• Hà Nội xóa nhà tạm vào năm 2020

    Đến năm 2020, Hà Nội phấn đấu đạt diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 26,3m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu 8,5m2), nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên thành 91,2% và hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà ở đơn sơ.
    Ảnh minh họa

    Đó là chỉ tiêu trong Nghị quyết về Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030, đã được các đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XIV thông qua trong sáng 3/7, với tỷ lệ tán thành là 88,4%.

    Theo Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 23,1m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu là 6,5m2/người), trong đó khu vực đô thị là 26,6m2/người, khu vực nông thôn là 20m2/người; diện tích nhà ở khoảng 166.320.000m2.

    Đồng thời, việc phát triển nhà ở của Hà Nội phải tuân thủ quy hoạch xây dựng, hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng tự phát. Đa dạng hóa sản phẩm nhà ở để phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội, khuyến khích xây dựng nhà ở để cho thuê, nhà ở bán trả dần... Bên cạnh đó, Hà Nội chủ trương hỗ trợ trực tiếp, tạo điều kiện cho các đối tượng xã hội gồm người có công với cách mạng, hộ nghèo khu vực nông thôn, người già cô đơn, người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam... tự cải thiện nhà ở.

    Dừng các dự án nhà ở thương mại

    Đáng chú ý, thành phố quyết định tạm ngừng, chưa xem xét đề xuất một số dự án phát triển nhà ở thương mại. Đồng thời thực hiện việc quản lý quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới để xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 87%; tỷ lệ nhà ở cho thuê các dự án nhà ở tại đô thị đạt 25%. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua; nhà ở công vụ; một phần nhà ở cho sinh viên, nhà ở tái định cư; hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở khoảng 8.453,4 tỷ đồng. Quỹ đất ở đô thị và nông thôn tăng thêm 2.133,7ha.

    Về nhu cầu nhà ở xã hội, đến năm 2020, dự kiến nhu cầu về nhà ở sinh viên khoảng 800.000m2 sàn nhà ở, tương ứng 130.000 chỗ cho sinh viên; nhu cầu nhà ở công nhân cần khoảng 4.000.000m2 sàn nhà ở; nhu cầu nhà ở thu nhập thấp cho các đối tượng chính sách xã hội khác cần khoảng 72.000 căn hộ; nhu cầu nhà ở tái định cư cần khoảng 35.000 căn hộ phục vụ tái định cư trên địa bàn, tương ứng 2.800.000m2 sàn…

    Hà Nội đã thống nhất quy định về tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn: thực hiện việc quản lý quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới để xây dựng nhà ở xã hội; tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 89%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở tại đô thị đạt 30%.

    Tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở

    Đến năm 2030, Hà Nội phấn đấu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố Hà Nội đạt 31,5m2/người (diện tích nhà ở tối thiểu là 12,6m2/người), trong đó khu vực đô thị 33,8m2/ người, khu vực nông thôn 27,1m2/người; diện tích nhà ở khoảng 283.500.000m2 và thực hiện cải tạo chỉnh trang nhà ở đã có; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố lên 93,2%. Tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị đạt 93%; tỷ lệ nhà ở cho thuê trong các dự án nhà ở tại đô thị đạt 35%...

    Đại biểu Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) cho rằng mức 23,1m2/người đến 2015, 26,32m2/người đến 2020 trong Tờ trình của UBND TP là phù hợp với thực tế.

    Đại biểu Nguyễn Hoài Nam, Trưởng Ban Pháp chế, UBND TP Hà Nội cho rằng Thành phố chỉ mới quan tâm diện tích sàn xây dựng được phân ra từng loại theo lộ trình song chưa quan tâm đúng mức gắn theo chùm đô thị vệ tinh, với quận huyện. Giải pháp cải tạo sửa chữa nhà ở, phố cổ, phố cũ vẫn chưa có, người dân có thể bỏ tiền ra xây kiểu gì cũng được khiến hình dáng nhà nhà lôm nhôm...

    Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện trên toàn địa bàn thành phố có 370 dự án với tổng diện tích hơn 300.000 ha nên cần chuyển đổi dự án này tốt hơn trong thời gian tới. Đối với nguồn vốn cho nhà ở xã hội khoảng hơn 8.400 tỷ đồng đến năm 2015, ông Hùng đánh giá là phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của thành phố và có tính khả thi.

    Cũng trong sáng nay, các đại biểu đã thông qua Dự thảo Nghị quyết “Quy định diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành Thành phố Hà Nội”. Theo đó, diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành TP Hà Nội đến hết năm 2015 là 15 m2 sàn/người.

    Theo Chính phủ
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê