Không chỉ xảy ra đối với phân khúc đất nền mà tại nhiều khu đô thị mới ở Hà Nội, làn sóng bán tháo bất động sản cũng đã xuất hiện nhiều căn nhà được chào bán với mức giảm lên đến 3-5 tỷ đồng/căn.
Khó khăn về nguồn tiền đã khiến thị trường bất động sản chết đứng gần 1 năm nay. Thêm vào đó, cơn bão tín dụng đã liên tục dội xuống nhấn chìm mọi thành quả thị trường sau nhiều đợt sóng tăng giá. Điều này đã đẩy nhiều thành viên tham gia thị trường lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Vì vậy, để có tiền trả nợ cụm từ “bán tháo bất động sản” đã liên tục được nhắc đến.
Bán tháo bất động sản không chỉ xảy ra đối với phân khúc đất nền dự án khi nhiều lô đất được chào bán với mức giá “bèo” mà ngay cả những khu đô thị mới nhiều biệt thự, nhà liền kề cũng được bán tháo.
Anh Phạm Tuấn (nhân viên môi giới bất động sản tại Mỹ Đình) cho biết, tuần trước, văn phòng của anh đã tiếp nhận một trường hợp bán tháo biệt thự tại khu Mỹ Đình I. Vì cần tiếp gấp nên chủ nhà chấp nhận giảm mức 5 tỷ đồng/căn liền kề gần 100 m2. Trước đó, giá thị trường rơi vào khoảng 15-18 tỷ đồng/căn thì nay giá 12 tỷ đồng.
BĐS phía Bắc: Giảm giá chứ không bán tháo - hình minh họaTại khu đô thị mới Trung Yên (Yên Hòa, Cầu Giấy) giá nhà có phần giảm ít hơn nhưng tình trạng bán tháo cũng đã bắt đầu xuất hiện trong đó có một số trường hợp chủ nhà chấp nhận giảm gần 3 tỷ đồng/căn diện tích 80m2.
Tại khu đô thị mới Ciputra, giá nhà giảm từ 180 triệu đồng/m2 xuống còn 150-155 triệu đồng/m2.
Khu đô thị mới Ciputra, cũng đang giảm giá bán - hình minh họaThậm chí, tham khảo tại nhiều trang web bất động sản, PV thấy xuất hiện nhiều cụm từ chào bán bất động sản có kèm theo các câu phổ biến “giảm giá lần 3”, “không thể giảm thêm”, “cần tiền bán gấp”…
Làn sóng bán tháo không chỉ xảy ra trên thị trường bất động sản mà tại các ngân hàng lớn, thời điểm này nhiều căn nhà cũng được các ngân hàng phát mại với giá rẻ.
Chị Thúy Ngân (cán bộ xử lý nợ ngân hàng V) cho biết, chưa bao giờ việc bán phát mại tài sản là bất động sản lại sôi động như thời điểm này. Trong đó, ngân hàng chị đợt này cũng phát mại nhiều nhà biệt thự, mặt phố có giá trị lớn vài chục tỷ đồng trở lên. Nhưng, rất khó để tìm khách mua khi thời điểm này bởi giá trị quá lớn.
Tuy nhiên, việc mua các tài sản phát mại không phải đơn giản bởi nó có quy trình riêng và mỗi ngân hàng có một quy trình xử lý nợ khác nhau. Đơn cử, khi đến thời điểm trả nợ mà khách hàng không trả được ngân hàng gửi đơn khiếu kiện lên các cơ quan chức năng. Khi cơ quan chức năng ra phán quyết cuối cùng, tài sản thuộc về ngân hàng thì ngân hàng mới chuyển đến đơn vị xử lý nợ. Đơn vị này sẽ phát mại tài sản.
Còn ở những ngân hàng dễ, khi khách hàng vay tiền họ sẽ ký luôn hợp đồng mua bán nhà trong đó hai bên cam kết thời điểm này khách hàng không trả nợ thì hợp đồng mua bán nhà sẽ có hiệu lực và tài sản đó sẽ trở thành tài sản ngân hàng và ngân hàng có thể bán luôn cho khách hàng để thu tiền về.
