Kế hoạch di dời trụ sở của các bộ, ngành Trung ương ra khỏi nội đô trung tâm Thành phố Hà Nội đã được khởi động từ nhiều năm nay. Việc sử dụng các khu “đất vàng” này ra sao luôn là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.
Trụ sở của Bộ Y tế là 1 trong 28 trụ sở của các bộ, ngành trong nội đô Hà Nội được đề nghị di dời
28 bộ, ngành di dời khỏi vùng nội đô
Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) Hà Nội vừa đưa ra báo cáo kế hoạch triển khai di dời một số trụ sở cơ quan bộ, ngành Trung ương ra khỏi vùng nội đô trung tâm thành phố. Theo đó, trụ sở của 28 bộ, ngành Trung ương đã được xem xét di dời.
Trong số này, có 8 bộ, ngành gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, đã được bố trí địa điểm di dời, đang xây dựng hoặc đã hoàn thành xây dựng trụ sở mới. Có 11 cơ quan đang được đề xuất di dời trụ sở do không phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu được duyệt và do cơ sở vật chất xuống cấp, không đáp ứng với nhu cầu phát triển.
Cụ thể, 11 cơ quan này gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê.
Trụ sở của 9 cơ quan còn lại nằm trong iện phải di dời, nhưng sẽ di dời trong giai đoạn sau là các cơ quan có chức năng đặc thù an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, trụ sở làm việc đã được đầu tư xây dựng cải tạo mới. Đó là Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Văn phòng Quốc hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động, Ngân hàng Nhà nước.
Theo Sở QHKT, sau khi trụ sở các bộ, ngành được di dời khỏi khu vực nội đô, Hà Nội sẽ có quỹ đất lên đến trên 50 héc-ta. Diện tích đất rất lớn này được đánh giá là những khu “đất vàng”, do trụ sở của các bộ, ngành đều nằm tại những vị trí đắc địa, mặt những tuyến đường lớn ngay tại trung tâm Thành phố.
Đề xuất về chức năng các khu “đất vàng”
Trong khi kế hoạch di dời trụ sở các bộ, ngành Trung ương ra ngoài vùng nội đô trung tâm nhận được đồng thuận từ nhiều cấp, ngành và dư luận, thì việc xử lý và sử dụng những khu “đất vàng” ra sao lại gây không ít tranh cãi.
Cách đây không lâu, Bộ Giao thông Vận tải từng gây sốc khi muốn bán trụ sở làm việc tại khu “đất vàng” số 80 Trần Hưng Đạo để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Mới đây, khu “đất vàng” tại số 37 Lê Đại Hành vốn là trụ sở Bộ Xây dựng cũng khiến dư luận quan tâm, khi bộ này muốn bán đấu giá diện tích trụ sở lên đến trên 13.000 m2.
Một số nhà đầu tư chia sẻ, nếu được phép mua, để sử dụng khu đất hiệu quả nhất, họ đều muốn xây dựng cao ốc văn phòng hoặc chung cư. Tuy nhiên, đây là hướng phát triển đi ngược với chủ trương hạn chế dân cư, hạn chế mật độ xây dựng tại khu vực trung tâm của TP. Hà Nội.
Tương lai các khu “đất vàng” dường như đang dần ngã ngũ, khi Sở QHKT có nhiều đề xuất về chức năng của các khu đất sau khi trụ sở các bộ, ngành di dời. Theo đề xuất, hàng loạt khu đất vàng sẽ được sử dụng theo hướng ưu tiên sử dụng làm công trình công cộng như: trường học, bãi đỗ xe, cây xanh, công trình thể thao, văn hóa. Chẳng hạn, trụ sở Bộ Nội vụ được kiến nghị ưu tiên xây dựng trường học; trụ sở Bộ Công an, trụ sở Bộ Thông tin Truyền thông, trụ sở Bộ Y tế được kiến nghị ưu tiên làm chỗ để xe, cây xanh; trụ sở Bộ Xây dựng được kiến nghị xây trường học, cây xanh.
