Huyện Đông Anh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, quá trình này đang gặp phải hai vướng mắc lớn đó là các quy hoạch xây dựng NTM cấp xã chưa được phê duyệt và những khó khăn trong đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹt.
Đường giao thông nông thôn được đầu tư khang trang ở xã Xuân Nộn (Đông Anh).
Đấu giá đất thời bất động sản "đóng băng"
Xuân Nộn là xã điểm xây dựng NTM của huyện Đông Anh. Trong hai năm triển khai, từ chỗ có 2/19 tiêu chí là an ninh trật tự ổn định và hệ thống chính trị vững mạnh, đến nay Xuân Nộn đã có 15/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Đặt mục tiêu trong năm 2012, Xuân Nộn phải hoàn thành xây dựng NTM, tuy nhiên, theo khẳng định của lãnh đạo xã thì tiêu chí thu nhập bình quân đầu người dù ở thời điểm này là gần 18 triệu đồng/người/năm nhưng sẽ không đạt được theo tiêu chí. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do huy động nguồn vốn ngân sách xã, từ người dân và doanh nghiệp không được bao nhiêu. Từ khi triển khai xây dựng NTM, xã Xuân Nộn đã có hai dự án đất xen kẹt đấu giá quyền sử dụng đất để lấy kinh phí xây dựng NTM là điểm Đường Nhạn và điểm Đường Yên. Qua quá trình triển khai, đến thời điểm này mới có điểm Đường Nhạn với 15 lô đất/2.000m2 được đấu giá thành công với giá đất hầu hết ở mức sàn. Điều đáng nói là hai điểm đấu giá này được lập dự án từ hai năm trước khi triển khai xây dựng NTM (năm 2010) và đến nay đã qua 4 năm mới tổ chức thành công một điểm. Điểm còn lại là Đường Yên với diện tích 400m2 cũng đã nhiều lần kêu gọi người dân tham gia đấu giá nhưng đều thất bại. Bí thư Đảng ủy xã, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Xuân Nộn Nguyễn Doãn Thảo lý giải, hai năm xây dựng điểm NTM của xã vào thời điểm thị trường bất động sản bị "đóng băng" nên việc đấu giá đất rất khó khăn, ít người có nhu cầu thực sự. "Phần ngân sách xây dựng NTM cấp xã phải chịu trách nhiệm là 30 tỷ đồng trông chờ chủ yếu vào đấu giá đất. Đấu giá chưa được nên đã qua hai năm xây dựng NTM nhưng nguồn ngân sách này vẫn là con số không. Chúng tôi đã đấu giá điểm Đường Nhạn được khoảng 10 tỷ đồng nhưng tiền vẫn chưa chuyển về đến xã vì vẫn đang trong quá trình thu của cơ quan chức năng", ông Nguyễn Doãn Thảo cho biết.
Xã Xuân Nộn chỉ cách trung tâm huyện lỵ Đông Anh khoảng 5km, có vị trí khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác, nhưng việc đấu giá đất xen kẹt gặp rất nhiều khó khăn. Theo UBND huyện Đông Anh, trong năm 2012, huyện triển khai đấu giá quyền sử dụng đất ở 19 xã với 28 điểm, nhưng đến nay mới đấu giá được một số điểm ở xã Xuân Nộn, Nguyên Khê… Các xã còn lại vẫn chưa triển khai được vì không có người tham gia.
Quy hoạch nông thôn mới chờ quy hoạch chung
Vướng mắc lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là quy hoạch NTM chưa được thông qua do phải chờ quy hoạch chung. Vấn đề đặt ra ở chỗ, có đến 90% diện tích của huyện nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp. Tại xã điểm Xuân Nộn cũng có 1/2 diện tích nằm trong quy hoạch này, mặc dù quy hoạch xây dựng NTM đã được Đảng ủy, HĐND xã thông qua đã lâu nhưng vẫn phải chờ UBND huyện phê duyệt. Cùng với Xuân Nộn, 11 xã trong giai đoạn 1 xây dựng NTM của huyện Đông Anh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Phó phòng Kinh tế huyện Đông Anh Hoàng Mạnh Lâm cho biết, toàn bộ quy hoạch NTM các xã phải chờ quy hoạch phân khu đô thị, công nghiệp hoàn thành mới được xem xét thông qua. Như vậy, quy hoạch NTM của các xã dù đã hoàn chỉnh, được nhân dân và chính quyền cấp xã thông qua nhưng vẫn phải "treo", việc triển khai xây dựng NTM, cơ sở vẫn phải "mò mẫm".
Bất cập trong vấn đề này có thể thấy rất rõ trong quy hoạch phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đó là việc đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, hệ thống kênh mương thủy lợi xuống cấp nhưng chưa thể đầu tư đồng bộ. Nhiều diện tích đất sản xuất có dự án đi qua, hệ thống kênh mương bị phá vỡ, việc canh tác của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Thêm nữa, công tác dồn điền đổi thửa ở các xã chậm do tâm lý của nhiều hộ gia đình chờ dự án để hưởng đền bù giải phóng mặt bằng. Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Đáng chú ý, "vựa" sản xuất rau, củ cung cấp cho thị trường Hà Nội, gồm các xã Tiên Dương, Nam Hồng, Vân Nội, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa có tới 100% diện tích nằm trong quy hoạch đô thị, công nghiệp, hệ thống hạ tầng sản xuất rau nhiều năm qua được đầu tư không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân.
