Quá trình thanh tra, kiểm tra các dự án bất động sản nhằm hạn chế tình trạng nợ thuế đất trên địa bàn, góp phần chống thất thu ngân sách Nhà nước.
Hà Nội thanh tra các doanh nghiệp bất động sản - hình minh họa
Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, ngay trong tháng 3 này, Cục Thuế tăng cường công tác kiểm tra, rà soát tình hình kê khai, nộp thuế các doanh nghiệp trọng điểm.
Trong đó, cơ quan thuế tập trung thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BĐS, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo về cả số lượng doanh nghiệp được thanh tra và số tiền xử lý sau thanh tra; đồng thời, đảm bảo cả về số lượng doanh nghiệp được kiểm tra và số tiền xử lý sau kiểm tra.
Hiện nay trên địa bàn thành phố, tiền thuế sử dụng đất quá hạn lên tới trên 700 tỷ đồng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Trước đó, Cục thuế Hà Nội đã công bố danh sách các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất tính đến tháng 2/2012. Theo danh sách này, có hàng loạt doanh nghiệp BĐS trên địa bàn nợ, chậm nộp tiền thuế, với tổng số lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Nợ nhiều nhất là Công ty TNHH Berjay-Handico12, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Thạch Bàn (Long Biên) với hơn 225 tỷ đồng. Chỉ tính riêng số tiền phạt vì không chịu nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp này đã phải nộp trên 78 tỷ đồng.
Xếp vị trí thứ hai trong danh sách này là Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội nợ tiền thuế đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại 26 Lê Văn Lương, với số tiền trên 176 tỷ đồng. Dự án tổ hợp dịch vụ nhà ở cao cấp, văn phòng nhà ở xã Đại Mỗ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ nợ tiền sử dụng đất và phạt lên tới trên 127 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Thương mại Hưng Việt, chủ đầu tư dự án trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà ở Golden Land cũng nợ hơn 73 tỷ đồng tiền thuế và tiền phạt nộp chậm gần 26 tỷ đồng đối với dự án trên. Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô, chủ đầu tư dự án Tháp Doanh nhân cũng nợ trên 27 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, thị trường đóng băng, tín dụng thắt chặt trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến nợ đọng thuế. Ngoài ra, việc giao đất, giải phóng mặt bằng chậm trong khi diện tích thuê đất lớn cũng là nguyên nhân khiến nhiều đơn vị chậm nộp thuế
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết ước tính số tiền doanh nghiệp nợ thuế chiếm 5% số thu, tương đương 30.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, theo quy định, sau ngày 31/3, doanh nghiệp nào chưa nộp tiền nợ thuế sẽ bị cưỡng chế và phong tỏa tài khoản.
Trong Chỉ thị mới ban hành, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ yêu cầu ngành thuế tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng; thu thuế với lĩnh vực bất động sản, thuế thuê và sử dụng đất; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch; khai thác mỏ; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng./.
Trong đó, cơ quan thuế tập trung thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BĐS, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo về cả số lượng doanh nghiệp được thanh tra và số tiền xử lý sau thanh tra; đồng thời, đảm bảo cả về số lượng doanh nghiệp được kiểm tra và số tiền xử lý sau kiểm tra.
Hiện nay trên địa bàn thành phố, tiền thuế sử dụng đất quá hạn lên tới trên 700 tỷ đồng, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Trước đó, Cục thuế Hà Nội đã công bố danh sách các doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất tính đến tháng 2/2012. Theo danh sách này, có hàng loạt doanh nghiệp BĐS trên địa bàn nợ, chậm nộp tiền thuế, với tổng số lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Nợ nhiều nhất là Công ty TNHH Berjay-Handico12, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Thạch Bàn (Long Biên) với hơn 225 tỷ đồng. Chỉ tính riêng số tiền phạt vì không chịu nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp này đã phải nộp trên 78 tỷ đồng.
Xếp vị trí thứ hai trong danh sách này là Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội nợ tiền thuế đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở kinh doanh kết hợp dịch vụ thương mại tại 26 Lê Văn Lương, với số tiền trên 176 tỷ đồng. Dự án tổ hợp dịch vụ nhà ở cao cấp, văn phòng nhà ở xã Đại Mỗ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Đại Mỗ nợ tiền sử dụng đất và phạt lên tới trên 127 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Thương mại Hưng Việt, chủ đầu tư dự án trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà ở Golden Land cũng nợ hơn 73 tỷ đồng tiền thuế và tiền phạt nộp chậm gần 26 tỷ đồng đối với dự án trên. Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Tây Đô, chủ đầu tư dự án Tháp Doanh nhân cũng nợ trên 27 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, thị trường đóng băng, tín dụng thắt chặt trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, chiếm dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến nợ đọng thuế. Ngoài ra, việc giao đất, giải phóng mặt bằng chậm trong khi diện tích thuê đất lớn cũng là nguyên nhân khiến nhiều đơn vị chậm nộp thuế
Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết ước tính số tiền doanh nghiệp nợ thuế chiếm 5% số thu, tương đương 30.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, theo quy định, sau ngày 31/3, doanh nghiệp nào chưa nộp tiền nợ thuế sẽ bị cưỡng chế và phong tỏa tài khoản.
Trong Chỉ thị mới ban hành, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ yêu cầu ngành thuế tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu: kiểm tra, thanh tra chống chuyển giá; hoàn thuế, khấu trừ thuế giá trị gia tăng; thu thuế với lĩnh vực bất động sản, thuế thuê và sử dụng đất; chống thất thu đối với kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch; khai thác mỏ; chống thất thu thuế với loại hình kinh doanh mới phát sinh như thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng./.
Theo VOV Online