• Hà Nội sẽ có 7 khu công viên đặc thù

    Theo Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 7 khu công viên đặc thù.
    Thêm 18 công viên, vườn hoa ở đô thị lõi

    Theo Quyết định, khu vực đô thị lõi sẽ được làm thêm 18 công viên, vườn hoa mới, đồng thời cải tạo, nâng cấp 42 công viên, vườn hoa hiện có.

    Khu vực lõi này sẽ chia thành 2 khu vưc lớn. Theo đó, khu vực nội đô lịch sử được giới hạn bởi đường đê sông Hồng và đường Vành đai 2, bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ. Với khu vực này, ngoài việc nâng cấp, cải tạo các công viên hiện có, Thành phố sẽ triển khai các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo công viên cây xanh theo các quy hoạch quận, huyện và các dự án đã được phê duyệt như công viên Đống Đa, công viên Thống Nhất; nâng cấp các công viên Bách Thảo, vườn thú Hà Nội, tăng cường cây xanh trong các khu chung cư cũ với chỉ tiêu 1m2/người, chiếm khoảng 8-10% quỹ đất khu cải tạo.

    Khu vực nội đô mở rộng nằm về phía Tây khu vực nội đô lịch sử, giới hạn bởi đường vành đai 2, đường đê sông Hồng, sông Nhuệ và đường vành đai 3 bao gồm các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, một phần quận Tây Hồ, Hà Đông, huyện Thanh Trì và huyện Tử Liêm. Khu vực này sẽ hình thành 3 điểm trọng tâm là Hồ Tây và phụ cận; khu Mỹ Đình và khu Yên Sở.

    Với đô thị lõi, sẽ phải đảm bảo nguyên tắc “có đường là có cây xanh”; bảo tồn, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu năm sẵn có, tạo dấu ấn đặc trưng co từng tuyến phố như Nguyễn Du, Lò Đúc, Phan Đình Phùng; trồng cây trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng cây leo; Kết hợp yếu tốt thiết kế đô thị với thiết kế cảnh quan trên các tuyến đường, giải phân cách có mặt cắt ngang lớn… đồng thời có kế hoạch thay thế các loại cây không phù hợp.



    Thành phố sẽ xây dựng thêm 18 công viên, vườn hoa ở vùng đô thị lõi và chia đô thị mở rộng thành 7 khu đặc thù

    Theo Quyết định, Hà Nội cũng sẽ có 7 khu đặc thù tại vùng đô thị lõi mở rộng.

    Cụ thể, khi Quang Minh - Chi Đông thuộc địa phận thị trấn Quang Minh và thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh) nằm giáp phía Nam sông Cà Lồ, bao xung quanh khu công nghiệp Quang Minh có chức năng chính là các công viên sinh thái công nghiệp, duy trì nghề trồng hoa, cây cảnh, khuyến khích người dân giữ gìn vườn cây ăn quả gia đình.

    Khu Văn Khê - Mê Linh, có vị trí tiếp giáp với đê tả ngạn sông Hồng và tuyến đường vành đai 4, được xác định chức năng chính là công viên thể dục thể thao, sẽ được bố trí một Tổ hợp thể dục thể thao đa chức năng, quy mô khoảng 120ha, bao gồm các hạng mục sân vận động trung tâm, khu thi đấu trong nhà, khu thi đấu ngoài trời, trung tâm văn hóa đa năng và các hoạt động thể thao quần chúng… có thể sẵn sàng là điểm thi đấu phục vụ Asiad. Các khu vực lân cận, do có địa hình trũng thấp nên chủ yếu khai thác hình thức công viên sinh thái, hồ nước, khu dự trữ sinh quyển, tạo môi trường tự nhiên cho các loài chim cư trú.