Anh Ngô Trí Anh – giám đốc công ty bất động sản Vietland cho rằng, hiện tượng bán tháo tại các khu đô thị mới không diễn ra ồ ạt nhưng nó góp phần xác lập mặt bằng giá mới cho thị trường bất động sản trong khu vực. Bởi thông thường, người mua nhà họ sẽ so sánh nhà đó vừa bán giá này vì vậy họ không thể mua đắt hơn quá nhiều được.
“Thị trường đã chứng khiến làn sóng bán tháo xảy ra vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 và tiếp tục là tháng 12. Đây là thời điểm mà các ngân hàng chốt các số liệu cuối cùng để khóa sổ. Cũng chính vì vậy, từ lâu nhiều khách hàng đã có tâm lý chờ đợi để tìm kiếm những bất động sản có giá hợp lý. ” anh Trí Anh cho biết.
Bán tháo bất động sản không chỉ xảy ra đối với phân khúc đất nền dự án khi nhiều lô đất được chào bán với mức giá “bèo” mà ngay cả những khu đô thị mới nhiều biệt thự, nhà liền kề cũng được bán tháo.
Anh Phạm Tuấn (nhân viên môi giới bất động sản tại Mỹ Đình) cho biết, tuần trước, văn phòng của anh đã tiếp nhận một trường hợp bán tháo biệt thự tại khu Mỹ Đình I. Vì cần tiếp gấp nên chủ nhà chấp nhận giảm mức 5 tỷ đồng/căn liền kề gần 100 m2. Trước đó, giá thị trường rơi vào khoảng 15-18 tỷ đồng/căn thì nay giá 12 tỷ đồng.
BĐS phía Bắc: Giảm giá chứ không bán tháo - hình minh họa
Tại khu đô thị mới Ciputra, giá nhà giảm từ 180 triệu đồng/m2 xuống còn 150-155 triệu đồng/m2.
Khu đô thị mới Ciputra, cũng đang giảm giá bán - hình minh họa
Làn sóng bán tháo không chỉ xảy ra trên thị trường bất động sản mà tại các ngân hàng lớn, thời điểm này nhiều căn nhà cũng được các ngân hàng phát mại với giá rẻ.
Chị Thúy Ngân (cán bộ xử lý nợ ngân hàng V) cho biết, chưa bao giờ việc bán phát mại tài sản là bất động sản lại sôi động như thời điểm này. Trong đó, ngân hàng chị đợt này cũng phát mại nhiều nhà biệt thự, mặt phố có giá trị lớn vài chục tỷ đồng trở lên. Nhưng, rất khó để tìm khách mua khi thời điểm này bởi giá trị quá lớn.
Tuy nhiên, việc mua các tài sản phát mại không phải đơn giản bởi nó có quy trình riêng và mỗi ngân hàng có một quy trình xử lý nợ khác nhau. Đơn cử, khi đến thời điểm trả nợ mà khách hàng không trả được ngân hàng gửi đơn khiếu kiện lên các cơ quan chức năng. Khi cơ quan chức năng ra phán quyết cuối cùng, tài sản thuộc về ngân hàng thì ngân hàng mới chuyển đến đơn vị xử lý nợ. Đơn vị này sẽ phát mại tài sản.
Còn ở những ngân hàng dễ, khi khách hàng vay tiền họ sẽ ký luôn hợp đồng mua bán nhà trong đó hai bên cam kết thời điểm này khách hàng không trả nợ thì hợp đồng mua bán nhà sẽ có hiệu lực và tài sản đó sẽ trở thành tài sản ngân hàng và ngân hàng có thể bán luôn cho khách hàng để thu tiền về.
Anh Ngô Trí Anh – giám đốc công ty bất động sản Vietland cho rằng, hiện tượng bán tháo tại các khu đô thị mới không diễn ra ồ ạt nhưng nó góp phần xác lập mặt bằng giá mới cho thị trường bất động sản trong khu vực. Bởi thông thường, người mua nhà họ sẽ so sánh nhà đó vừa bán giá này vì vậy họ không thể mua đắt hơn quá nhiều được.
“Thị trường đã chứng khiến làn sóng bán tháo xảy ra vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 và tiếp tục là tháng 12. Đây là thời điểm mà các ngân hàng chốt các số liệu cuối cùng để khóa sổ. Cũng chính vì vậy, từ lâu nhiều khách hàng đã có tâm lý chờ đợi để tìm kiếm những bất động sản có giá hợp lý. ” anh Trí Anh cho biết.
Theo vnMedia