Đua nhau lập dự án bất động sản, khu đô thị để được phê duyệt trước ngày hợp nhất Hà Nội. Thế nhưng, đến nay hàng trăm dự án vẫn bất động, chưa biết ngày hoàn thành.
Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội vẫn bất động.
Đô thị “siêu sang” thành nơi cỏ mọc
Trong số hàng trăm dự án hạ tầng và đô thị mà TP Hà Nội vừa yêu cầu kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư năm 2012, có nhiều dự án bất động sản (BĐS) khủng sau nhiều năm phê duyệt vẫn bất động, như dự án khu vườn sinh thái Cẩm Đình-Hiệp Thuận chạy dài 12 xã thuộc huyện Phúc Thọ, do Cty TNHH Kim Thanh làm chủ đầu tư.
Hơn 5 năm nay, dự án này vẫn là khu đất khá hoang vu. Toàn bộ dự án rộng 236 ha mới chỉ có lác đác vài ngôi nhà đang được xây thô, còn lại cỏ mọc um tùm.
Huyện Mê Linh có gần 50 dự án BĐS, khu đô thị (KĐT) được phê duyệt gấp rút trước ngày hợp nhất về Hà Nội. Nay đều trong tình trạng bất động. Hàng trăm héc ta vốn là đất canh tác của người dân trước đây nay trở thành những dự án để cỏ mọc, hạ tầng dang dở.
Các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh Lâm tập trung nhiều dự án quy mô từ vài chục đến vài trăm héc ta. Hầu hết các dự án này được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay, hạ tầng vẫn dang dở.
Tại huyện Hoài Đức, nơi được coi là thủ phu của các KĐT, dự án BĐS ở phía tây Hà Nội, hầu hết dự án cũng trong tình trạng dở dang.
Theo Ban Giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Hoài Đức, số lượng dự án nhà ở, KĐT của huyện rất nhiều, nhưng số dự án đã hoàn thành chỉ lác đác, còn lại đã giải phóng xong mặt bằng từ lâu, nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm.
KĐT Nam An Khánh (200 ha) của Cty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà sau 7 năm triển khai, tiến độ vẫn rất chậm.
Nhiều khu đất của dự án được quây tôn từ lâu, cỏ mọc um tùm, trong khi một số hạng mục như hồ điều hòa, cống thoát được thực hiện dở dang. Tình trạng trên cũng diễn ra tại một loạt dự án dọc Đường 32, đại lộ Thăng Long.
Bỏ hoang ruộng đất, ngồi chờ dự án
Theo Ban GPMB huyện Mê Linh, vấn đề nhức nhối hiện nay là tiến độ hầu hết các dự án đều quá chậm so với yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân chậm như, khi sáp nhập có sự thay đổi lớn về quy định bồi thường GPMB, một số thuộc diện chờ rà soát điều chỉnh theo quy hoạch chung.
Nhưng trong số những dự án chưa triển khai, có nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc tìm đủ mọi lý do để hoãn tiến độ dẫn đến bỏ hoang kéo dài.
“Việc các dự án bỏ hoang chậm triển khai kéo dài gây nên nhiều khó khăn trong quản lý của địa phương. Sắp tới, khi thành phố có quy hoạch phân khu có sự điều chỉnh, nếu chủ đầu tư nào chậm triển khai, huyện sẽ có biện pháp xử lý quyết liệt”, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, nói.
Ông Đàm Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, cho rằng, không chỉ những dự án chậm triển khai, bỏ hoang mà nhiều trong số này mới chỉ dừng ở việc treo biển, chấp thuận đầu tư, chưa có quyết định thu hồi đất nên ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người dân.
“Một số bà con có tâm lý ngồi chờ dự án khi nghĩ rằng diện tích canh tác của mình nằm trong dự án sớm muộn gì cũng bị thu hồi cũng được đền bù”, ông Thông nói.
Dù nhiều dự án chậm tiến độ, bỏ hoang, thậm chí chưa hoàn thành bồi thường GPMB hay đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhưng chủ đầu tư quảng cáo bán hàng rầm rộ từ lâu.
Hầu hết chủ đầu tư bán lúa non, dưới hình thức góp vốn gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
“Hà Nội có quá nhiều KĐT mới, dự án về BĐS nên khi thị trường ảm đạm dẫn đến tình trạng bỏ hoang vì hầu hết đều đầu tư, đầu cơ chứ mua ở thực rất ít. Các dự án đã biến hàng nghìn héc ta đất nông - lâm nghiệp thành những vùng đất bị băm vằm nham nhở rồi bỏ hoang. Kèm theo đó là một lượng tiền rất lớn được đổ vào dự án của các nhà đầu tư mà chưa mang lại hiệu quả nào cho xã hội”, ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT, nói.
