bắc An Khánh...Số còn lại đã giải phóng xong mặt bằng từ lâu nhưng các chủ đầu tư không xây dựng.
Biệt thự, nhà vườn bỏ hoang ngày càng nhiều
Trên địa bàn thủ đô có tới hàng chục khu đô thị mới, hiện đại đang bị bỏ hoang như khu Dương Nội C, Dương Nội A, các khu đô thị ở Mê Linh... Các khu đô thị này đều nằm ven đô Hà Nội, khoảng cách từ khu đô thị đến trung tâm thành phố không xa. Khu đô thị có đến hàng ngàn căn nhà liền kề, biệt thự hiện đại nằm san sát, nhưng toàn bộ những căn nhà này lại đang bị bỏ hoang, không người ở. Đây chính là hệ luỵ của việc bất động sản phát triển quá nóng.
Vài năm trước, tình trạng đầu tư bất động sản tràn lan, ai cũng đầu tư vào bất động sản, ai cũng có thể kiếm siêu lợi nhuận từ nhà đất đã khiến người ta dồn tất cả vốn liếng vào nhà đất, thậm chí là đi vay người thân, vay ngân hàng để cố gắng có thêm được căn nhà, mảnh đất cho dù không thực sự có nhu cầu. Và giờ đây khi thị trường bất động sản đột ngột lao dốc, đóng băng đã khiến cả triệu tỷ đồng bị chôn vào những khu đô thị hoang như thế.
Khoảng vài năm trở lại đây, khi việc tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án bất động sản nội đô ngày một khó khăn, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư ra khu vực ngoại vi Hà Nội. Mục tiêu hướng đến của các dự án dạng này là xây dựng các biệt thự nhà vườn, nhà liền kề phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân đô thị. Đi kèm theo các bản vẽ dự án là hàng loạt chiến dịch truyền thông nhằm tạo nên một trào lưu sở hữu “ngôi nhà thứ hai” nhắm đến những người dân giàu có và thành đạt ở đô thị và cũng đã có không ít người đổ tiền vào các dự án dạng này với hy vọng kiếm lời từ “làn sóng” đầu tư này.
Tuy nhiên cho đến nay, nhiều diện tích vẫn chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều tỷ đồng của khách hàng được huy động không có cách gì rút ra được do thị trường hầu như không có giao dịch.
Trong khi người dân có nhu cầu nhà ở xã hội vẫn chưa được đáp ứng, nhiều địa phương đang thiếu đất canh tác, sản xuất thì thực trạng đất dự án”chết”, bỏ hoang kéo dài tại Hà Nội từ nhiều năm qua, nếu không có biện pháp kiên quyết xử lý, thu hồi, giao cho các chủ đầu tư có năng lực thực hiện, mà tiếp tục tình trạng gia hạn nhiều lần, gây bức xúc dư luận.
Từ 5/1/2014 xem xét thu hồi các dự án chậm tiến độ
Thực trạng dự án hoang đã gây nhức nhối dư luận trong suốt một thời gian dài vừa qua. Mặc dù đã có chủ trương của Chính phủ nhưng việc thu hồi các dự án treo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khó xử lý.
Để khắc phục tình trạng này, bắt đầu từ 5/1/2014, theo Thông tư liên tịch số 20 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, các dự án bất động sản chậm tiến độ sẽ bị xem xét thu hồi, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất và gây ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh các khu vực có dự án.
Ngày 21/11/2013 vừa qua, Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Thông tư 20 quy định, UBND các cấp sẽ giao cho Sở Xây dựng chủ trì tổ chức rà soát đánh giá thực trạng triển khai và phân loại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã được chấp thuận, cho phép đầu tư trước ngày Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; làm rõ tình hình tồn kho bất động sản trên địa bàn để báo cáo UBND cấp tỉnh.
Căn cứ trên kết quả rà soát, đánh giá các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, số liệu về tồn kho bất động sản…UBND cấp tỉnh sẽ quyết định việc dừng, tạm dừng hoặc cho tiếp tục triển khai các dự án.
Xuất hiện quá nhiều dự án "chết"
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có tới hàng trăm dự án bất động sản lớn nhỏ nằm “chết”, được cấp phép xây dựng nhiều năm mà vẫn bỏ hoang. Tình trạng dự án “chết” tràn lan, trong khi nhu cầu nhà ở và đất trồng cấy còn đó như một nghịch lý nhức nhối.
Nhan nhản các dự án hoang từ nội đô đến ngoại thành.
Trên khắp các quận, huyện ven nội thành Hà Nội như Đông Anh, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai... đang tràn làn các dự án "chết".
Số dự án “chết” nhiều phải kể đến huyện Mê Linh. Hiện địa phương này có khoảng 50 dự án “chết”, quy mô lớn nhỏ từ 10ha đến 100ha. Các dự án này đều đã được giao đất nhiều năm, nhưng đến thời điểm này, các dự án hầu hết đang là “bãi hoang”.
Nhiều dự án tập trung ở các xã Tráng Việt, Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm với các dự án quy mô lớn từ vài chục đến vài trăm ha như: Khu đô thị Minh Giang Đầm Và, Phúc Việt, Hà Phong, Tiền Phong, Chi Đông, River land, AIC, Diamond Park New, Cienco 5... Hầu hết các dự án được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay qua nhiều năm hạ tầng vẫn dang dở.
Trên địa bàn Hà Nội hiện đang tồn tại hàng chục dự án hoang trong đó nhiều dự án như Geleximco, Vân Canh, Văn Phú, Đô Nghĩa, Dương Nội... đã hoàn thiện xong nhà nhưng không có người ở.
