Thành lập ban đại diện để đấu tranh, cắt cử nhau chốt giữ cổng công trình để chặn xe chở vật liệu… đó là những gì mà cư dân của 2 tổ dân phố số 48-49 phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) đã làm nhằm gâp áp lực yêu cầu chủ đầu tư Chung cư Thăng Long Garden tại 250 Minh Khai bồi thường thiệt hại do thi công gây lún nứt nhà.
Một căn nhà của người dân tổ 49 đã bị sập
Của đau con xót
Bà Nguyễn Thị Nhở, chủ căn hộ số 88, tầng 2, thuộc đơn nguyên B4 Khu tập thể Công ty may Thăng Long đưa phóng viên đi “thị sát” khắp nhà, chỉ tay vào những vết nứt toang hoác chạy dọc từ trần tới nền nhà tố khổ: “Tôi mới đầu tư gần 400 triệu đồng để sửa căn hộ này vậy mà bây giờ người ta thẩm định nó và khẳng định, nhà thuộc diện nguy hiểm cần di dời gấp. Chúng tôi đã có rất nhiều lần gặp chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long Garden cũng như chính quyền địa phương để đề nghị họ dừng thi công, có phương án bồi thường thỏa đáng, nhưng đến nay ngót 1 năm rồi mà vẫn chưa đi đến đâu”.
Bắt đầu từ tháng 2-2012 Dự án Thăng Long Garden thuộc Công ty CP may Thăng Long đi vào thi công. Đây là một tổ hợp chung cư cao cấp và trung tâm thương mại gồm 3 tòa nhà 25 tầng với 2 tầng hầm nằm ngay trên tuyến phố Minh Khai. Chỉ sau khi khởi công một thời gian ngắn, hàng chục hộ dân của 2 tổ dân phố 48 và 49 sống xung quanh dự án này đã bị đảo lộn sinh hoạt. Cụ thể là phần lớn các căn nhà xung quanh rơi vào tình trạng lún nứt, thậm chí có những căn đã đổ sập hoàn toàn. Bà Nhở cho biết: “Ngay từ những ngày đầu, tổ dân phố số 49 đã có gần 20 hộ bị ảnh hưởng và tổ 48 thì lên tới con số 50 hộ. Thậm chí ngay cả một bức tường cao 2,5m dày 30cm vốn dùng để ngăn cách khu tập thể với dự án này cũng đã đổ sập do cách thi công thiếu trách nhiệm của họ”.
Cùng chung đơn nguyên B4 là căn hộ số 86 của bà Nguyễn Thị Nhàn. Hiện sàn căn hộ của bà Nhàn đã nghiêng gần 30 độ về phía công trường. Trên các bức tường là những vết nứt xẻ dọc ngang khắp nơi. Để mô tả mức độ nguy hiểm về căn nhà của mình, bà Nhàn dùng 1 quả bóng nhựa của trẻ em đặt ở góc nhà rồi thả tay. Quả bóng lập tức lăn tuốt về hướng đối diện. Bà Nhàn nói: “Nhà tôi bây giờ nó nghiêng như thế mà chúng tôi yêu cầu họ phải có phương án sửa chữa cũng như thuê nhà khác cho chúng tôi tạm cư, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Tôi chỉ sợ căn nhà này sập bất ngờ”.
Chị Nguyễn Thị Xuyên, trú tại số 54 ngõ 246 Minh Khai (thuộc tổ 49) có 2 căn nhà nhỏ sát ngay dự án. Hôm 18-11-2012 một căn nhà của chị đã đổ sụp. Chị Xuyên kể: “Căn nhà còn lại của tôi thì cũng đã nứt trần, thấm dột khắp nơi. Cống rãnh cũng đã vỡ hết nhưng đến nay tôi vẫn chưa được nhận đền bù một đồng nào. Sau khi sự cố xảy ra, đại diện chủ đầu tư có hứa với chúng tôi: Khi nào làm xong tầng hầm tới cos 0 thì sẽ bồi thường và xây trả lại căn nhà mới. Lúc ấy, họ cam kết sẽ bàn giao trả nhà trước Tết 10 ngày. Ấy vậy mà Tết đã sắp đến, vậy mà nhà chúng tôi vẫn là đống gạch vụn”. Không chỉ riêng nhà chị Xuyên, cả tổ 49 có tới 6 căn nhà cũng bị sập trong hoàn cảnh tương tự.
