Ông Vũ Văn Viện, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm- Trưởng ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Sẽ có 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 nhân khẩu di dời ra khỏi khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm...
Nhằm giãn dân cư phố cổ quận Hoàn Kiếm từ 823 người/ ha (2010) xuống còn khoảng 500 người/ ha, UBND TP.Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt dự án giãn dân khu phố cổ quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, sẽ có 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 nhân khẩu sẽ được di dời, tạo điều kiện tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu phố cổ và cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
đề án giãn dân phố cổ, khu đô thị Việt Hưng, kinh doanh dịch vụ, bồi thường giải phóng mặt bằng
Đề án Di dân phố cổ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, di dời 1.530 hộ dân sẽ bắt đầu từ quý IV năm 2013 và hoàn thành vào quý IV năm 2016. Giai đoạn 2 di dời 5.020 hộ dân sẽ tiếp nối ngay sau khi Dự án giai đoạn 1 kết thúc triển khai trong các khu đô thị khác do TP.Hà Nội bố trí. Đề án giãn dân Hà Nội sẽ kết thúc vào năm 2020.
Ông Viện cho biết, giai đoạn 1 sẽ tập trung di chuyển những hộ dân hiện đang sống trong các công trình di tích; công sở, trường học, những công trình nhà ở có giá trị cần bảo tồn, biển số nhà xuống cấp, nguy hiểm, các biển nhà đông hộ dân và những hộ dân tự nguyện xin di chuyển khỏi phố cổ.
Đối với những hộ hiện đang sống trong các khu di tích lịch sử, trường học, công sở, trong các ngôi nhà do nhà nước quản lý, xuống cấp nguy hiểm mà có một độ dân số quá cao không đảm bảo điều kiện sống sẽ thực hiện di chuyển theo chính sách GPMB và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước về đền bù GPMB.
Với các đối tượng tự nguyện giãn dân, mỗi hộ giãn dân được mua một căn hộ, số nhân khẩu phù hợp với diện tích căn hộ với giá đảm bảo kinh doanh và được miễn tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, đối với các hộ dân trong diện giãn dân phố cổ nếu đang sinh sống, kinh doanh tại diện tích nhà mặt phố trong khu phố cổ hoặc hộ dân có nhu cầu kinh doanh thương mại để đảm bảo cuộc sống sẽ được xem xét bố trí kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 của các tòa nhà 9 tầng trong khu nhà giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng.
Theo đó, sẽ có 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 nhân khẩu sẽ được di dời, tạo điều kiện tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hoá khu phố cổ và cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
đề án giãn dân phố cổ, khu đô thị Việt Hưng, kinh doanh dịch vụ, bồi thường giải phóng mặt bằng
Sau rất nhiều thời gian, đến nay Hà Nội vẫn chưa thể thực hiện di dời các hộ dân phố cổ.
Đề án Di dân phố cổ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, di dời 1.530 hộ dân sẽ bắt đầu từ quý IV năm 2013 và hoàn thành vào quý IV năm 2016. Giai đoạn 2 di dời 5.020 hộ dân sẽ tiếp nối ngay sau khi Dự án giai đoạn 1 kết thúc triển khai trong các khu đô thị khác do TP.Hà Nội bố trí. Đề án giãn dân Hà Nội sẽ kết thúc vào năm 2020.
Ông Viện cho biết, giai đoạn 1 sẽ tập trung di chuyển những hộ dân hiện đang sống trong các công trình di tích; công sở, trường học, những công trình nhà ở có giá trị cần bảo tồn, biển số nhà xuống cấp, nguy hiểm, các biển nhà đông hộ dân và những hộ dân tự nguyện xin di chuyển khỏi phố cổ.
Đối với những hộ hiện đang sống trong các khu di tích lịch sử, trường học, công sở, trong các ngôi nhà do nhà nước quản lý, xuống cấp nguy hiểm mà có một độ dân số quá cao không đảm bảo điều kiện sống sẽ thực hiện di chuyển theo chính sách GPMB và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước về đền bù GPMB.
Với các đối tượng tự nguyện giãn dân, mỗi hộ giãn dân được mua một căn hộ, số nhân khẩu phù hợp với diện tích căn hộ với giá đảm bảo kinh doanh và được miễn tiền sử dụng đất.
Ngoài ra, đối với các hộ dân trong diện giãn dân phố cổ nếu đang sinh sống, kinh doanh tại diện tích nhà mặt phố trong khu phố cổ hoặc hộ dân có nhu cầu kinh doanh thương mại để đảm bảo cuộc sống sẽ được xem xét bố trí kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 của các tòa nhà 9 tầng trong khu nhà giãn dân phố cổ tại khu đô thị mới Việt Hưng.
Theo Vland