Trong số hàng trăm dự án hạ tầng và đô thị mà TP Hà Nội vừa yêu cầu kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả đầu tư năm 2012, có nhiều dự án bất động sản (BĐS) khủng sau nhiều năm phê duyệt vẫn bất động, như dự án khu vườn sinh thái Cẩm Đình-Hiệp Thuận chạy dài 12 xã thuộc huyện Phúc Thọ, do Cty TNHH Kim Thanh làm chủ đầu tư.
Hơn 5 năm nay, dự án này vẫn là khu đất khá hoang vu. Toàn bộ dự án rộng 236 ha mới chỉ có lác đác vài ngôi nhà đang được xây thô, còn lại cỏ mọc um tùm.
Huyện Mê Linh có gần 50 dự án BĐS, khu đô thị (KĐT) được phê duyệt gấp rút trước ngày hợp nhất về Hà Nội. Nay đều trong tình trạng bất động. Hàng trăm héc ta vốn là đất canh tác của người dân trước đây nay trở thành những dự án để cỏ mọc, hạ tầng dang dở.
Các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh Lâm tập trung nhiều dự án quy mô từ vài chục đến vài trăm héc ta. Hầu hết các dự án này được khởi công từ năm 2008 - 2009, nhưng đến nay, hạ tầng vẫn dang dở.
Tại huyện Hoài Đức, nơi được coi là thủ phu của các KĐT, dự án BĐS ở phía tây Hà Nội, hầu hết dự án cũng trong tình trạng dở dang.
Theo Ban Giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Hoài Đức, số lượng dự án nhà ở, KĐT của huyện rất nhiều, nhưng số dự án đã hoàn thành chỉ lác đác, còn lại đã giải phóng xong mặt bằng từ lâu, nhưng các chủ đầu tư vẫn chưa triển khai hoặc triển khai chậm.
KĐT Nam An Khánh (200 ha) của Cty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà sau 7 năm triển khai, tiến độ vẫn rất chậm.
Nhiều khu đất của dự án được quây tôn từ lâu, cỏ mọc um tùm, trong khi một số hạng mục như hồ điều hòa, cống thoát được thực hiện dở dang. Tình trạng trên cũng diễn ra tại một loạt dự án dọc Đường 32, đại lộ Thăng Long.
Bỏ hoang ruộng đất, ngồi chờ dự án
Theo Ban GPMB huyện Mê Linh, vấn đề nhức nhối hiện nay là tiến độ hầu hết các dự án đều quá chậm so với yêu cầu. Có nhiều nguyên nhân chậm như, khi sáp nhập có sự thay đổi lớn về quy định bồi thường GPMB, một số thuộc diện chờ rà soát điều chỉnh theo quy hoạch chung.
Nhưng trong số những dự án chưa triển khai, có nhiều chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc tìm đủ mọi lý do để hoãn tiến độ dẫn đến bỏ hoang kéo dài.
“Việc các dự án bỏ hoang chậm triển khai kéo dài gây nên nhiều khó khăn trong quản lý của địa phương. Sắp tới, khi thành phố có quy hoạch phân khu có sự điều chỉnh, nếu chủ đầu tư nào chậm triển khai, huyện sẽ có biện pháp xử lý quyết liệt”, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, nói.
Ông Đàm Văn Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, cho rằng, không chỉ những dự án chậm triển khai, bỏ hoang mà nhiều trong số này mới chỉ dừng ở việc treo biển, chấp thuận đầu tư, chưa có quyết định thu hồi đất nên ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý người dân.
“Một số bà con có tâm lý ngồi chờ dự án khi nghĩ rằng diện tích canh tác của mình nằm trong dự án sớm muộn gì cũng bị thu hồi cũng được đền bù”, ông Thông nói.
Dù nhiều dự án chậm tiến độ, bỏ hoang, thậm chí chưa hoàn thành bồi thường GPMB hay đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, nhưng chủ đầu tư quảng cáo bán hàng rầm rộ từ lâu.
Hầu hết chủ đầu tư bán lúa non, dưới hình thức góp vốn gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
“Hà Nội có quá nhiều KĐT mới, dự án về BĐS nên khi thị trường ảm đạm dẫn đến tình trạng bỏ hoang vì hầu hết đều đầu tư, đầu cơ chứ mua ở thực rất ít. Các dự án đã biến hàng nghìn héc ta đất nông - lâm nghiệp thành những vùng đất bị băm vằm nham nhở rồi bỏ hoang. Kèm theo đó là một lượng tiền rất lớn được đổ vào dự án của các nhà đầu tư mà chưa mang lại hiệu quả nào cho xã hội”, ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT, nói.
Theo Tiền phong