Nhà tái định cư ở Hà Nội luôn là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trên địa bàn thành phố.
Trước hết, số lượng nhà luôn thiếu hụt. Từ năm 2009 đến nay, nhu cầu nhà tái định cư khoảng 20 nghìn căn hộ, nhưng thành phố mới bố trí được hơn 11 nghìn căn. Riêng năm 2012, nhu cầu nhà tái định cư trên địa bàn thành phố khoảng 6.500 căn hộ. Nhưng đến nay quỹ nhà tái định cư mới có thêm gần 1.300 căn và dự kiến đến cuối năm hoàn thành thêm khoảng hai nghìn căn. Nếu số căn hộ này hoàn thành đúng kế hoạch cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng một nửa số căn hộ cần bố trí cho các hộ dân trong năm nay. Thiếu nhà tái định cư ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án.
Năm nay, thành phố triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn, cần bố trí nhà tái định cư cho hàng nghìn hộ dân. Thí dụ như dự án mở rộng vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở cần 3.500 căn hộ, dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn cần 900 căn, dự án cải tạo đường Nguyễn Tam Trinh - Lĩnh Nam cần 900 căn... Nhưng do chưa bố trí được quỹ nhà, cho nên các dự án này chỉ triển khai cầm chừng.
Bên cạnh đó, chất lượng nhiều khu nhà tái định cư còn nhiều hạn chế. Chỉ sau một thời ngắn đưa vào sử dụng nhiều tòa nhà như khu tái định cư Ðồng Tàu, Ðền Lừ, Dịch Vọng... đã xuất hiện hiện tượng lún, nứt, ngấm nước,... Hệ thống thang máy thường xuyên trục trặc. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý tòa nhà chậm khắc phục, sửa chữa các sự cố, khiến người dân vô cùng bức xúc. Nhiều khu nhà thiếu các công trình hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trạm y tế, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng... Nhiều gia đình phải đưa con em về học tại khu vực sinh sống trước đây, làm tăng chi phí đi lại, tăng mật độ giao thông.
Nguyên nhân nhà tái định cư vừa thiếu, vừa kém chất lượng là do các chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ, tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết. Tại một số dự án, quỹ đất 20% tại các khu đô thị theo quy định dành để xây nhà tái định cư gặp vướng mắc về GPMB hoặc đã được chuyển mục đích sử dụng đất... Sau khi đưa công trình vào sử dụng, các đơn vị quản lý không quan tâm đến bảo trì, sửa chữa, khắc phục các hư hỏng dẫn đến chất lượng tòa nhà xuống cấp nhanh chóng.
Từ nay đến năm 2015, TP Hà Nội triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ trên các lĩnh vực giao thông, đô thị..., số lượng các hộ dân cần GPMB, bố trí tái định cư rất lớn. Vì vậy, công tác tái định cư cần phải được chú trọng. Ðể khắc phục những hạn chế nêu trên, thành phố cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như: chủ động nguồn nhà tái định cư, công tác tái định cư phải đi trước một bước so với công tác GPMB. Trong quá trình triển khai, phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, kiên quyết thay thế các chủ đầu tư dự án nhà tái định cư không đủ năng lực. Ðối với những khu tái định cư sau khi đưa vào sử dụng, phải bố trí đơn vị có đủ năng lực quản lý, kịp thời sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm chất lượng công trình. Có như vậy, người dân mới yên tâm an cư lạc nghiệp ở khu tái định cư mới, nhờ đó, làm tốt công tác GPMB để triển khai các dự án đầu tư mới.
Năm nay, thành phố triển khai nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn, cần bố trí nhà tái định cư cho hàng nghìn hộ dân. Thí dụ như dự án mở rộng vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở cần 3.500 căn hộ, dự án mở rộng đường Nguyễn Hoàng Tôn cần 900 căn, dự án cải tạo đường Nguyễn Tam Trinh - Lĩnh Nam cần 900 căn... Nhưng do chưa bố trí được quỹ nhà, cho nên các dự án này chỉ triển khai cầm chừng.
Bên cạnh đó, chất lượng nhiều khu nhà tái định cư còn nhiều hạn chế. Chỉ sau một thời ngắn đưa vào sử dụng nhiều tòa nhà như khu tái định cư Ðồng Tàu, Ðền Lừ, Dịch Vọng... đã xuất hiện hiện tượng lún, nứt, ngấm nước,... Hệ thống thang máy thường xuyên trục trặc. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý tòa nhà chậm khắc phục, sửa chữa các sự cố, khiến người dân vô cùng bức xúc. Nhiều khu nhà thiếu các công trình hạ tầng xã hội như nhà trẻ, trạm y tế, chợ, nhà sinh hoạt cộng đồng... Nhiều gia đình phải đưa con em về học tại khu vực sinh sống trước đây, làm tăng chi phí đi lại, tăng mật độ giao thông.
Nguyên nhân nhà tái định cư vừa thiếu, vừa kém chất lượng là do các chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ, tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết. Tại một số dự án, quỹ đất 20% tại các khu đô thị theo quy định dành để xây nhà tái định cư gặp vướng mắc về GPMB hoặc đã được chuyển mục đích sử dụng đất... Sau khi đưa công trình vào sử dụng, các đơn vị quản lý không quan tâm đến bảo trì, sửa chữa, khắc phục các hư hỏng dẫn đến chất lượng tòa nhà xuống cấp nhanh chóng.
Từ nay đến năm 2015, TP Hà Nội triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ trên các lĩnh vực giao thông, đô thị..., số lượng các hộ dân cần GPMB, bố trí tái định cư rất lớn. Vì vậy, công tác tái định cư cần phải được chú trọng. Ðể khắc phục những hạn chế nêu trên, thành phố cần thực hiện các giải pháp đồng bộ như: chủ động nguồn nhà tái định cư, công tác tái định cư phải đi trước một bước so với công tác GPMB. Trong quá trình triển khai, phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, kiên quyết thay thế các chủ đầu tư dự án nhà tái định cư không đủ năng lực. Ðối với những khu tái định cư sau khi đưa vào sử dụng, phải bố trí đơn vị có đủ năng lực quản lý, kịp thời sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm chất lượng công trình. Có như vậy, người dân mới yên tâm an cư lạc nghiệp ở khu tái định cư mới, nhờ đó, làm tốt công tác GPMB để triển khai các dự án đầu tư mới.
Theo Nhân dân