Xuân Nộn là xã điểm xây dựng NTM của huyện Đông Anh. Trong hai năm triển khai, từ chỗ có 2/19 tiêu chí là an ninh trật tự ổn định và hệ thống chính trị vững mạnh, đến nay Xuân Nộn đã có 15/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt. Đặt mục tiêu trong năm 2012, Xuân Nộn phải hoàn thành xây dựng NTM, tuy nhiên, theo khẳng định của lãnh đạo xã thì tiêu chí thu nhập bình quân đầu người dù ở thời điểm này là gần 18 triệu đồng/người/năm nhưng sẽ không đạt được theo tiêu chí. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do huy động nguồn vốn ngân sách xã, từ người dân và doanh nghiệp không được bao nhiêu. Từ khi triển khai xây dựng NTM, xã Xuân Nộn đã có hai dự án đất xen kẹt đấu giá quyền sử dụng đất để lấy kinh phí xây dựng NTM là điểm Đường Nhạn và điểm Đường Yên. Qua quá trình triển khai, đến thời điểm này mới có điểm Đường Nhạn với 15 lô đất/2.000m2 được đấu giá thành công với giá đất hầu hết ở mức sàn. Điều đáng nói là hai điểm đấu giá này được lập dự án từ hai năm trước khi triển khai xây dựng NTM (năm 2010) và đến nay đã qua 4 năm mới tổ chức thành công một điểm. Điểm còn lại là Đường Yên với diện tích 400m2 cũng đã nhiều lần kêu gọi người dân tham gia đấu giá nhưng đều thất bại. Bí thư Đảng ủy xã, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Xuân Nộn Nguyễn Doãn Thảo lý giải, hai năm xây dựng điểm NTM của xã vào thời điểm thị trường bất động sản bị "đóng băng" nên việc đấu giá đất rất khó khăn, ít người có nhu cầu thực sự. "Phần ngân sách xây dựng NTM cấp xã phải chịu trách nhiệm là 30 tỷ đồng trông chờ chủ yếu vào đấu giá đất. Đấu giá chưa được nên đã qua hai năm xây dựng NTM nhưng nguồn ngân sách này vẫn là con số không. Chúng tôi đã đấu giá điểm Đường Nhạn được khoảng 10 tỷ đồng nhưng tiền vẫn chưa chuyển về đến xã vì vẫn đang trong quá trình thu của cơ quan chức năng", ông Nguyễn Doãn Thảo cho biết.
Xã Xuân Nộn chỉ cách trung tâm huyện lỵ Đông Anh khoảng 5km, có vị trí khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác, nhưng việc đấu giá đất xen kẹt gặp rất nhiều khó khăn. Theo UBND huyện Đông Anh, trong năm 2012, huyện triển khai đấu giá quyền sử dụng đất ở 19 xã với 28 điểm, nhưng đến nay mới đấu giá được một số điểm ở xã Xuân Nộn, Nguyên Khê… Các xã còn lại vẫn chưa triển khai được vì không có người tham gia.
Quy hoạch nông thôn mới chờ quy hoạch chung
Vướng mắc lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là quy hoạch NTM chưa được thông qua do phải chờ quy hoạch chung. Vấn đề đặt ra ở chỗ, có đến 90% diện tích của huyện nằm trong quy hoạch phát triển đô thị và công nghiệp. Tại xã điểm Xuân Nộn cũng có 1/2 diện tích nằm trong quy hoạch này, mặc dù quy hoạch xây dựng NTM đã được Đảng ủy, HĐND xã thông qua đã lâu nhưng vẫn phải chờ UBND huyện phê duyệt. Cùng với Xuân Nộn, 11 xã trong giai đoạn 1 xây dựng NTM của huyện Đông Anh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Phó phòng Kinh tế huyện Đông Anh Hoàng Mạnh Lâm cho biết, toàn bộ quy hoạch NTM các xã phải chờ quy hoạch phân khu đô thị, công nghiệp hoàn thành mới được xem xét thông qua. Như vậy, quy hoạch NTM của các xã dù đã hoàn chỉnh, được nhân dân và chính quyền cấp xã thông qua nhưng vẫn phải "treo", việc triển khai xây dựng NTM, cơ sở vẫn phải "mò mẫm".
Bất cập trong vấn đề này có thể thấy rất rõ trong quy hoạch phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đó là việc đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, hệ thống kênh mương thủy lợi xuống cấp nhưng chưa thể đầu tư đồng bộ. Nhiều diện tích đất sản xuất có dự án đi qua, hệ thống kênh mương bị phá vỡ, việc canh tác của nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Thêm nữa, công tác dồn điền đổi thửa ở các xã chậm do tâm lý của nhiều hộ gia đình chờ dự án để hưởng đền bù giải phóng mặt bằng. Những yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Đáng chú ý, "vựa" sản xuất rau, củ cung cấp cho thị trường Hà Nội, gồm các xã Tiên Dương, Nam Hồng, Vân Nội, Bắc Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa có tới 100% diện tích nằm trong quy hoạch đô thị, công nghiệp, hệ thống hạ tầng sản xuất rau nhiều năm qua được đầu tư không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất của người dân.
Huyện Đông Anh mới chuyển đổi được khoảng 1.200ha, chỉ đạt gần 30% so với kế hoạch đến năm 2020 (kế hoạch đến năm 2020 sẽ chuyển đổi hơn 4.000ha đất nông nghiệp sang trồng rau, cây ăn quả, hoa cây cảnh và nuôi trồng thủy sản). Trong 6 tháng đầu năm chỉ chuyển đổi được 90ha. Một số xã như Vĩnh Ngọc, Xuân Canh, Nguyên Khê, Vân Hà, Liên Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, Tàm Xá, Hải Bối… đã có dự án, nhiều vùng xứ đồng trong quy hoạch nhưng vẫn chưa thực hiện hoặc thực hiện đạt tỷ lệ thấp, dưới 20%. |
Theo Hà Nội Mới