    Khu Vân Trì - Sơn Du: Nằm ở trung tâm khu đô thị Mê Linh - Đông Anh, là nêm xanh kết nối sông Hồng với sông Cà Lồ, trên cơ sở khai thác yếu tố cảnh quan tự nhiên của đầm Vân Trì - sông Thiếp và đầm Sơn Du - sông Cà Lồ. Chức năng chủ yếu là công viên sinh thái dã ngoại, kết hợp với du lịch.

    Khu Cổ Loa – Việt Hùng, là khu vực gắn với quần thể di tích Quốc gia thành Cổ Loa, các hình thức công viên chủ yếu là công viên văn hóa, sinh thái, dã ngoại và vui chơi giải trí. Theo đó, bao bọc xung quanh khu di tích Cổ Loa là loại hình cây xanh sinh thái nông nghiệp, khu vườn ươm. Ở vòng ngoài, phía Tây và Tây Nam khu di tích Cổ Loa, thuộc xã Vĩnh Ngọc, Cổ Loa, Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh), hình thức công viên chủ yếu là các công viên văn hóa có kết hợp các hoạt động giải trí có tính giáo dục gắn với truyền thuyết về thành Cổ Loa, nền văn hóa lúa nước, các không gian lễ hội, vườn tượng, quảng trường doanh nhân… trong đó công viên văn hóa Kim Quy có quy mô khoảng 50ha, công viên văn hóa Nam Cổ Loa có quy mô khoảng 120ha.

    Phía Đông, giáp với tỉnh Bắc Ninh, thuộc địa bàn xã Việt Hùng (huyện Đông Anh) có tuyến đường vành đai 3 đi qua, bố trí một công viên vui chơi giải trí cảm giác mạnh (mô hình Disneyland) quy mô khoảng 95ha, trong tổng thể công viên sinh thái khoảng 220ha, phục vụ các hoạt động cắm trại, dã ngoại, kết hợp với vùng trồng hoa gắn với du lịch.

    Khu Xuân Canh – Đông Hội, theo định hướng sẽ là Trung tâm thể thao Asiad, các hình thức công viên, cây xanh trong khu vực này chủ yếu mang tính chất phục vụ hoạt động văn hóa thể thao chuyên nghiệp và quần chúng, gắn với trục không gian Cổ Loa - Hồ Tây, kết nối với kiến trúc cảnh quan sông Hồng, tạo thànhhệ thống cây xanh, mặt nước liên hoàn và khép kín.

    Khu Yên Thường – Ninh Hiệp nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm, chạy dọc thay tuyến đường vành đai 3, là khoảng đệm giữa khu vực phát triển đô thị của Hà Nội với vùng nông nghiệp thuộc tỉnh Bắc Ninh, hình thức cây xanh chủ đạo trong khu vực này là các vườn ươm, khu vực cây xanh phục vụ nghiên cứu, đào tạo… xen kẽ một vài công viên tổng hợp đa chức năng phục vụ cho khu vực.

    Khu Trâu Quỳ - Đa Tốn, thuộc huyện Gia Lâm, tiếp giáp với tình Hưng Yên, chức năng chính là công viên sinh thái kết hợp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu bảo tồn, phát triển quỹ gen, ứng dụng công nghệ sinh học… Các khu vực phát triển đô thị còn lại thuộc chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng sẽ tập trung phát triển công viên, vườn hoa theo tầng bậc, từ công viên văn hóa tổng hợp cấp đô thị gắn với quảng trường, giao lưu cộng đồng đến các vườn hoa khu ở, đơn vị ở.

    Ngoài ra, Thành phố cũng quy hoạch chuỗi đô thị phía Đông đường Vành đai 4 thành 5 khu vực đặc thù là Liên mạc - Hồng Hà; Phú Diễn - Minh Khai; Hồ Tây - Ba Vì; Tây Mỗ - Đại Mỗ và Đại Áng - Thanh Thủy.
    Theo VnMedia
  • Nhà đất
  • TìmViệc.VN
  • Tải về thanh Công cụ!
  • Giá vàng SJC

  • Nhà đất Cần bán

  • Nhà đất Cho thuê