Thiếu vốn khiến nhiều dự án BĐS dang dở, doanh nghiệp cung ứng vật liệu thì tồn kho... Thực tế khó khăn này khiến thị trường xuất hiện hình thức liên kết mới, đó là hai đơn vị đổi sản phẩm cho nhau.
Hình minh họa
Một trong những giải pháp giải phóng hàng tồn kho đã từng được thị trường đề cập tới, đó là giải pháp hàng đổi hàng. Các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu xây dựng có thể bán vật liệu xây dựng hàng tồn kho cho các doanh nghiệp BĐS. Đổi lại, các doanh nghiệp BĐS thay vì trả bằng tiền mặt sẽ trả bằng căn hộ tại ngay dự án của mình. Nếu thực hiện được thì cả doanh nghiệp vật liệu và BĐS đều có thể giải phóng hàng tồn kho. Tuy nhiên không phải lúc nào phương án này cũng khả thi, nhất là khi cả doanh nghiệp vật liệu và chủ đầu tư đều đang rất thiếu vốn.
Thay bằng trả tiền mặt cho nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu xây dựng, dự án của Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát đã thỏa thuận trả bằng căn hộ. Giá căn hộ được xác định thấp hơn giá thị trường, mặc dù không tiết lộ con số là bao nhiêu, nhưng trong bối cảnh vốn vay tiếp cận khó khăn như hiện nay thì với dự án này, đây là giải pháp được đánh giá là đôi bên cùng có lợi.
Ông Đào Tiến Dũng, Phó TGĐ Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát cho rằng: “Chúng tôi phải thỏa thuận để cứu chúng tôi, chứ tín dụng giờ không thể tiếp cận được”.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp BĐS nào cũng may mắn thỏa thuận được với các nhà thầu và các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, bởi trên thực tế bản thân các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu cũng đang đối mặt với tình trạng không dư giả gì về tiền mặt. Nếu nhận bằng sản phẩm BĐS, có nghĩa doanh nghiệp sẽ không có được nguồn tiền để tiếp tục đầu tư.
Theo ông Đặng Việt Lê, Chủ tịch HĐQT Công ty gạch Khang Linh: “Giải pháp này khó thực hiện vì các doanh nghiệp phải có dòng tiền để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tiền mặt để chi trả lương cho công nhân. Nếu đổi vật liệu xây dựng lấy mét sàn xây dựng có thể ảnh hưởng tới dòng tài chính, chỉ làm được khi doanh nghiệp dồi dào nguồn tiền”.
Đó là chưa kể đến việc bản thân doanh nghiệp vật liệu cũng lo ngại về khả năng tiêu thụ lượng căn hộ này, nhất là trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn, ngay cả chủ đầu tư cũng không dễ bán.
Theo các chuyên gia BĐS, phương án hàng đổi hàng chỉ được xem là giải pháp tình thế, nhất là tại những dự án đang triển khai dở dang. Bởi khi chủ đầu tư khó khăn về tài chính thì bản thân các nhà thầu và các doanh nghiệp vật liệu cũng chẳng còn lựa chọn nào hơn là chấp nhận phương án hàng đổi hàng, còn hơn là không lấy được gì. Còn đối với những vật liệu xây dựng không có uy tín hoặc lượng hàng tồn kho cao, nhất là xi măng, sắt thép để lâu sẽ hỏng hoặc gỉ, thì phương án hàng đổi hàng lại là giải pháp tốt.
Thay bằng trả tiền mặt cho nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu xây dựng, dự án của Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát đã thỏa thuận trả bằng căn hộ. Giá căn hộ được xác định thấp hơn giá thị trường, mặc dù không tiết lộ con số là bao nhiêu, nhưng trong bối cảnh vốn vay tiếp cận khó khăn như hiện nay thì với dự án này, đây là giải pháp được đánh giá là đôi bên cùng có lợi.
Ông Đào Tiến Dũng, Phó TGĐ Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát cho rằng: “Chúng tôi phải thỏa thuận để cứu chúng tôi, chứ tín dụng giờ không thể tiếp cận được”.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp BĐS nào cũng may mắn thỏa thuận được với các nhà thầu và các nhà cung cấp vật liệu xây dựng, bởi trên thực tế bản thân các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu cũng đang đối mặt với tình trạng không dư giả gì về tiền mặt. Nếu nhận bằng sản phẩm BĐS, có nghĩa doanh nghiệp sẽ không có được nguồn tiền để tiếp tục đầu tư.
Theo ông Đặng Việt Lê, Chủ tịch HĐQT Công ty gạch Khang Linh: “Giải pháp này khó thực hiện vì các doanh nghiệp phải có dòng tiền để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tiền mặt để chi trả lương cho công nhân. Nếu đổi vật liệu xây dựng lấy mét sàn xây dựng có thể ảnh hưởng tới dòng tài chính, chỉ làm được khi doanh nghiệp dồi dào nguồn tiền”.
Đó là chưa kể đến việc bản thân doanh nghiệp vật liệu cũng lo ngại về khả năng tiêu thụ lượng căn hộ này, nhất là trong bối cảnh thị trường đang rất khó khăn, ngay cả chủ đầu tư cũng không dễ bán.
Theo các chuyên gia BĐS, phương án hàng đổi hàng chỉ được xem là giải pháp tình thế, nhất là tại những dự án đang triển khai dở dang. Bởi khi chủ đầu tư khó khăn về tài chính thì bản thân các nhà thầu và các doanh nghiệp vật liệu cũng chẳng còn lựa chọn nào hơn là chấp nhận phương án hàng đổi hàng, còn hơn là không lấy được gì. Còn đối với những vật liệu xây dựng không có uy tín hoặc lượng hàng tồn kho cao, nhất là xi măng, sắt thép để lâu sẽ hỏng hoặc gỉ, thì phương án hàng đổi hàng lại là giải pháp tốt.
Theo VTV