Ngoài ra, Sở QHKT cũng đề xuất xây dựng khách sạn tại khu đất của các bộ, như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch. Tuy nhiên, các đề xuất xây dựng khách sạn chỉ là thứ yếu, không phải là đề xuất được ưu tiên trong số rất nhiều đề xuất về chức năng của khu đất được Sở QHKT Hà Nội đề cập.
Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) Hà Nội vừa đưa ra báo cáo kế hoạch triển khai di dời một số trụ sở cơ quan bộ, ngành Trung ương ra khỏi vùng nội đô trung tâm thành phố. Theo đó, trụ sở của 28 bộ, ngành Trung ương đã được xem xét di dời.
Trong số này, có 8 bộ, ngành gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, đã được bố trí địa điểm di dời, đang xây dựng hoặc đã hoàn thành xây dựng trụ sở mới. Có 11 cơ quan đang được đề xuất di dời trụ sở do không phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch phân khu được duyệt và do cơ sở vật chất xuống cấp, không đáp ứng với nhu cầu phát triển.
Cụ thể, 11 cơ quan này gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê.
Trụ sở của 9 cơ quan còn lại nằm trong iện phải di dời, nhưng sẽ di dời trong giai đoạn sau là các cơ quan có chức năng đặc thù an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, trụ sở làm việc đã được đầu tư xây dựng cải tạo mới. Đó là Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Văn phòng Quốc hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động, Ngân hàng Nhà nước.
Theo Sở QHKT, sau khi trụ sở các bộ, ngành được di dời khỏi khu vực nội đô, Hà Nội sẽ có quỹ đất lên đến trên 50 héc-ta. Diện tích đất rất lớn này được đánh giá là những khu “đất vàng”, do trụ sở của các bộ, ngành đều nằm tại những vị trí đắc địa, mặt những tuyến đường lớn ngay tại trung tâm Thành phố.
Đề xuất về chức năng các khu “đất vàng”
Trong khi kế hoạch di dời trụ sở các bộ, ngành Trung ương ra ngoài vùng nội đô trung tâm nhận được đồng thuận từ nhiều cấp, ngành và dư luận, thì việc xử lý và sử dụng những khu “đất vàng” ra sao lại gây không ít tranh cãi.
Cách đây không lâu, Bộ Giao thông Vận tải từng gây sốc khi muốn bán trụ sở làm việc tại khu “đất vàng” số 80 Trần Hưng Đạo để lấy kinh phí đầu tư trụ sở mới. Mới đây, khu “đất vàng” tại số 37 Lê Đại Hành vốn là trụ sở Bộ Xây dựng cũng khiến dư luận quan tâm, khi bộ này muốn bán đấu giá diện tích trụ sở lên đến trên 13.000 m2.
Một số nhà đầu tư chia sẻ, nếu được phép mua, để sử dụng khu đất hiệu quả nhất, họ đều muốn xây dựng cao ốc văn phòng hoặc chung cư. Tuy nhiên, đây là hướng phát triển đi ngược với chủ trương hạn chế dân cư, hạn chế mật độ xây dựng tại khu vực trung tâm của TP. Hà Nội.
Tương lai các khu “đất vàng” dường như đang dần ngã ngũ, khi Sở QHKT có nhiều đề xuất về chức năng của các khu đất sau khi trụ sở các bộ, ngành di dời. Theo đề xuất, hàng loạt khu đất vàng sẽ được sử dụng theo hướng ưu tiên sử dụng làm công trình công cộng như: trường học, bãi đỗ xe, cây xanh, công trình thể thao, văn hóa. Chẳng hạn, trụ sở Bộ Nội vụ được kiến nghị ưu tiên xây dựng trường học; trụ sở Bộ Công an, trụ sở Bộ Thông tin Truyền thông, trụ sở Bộ Y tế được kiến nghị ưu tiên làm chỗ để xe, cây xanh; trụ sở Bộ Xây dựng được kiến nghị xây trường học, cây xanh.
Ngoài ra, Sở QHKT cũng đề xuất xây dựng khách sạn tại khu đất của các bộ, như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch. Tuy nhiên, các đề xuất xây dựng khách sạn chỉ là thứ yếu, không phải là đề xuất được ưu tiên trong số rất nhiều đề xuất về chức năng của khu đất được Sở QHKT Hà Nội đề cập.
Theo ĐTCK