Được quảng cáo rầm rộ khu đô thị kiểu mẫu đẹp nhất miền Bắc, nhưng sau 4-5 được giao chủ đầu tư, dự án khu đô thị mới AIC (Mê Linh) rộng gần 100ha đất mới chỉ giải phóng mặt bằng được 50% diện tích. Ngoài ra, chủ đầu tư mới san lấp được một phần diện tích, chưa triển khai làm hạ tầng. Phần lớn diện tích còn lại trong tình trạng hoang hóa, cỏ dại ngập đầu.
Các dự án hoang thành nơi thả trâu, chăn bò
Hay như khu đô thị mới Cienco 5 (Mê Linh) rộng gần 50ha, được khởi công từ năm 2005 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hoàn thành xong hết được hạ tầng. Trong khi đó, các dãy nhà liền kề, biệt thự chưa được các hộ dân mua đất xây nhà vì vậy vẫn ngổn ngang những bãi đất trống hoang tàn.
Còn tại huyện Hoài Đức, một trong những khu vực giáp danh Hà Nội, nơi từng được xem là điểm nóng nhất về nhà đất đang có vài chục dự án bất động sản trong đó có rất nhiều những dự án cũng hoang tàn như Mê Linh.
Theo ban giải phóng mặt bằng huyện Hoài Đức, số lượng dự án nhà ở, khu đô thị nằm trên địa bàn huyện 14 dự án. Tuy nhiên, số dự án đã hoàn thành xong nhà chỉ lác đác vài dự án như Lideco, Bắc An Khánh...Số còn lại đã giải phóng xong mặt bằng từ lâu nhưng các chủ đầu tư không xây dựng.
Biệt thự, nhà vườn bỏ hoang ngày càng nhiều
Trên địa bàn thủ đô có tới hàng chục khu đô thị mới, hiện đại đang bị bỏ hoang như khu Dương Nội C, Dương Nội A, các khu đô thị ở Mê Linh... Các khu đô thị này đều nằm ven đô Hà Nội, khoảng cách từ khu đô thị đến trung tâm thành phố không xa. Khu đô thị có đến hàng ngàn căn nhà liền kề, biệt thự hiện đại nằm san sát, nhưng toàn bộ những căn nhà này lại đang bị bỏ hoang, không người ở. Đây chính là hệ luỵ của việc bất động sản phát triển quá nóng.
Vài năm trước, tình trạng đầu tư bất động sản tràn lan, ai cũng đầu tư vào bất động sản, ai cũng có thể kiếm siêu lợi nhuận từ nhà đất đã khiến người ta dồn tất cả vốn liếng vào nhà đất, thậm chí là đi vay người thân, vay ngân hàng để cố gắng có thêm được căn nhà, mảnh đất cho dù không thực sự có nhu cầu. Và giờ đây khi thị trường bất động sản đột ngột lao dốc, đóng băng đã khiến cả triệu tỷ đồng bị chôn vào những khu đô thị hoang như thế.
Khu đô thị hoang để cỏ mọc lút đầu...
Khoảng vài năm trở lại đây, khi việc tìm kiếm lợi nhuận từ các dự án bất động sản nội đô ngày một khó khăn, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã nhanh chóng chuyển hướng đầu tư ra khu vực ngoại vi Hà Nội. Mục tiêu hướng đến của các dự án dạng này là xây dựng các biệt thự nhà vườn, nhà liền kề phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân đô thị. Đi kèm theo các bản vẽ dự án là hàng loạt chiến dịch truyền thông nhằm tạo nên một trào lưu sở hữu “ngôi nhà thứ hai” nhắm đến những người dân giàu có và thành đạt ở đô thị và cũng đã có không ít người đổ tiền vào các dự án dạng này với hy vọng kiếm lời từ “làn sóng” đầu tư này.
Tuy nhiên cho đến nay, nhiều diện tích vẫn chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều tỷ đồng của khách hàng được huy động không có cách gì rút ra được do thị trường hầu như không có giao dịch.
Trong khi người dân có nhu cầu nhà ở xã hội vẫn chưa được đáp ứng, nhiều địa phương đang thiếu đất canh tác, sản xuất thì thực trạng đất dự án”chết”, bỏ hoang kéo dài tại Hà Nội từ nhiều năm qua, nếu không có biện pháp kiên quyết xử lý, thu hồi, giao cho các chủ đầu tư có năng lực thực hiện, mà tiếp tục tình trạng gia hạn nhiều lần, gây bức xúc dư luận.
Từ 5/1/2014 xem xét thu hồi các dự án chậm tiến độ
Thực trạng dự án hoang đã gây nhức nhối dư luận trong suốt một thời gian dài vừa qua. Mặc dù đã có chủ trương của Chính phủ nhưng việc thu hồi các dự án treo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khó xử lý.
Để khắc phục tình trạng này, bắt đầu từ 5/1/2014, theo Thông tư liên tịch số 20 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ, các dự án bất động sản chậm tiến độ sẽ bị xem xét thu hồi, tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất và gây ảnh hưởng đến cuộc sống dân sinh các khu vực có dự án.
Ngày 21/11/2013 vừa qua, Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị.
Thông tư 20 quy định, UBND các cấp sẽ giao cho Sở Xây dựng chủ trì tổ chức rà soát đánh giá thực trạng triển khai và phân loại các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới đã được chấp thuận, cho phép đầu tư trước ngày Nghị định số 11/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành; làm rõ tình hình tồn kho bất động sản trên địa bàn để báo cáo UBND cấp tỉnh.
Căn cứ trên kết quả rà soát, đánh giá các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới, số liệu về tồn kho bất động sản…UBND cấp tỉnh sẽ quyết định việc dừng, tạm dừng hoặc cho tiếp tục triển khai các dự án.
Theo VLand