“Chúng tôi nhận trách nhiệm”
Trong khi người dân đang lo “sốt vó” thì lãnh đạo UBND phường Minh Khai lại có vẻ “bất hợp tác” khi phóng viên tiếp cận để tìm hiểu nguyên nhân sự cố cũng như phương án để di dời khẩn cấp, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Đề nghị phối hợp làm việc của phóng viên ANTĐ với ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch (phụ trách đô thị) bị từ chối thẳng thừng. Thậm chí vị Phó Chủ tịch phường này còn “máy móc” một cách rất khó hiểu: Phải có giấy giới thiệu thì mới “thu xếp lịch hẹn làm việc”, cho dù phóng viên đã xuất trình thẻ nhà báo và nói rõ, đây là “vấn đề nóng” nên cần ưu tiên quyền lợi của người dân trước khi bàn đến các thủ tục hành chính cứng nhắc, nhưng ông Hùng vẫn cương quyết: “Cứ mang giấy giới thiệu đến đây, chúng tôi sẽ xếp lịch rồi hẹn làm việc sau”.
Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Minh Tuân – Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long Garden. Ông Tuân cho biết: “Việc thi công các hạng mục của Dự án Thăng long Garden gây ảnh hưởng tới các hộ dân như phản ánh là đúng. Về vấn đề lún, nứt chúng tôi xin nhận trách nhiệm và chắc chắn sẽ có bồi thường cho người dân. Bản thân chúng tôi và các hộ dân đã thống nhất thuê bên thứ 3 là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng (Coninco) khảo sát và đánh giá hiện trạng. Sau khi có kết quả thẩm định hư hại, chúng tôi đã đền bù cho tổng số 41/53 hộ dân của cả 2 tổ dân phố. Tuy nhiên, một số các hộ còn lại như nhà B4 cộng với những hộ mới bị ảnh hưởng phát sinh thêm về sau thì công ty vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong phương án và giá thành đền bù. Đó chính là mấu chốt đưa đến những sự cố gây bức xúc cho cả hai bên”.
Cũng theo ông Tuân, trong tuần tới phía Coninco sẽ cố gắng thẩm định xong toàn bộ những hư hại mới phát sinh và Thăng Long Garden sẽ lấy đó để làm cơ sở đàm phán bồi thường cho người dân. Riêng đối với cư dân nhà B4 - nơi được đánh giá là ảnh hưởng nguy hiểm nhất sẽ có phương án di dời toàn bộ và hỗ trợ người dân tiền thuê nhà, vận chuyển đồ đạc. Trong trường hợp, nếu khu nhà bị ảnh hưởng về kết cấu không thể sửa chữa, công ty sẽ lên phương án xây lại toàn bộ. Tuy nhiên việc xây dựng lại phải dựa trên nguyên tắc tương đương với cấp nhà hiện tại. Vì nhà B4 hiện nay là nhà cấp 4, đã hết niên hạn sử dụng nên nếu cần phải xây lại thì cũng sẽ chỉ tương đương cấp 4.
Trả lời về lý do chậm trễ khi chưa xây trả lại cho các hộ có nhà bị sập thuộc tổ 49, ông Tuân khẳng định: “Do bị người dân chặn xe chở vật liệu nên chúng tôi không thể gia công nền móng ở khu vực giáp ranh tổ 49. Do đó dẫn tới việc không thể xây trả nhà được, nếu cứ cố xây như cam kết thì nền yếu chắc chắn nhà sẽ lại sập. Vì vậy, đối với các hộ này, chúng tôi sẽ chi trả thêm tiền thuê nhà cho họ và cam kết xây dựng lại sau Tết Nguyên đán”.
