Chiều 23-2, Bộ Tài nguyên Môi trường đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về một số vấn đề còn bất cập trong công rác quản lý tài nguyên, môi trường của thủ đô.
Báo cáo kết quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường của UBND TP Hà Nội chỉ rõ, nhiều quy định về đất đai đã được “cởi” theo Nghị định 69 nên nhiều vấn đề vướng trong lĩnh vực đất đai đã được giải quyết.Tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất đai ở một số nơi, một số đơn vị còn thấp, tình trạng lấn chiếm đất công, tự chuyển mục đích sử dụng đất còn xảy ra. Công tác cấp giấy chức nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, hệ thống hồ sơ địa chính của nhiều quận, huyện còn thiếu…
Theo ý kiến của thanh tra thành phố Hà Nội, cần phân tách rõ hai khái niệm kiến nghị hướng dẫn luật và trả lời công dân. Nếu trong quá trình xử lý đơn chúng ta lồng ghép ý kiến của người dân và chuyển cho cơ quan có chức năng giải quyết thì sẽ khó khăn. Vấn đề giải đáp pháp luật rất cần thiết nhưng trả lời công dân sau khi phản ánh là rất nguy hiểm vì công dân thường cung cấp hồ sơ có lợi cho họ. Mặt khác khi giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, cần có sự thống nhất tài liệu, văn bản pháp dụng pháp luật thì mới trình lên Thủ tướng, tránh gây xung đột không cần thiết giữa hai cơ quan, gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu kiện
Lãnh đạo TP Hà Nội cũng kiến nghị Bộ một số vấn đề còn vướng, trong đó có đề nghị Bộ kiểm soát hệ thống và đề xuất sửa đổi đồng bộ các luật khác có liên quan đến Luật Đất Đai để bảo đảm tính thống nhất trong việc thực thi nhằm khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất. Đối với các dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất lớn, công trình theo tuyến, công trình trọng điểm để đảm bảo tiến độ dự án cho phép UBND TP thu hồi đất tổng thể theo từng giai đoạn để thực hiện dự án đầu tư. Bộ cần nghiên cứu xây dựng chế tài đủ mạnh (theo hướng tăng nặng) để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, Bộ cần sớm ban hành cơ chế đặc thù trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án trọng điểm về xử lý ô nhiễm làng nghề. Cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn lập Đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động mà chưa có cam kết bảo vệ môi trường, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo điều 39 của NĐ29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18-4-2011…
Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, bên cạnh những nỗ lực mà TP đã làm được thời gian qua, khâu kiểm tra giám sát quy hoạch của TP còn rất yếu, đề nghị TP nhanh chóng rà soát xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Hiện nay ở nông thôn các giao dịch ngầm chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn diễn ra, tình trạng đơn vị nợ tiền thuê đất, sử dụng đất còn nhiều.
Theo ý kiến của thanh tra thành phố Hà Nội, cần phân tách rõ hai khái niệm kiến nghị hướng dẫn luật và trả lời công dân. Nếu trong quá trình xử lý đơn chúng ta lồng ghép ý kiến của người dân và chuyển cho cơ quan có chức năng giải quyết thì sẽ khó khăn. Vấn đề giải đáp pháp luật rất cần thiết nhưng trả lời công dân sau khi phản ánh là rất nguy hiểm vì công dân thường cung cấp hồ sơ có lợi cho họ. Mặt khác khi giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, cần có sự thống nhất tài liệu, văn bản pháp dụng pháp luật thì mới trình lên Thủ tướng, tránh gây xung đột không cần thiết giữa hai cơ quan, gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu kiện
Lãnh đạo TP Hà Nội cũng kiến nghị Bộ một số vấn đề còn vướng, trong đó có đề nghị Bộ kiểm soát hệ thống và đề xuất sửa đổi đồng bộ các luật khác có liên quan đến Luật Đất Đai để bảo đảm tính thống nhất trong việc thực thi nhằm khắc phục sự chồng chéo, thiếu thống nhất. Đối với các dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất lớn, công trình theo tuyến, công trình trọng điểm để đảm bảo tiến độ dự án cho phép UBND TP thu hồi đất tổng thể theo từng giai đoạn để thực hiện dự án đầu tư. Bộ cần nghiên cứu xây dựng chế tài đủ mạnh (theo hướng tăng nặng) để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, Bộ cần sớm ban hành cơ chế đặc thù trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch, đề án trọng điểm về xử lý ô nhiễm làng nghề. Cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn lập Đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động mà chưa có cam kết bảo vệ môi trường, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo điều 39 của NĐ29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18-4-2011…
Tại cuộc gặp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Chu Phạm Ngọc Hiển cho rằng, bên cạnh những nỗ lực mà TP đã làm được thời gian qua, khâu kiểm tra giám sát quy hoạch của TP còn rất yếu, đề nghị TP nhanh chóng rà soát xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Hiện nay ở nông thôn các giao dịch ngầm chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn diễn ra, tình trạng đơn vị nợ tiền thuê đất, sử dụng đất còn nhiều.
Theo Nhân dân