Bà Nguyễn Thị Nhở, chủ căn hộ số 88, tầng 2, thuộc đơn nguyên B4 Khu tập thể Công ty may Thăng Long đưa phóng viên đi “thị sát” khắp nhà, chỉ tay vào những vết nứt toang hoác chạy dọc từ trần tới nền nhà tố khổ: “Tôi mới đầu tư gần 400 triệu đồng để sửa căn hộ này vậy mà bây giờ người ta thẩm định nó và khẳng định, nhà thuộc diện nguy hiểm cần di dời gấp. Chúng tôi đã có rất nhiều lần gặp chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thăng Long Garden cũng như chính quyền địa phương để đề nghị họ dừng thi công, có phương án bồi thường thỏa đáng, nhưng đến nay ngót 1 năm rồi mà vẫn chưa đi đến đâu”.
Bắt đầu từ tháng 2-2012 Dự án Thăng Long Garden thuộc Công ty CP may Thăng Long đi vào thi công. Đây là một tổ hợp chung cư cao cấp và trung tâm thương mại gồm 3 tòa nhà 25 tầng với 2 tầng hầm nằm ngay trên tuyến phố Minh Khai. Chỉ sau khi khởi công một thời gian ngắn, hàng chục hộ dân của 2 tổ dân phố 48 và 49 sống xung quanh dự án này đã bị đảo lộn sinh hoạt. Cụ thể là phần lớn các căn nhà xung quanh rơi vào tình trạng lún nứt, thậm chí có những căn đã đổ sập hoàn toàn. Bà Nhở cho biết: “Ngay từ những ngày đầu, tổ dân phố số 49 đã có gần 20 hộ bị ảnh hưởng và tổ 48 thì lên tới con số 50 hộ. Thậm chí ngay cả một bức tường cao 2,5m dày 30cm vốn dùng để ngăn cách khu tập thể với dự án này cũng đã đổ sập do cách thi công thiếu trách nhiệm của họ”.
Cùng chung đơn nguyên B4 là căn hộ số 86 của bà Nguyễn Thị Nhàn. Hiện sàn căn hộ của bà Nhàn đã nghiêng gần 30 độ về phía công trường. Trên các bức tường là những vết nứt xẻ dọc ngang khắp nơi. Để mô tả mức độ nguy hiểm về căn nhà của mình, bà Nhàn dùng 1 quả bóng nhựa của trẻ em đặt ở góc nhà rồi thả tay. Quả bóng lập tức lăn tuốt về hướng đối diện. Bà Nhàn nói: “Nhà tôi bây giờ nó nghiêng như thế mà chúng tôi yêu cầu họ phải có phương án sửa chữa cũng như thuê nhà khác cho chúng tôi tạm cư, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Tôi chỉ sợ căn nhà này sập bất ngờ”.
Chị Nguyễn Thị Xuyên, trú tại số 54 ngõ 246 Minh Khai (thuộc tổ 49) có 2 căn nhà nhỏ sát ngay dự án. Hôm 18-11-2012 một căn nhà của chị đã đổ sụp. Chị Xuyên kể: “Căn nhà còn lại của tôi thì cũng đã nứt trần, thấm dột khắp nơi. Cống rãnh cũng đã vỡ hết nhưng đến nay tôi vẫn chưa được nhận đền bù một đồng nào. Sau khi sự cố xảy ra, đại diện chủ đầu tư có hứa với chúng tôi: Khi nào làm xong tầng hầm tới cos 0 thì sẽ bồi thường và xây trả lại căn nhà mới. Lúc ấy, họ cam kết sẽ bàn giao trả nhà trước Tết 10 ngày. Ấy vậy mà Tết đã sắp đến, vậy mà nhà chúng tôi vẫn là đống gạch vụn”. Không chỉ riêng nhà chị Xuyên, cả tổ 49 có tới 6 căn nhà cũng bị sập trong hoàn cảnh tương tự.
Túc trực chặn xe chở VLXD trước cổng công trình
“Chúng tôi nhận trách nhiệm”
Trong khi người dân đang lo “sốt vó” thì lãnh đạo UBND phường Minh Khai lại có vẻ “bất hợp tác” khi phóng viên tiếp cận để tìm hiểu nguyên nhân sự cố cũng như phương án để di dời khẩn cấp, tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Đề nghị phối hợp làm việc của phóng viên ANTĐ với ông Hồ Việt Hùng - Phó Chủ tịch (phụ trách đô thị) bị từ chối thẳng thừng. Thậm chí vị Phó Chủ tịch phường này còn “máy móc” một cách rất khó hiểu: Phải có giấy giới thiệu thì mới “thu xếp lịch hẹn làm việc”, cho dù phóng viên đã xuất trình thẻ nhà báo và nói rõ, đây là “vấn đề nóng” nên cần ưu tiên quyền lợi của người dân trước khi bàn đến các thủ tục hành chính cứng nhắc, nhưng ông Hùng vẫn cương quyết: “Cứ mang giấy giới thiệu đến đây, chúng tôi sẽ xếp lịch rồi hẹn làm việc sau”.
Phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Minh Tuân – Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long Garden. Ông Tuân cho biết: “Việc thi công các hạng mục của Dự án Thăng long Garden gây ảnh hưởng tới các hộ dân như phản ánh là đúng. Về vấn đề lún, nứt chúng tôi xin nhận trách nhiệm và chắc chắn sẽ có bồi thường cho người dân. Bản thân chúng tôi và các hộ dân đã thống nhất thuê bên thứ 3 là Công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng (Coninco) khảo sát và đánh giá hiện trạng. Sau khi có kết quả thẩm định hư hại, chúng tôi đã đền bù cho tổng số 41/53 hộ dân của cả 2 tổ dân phố. Tuy nhiên, một số các hộ còn lại như nhà B4 cộng với những hộ mới bị ảnh hưởng phát sinh thêm về sau thì công ty vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong phương án và giá thành đền bù. Đó chính là mấu chốt đưa đến những sự cố gây bức xúc cho cả hai bên”.
Cũng theo ông Tuân, trong tuần tới phía Coninco sẽ cố gắng thẩm định xong toàn bộ những hư hại mới phát sinh và Thăng Long Garden sẽ lấy đó để làm cơ sở đàm phán bồi thường cho người dân. Riêng đối với cư dân nhà B4 - nơi được đánh giá là ảnh hưởng nguy hiểm nhất sẽ có phương án di dời toàn bộ và hỗ trợ người dân tiền thuê nhà, vận chuyển đồ đạc. Trong trường hợp, nếu khu nhà bị ảnh hưởng về kết cấu không thể sửa chữa, công ty sẽ lên phương án xây lại toàn bộ. Tuy nhiên việc xây dựng lại phải dựa trên nguyên tắc tương đương với cấp nhà hiện tại. Vì nhà B4 hiện nay là nhà cấp 4, đã hết niên hạn sử dụng nên nếu cần phải xây lại thì cũng sẽ chỉ tương đương cấp 4.
Trả lời về lý do chậm trễ khi chưa xây trả lại cho các hộ có nhà bị sập thuộc tổ 49, ông Tuân khẳng định: “Do bị người dân chặn xe chở vật liệu nên chúng tôi không thể gia công nền móng ở khu vực giáp ranh tổ 49. Do đó dẫn tới việc không thể xây trả nhà được, nếu cứ cố xây như cam kết thì nền yếu chắc chắn nhà sẽ lại sập. Vì vậy, đối với các hộ này, chúng tôi sẽ chi trả thêm tiền thuê nhà cho họ và cam kết xây dựng lại sau Tết Nguyên đán”.
Theo ANTĐ