Một số tổ chức, cơ quan đã trục lợi hàng tỷ đồng từ việc cho thuê lại nhà chuyên dùng của nhà nước với lý do liên danh, liên kết để nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Công ty CP XNK lương thực thực phẩm Hà Nội (84 Quán Thánh) đang bị thanh tra toàn diện việc quản lý sử dụng đối với 28 địa điểm nhà đất có dấu hiệu vi phạm.
Trong khi đó, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý (Sở Xây dựng) đổ cho cơ chế, lịch sử. Đơn vị quản lý trực tiếp (Công ty TNHHMTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội) thì kể khổ.
Thất thu lớn
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội vừa có buổi làm việc với Sở Xây dựng về quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước cho thuê trên địa bàn thành phố từ năm 2009 đến nay. Qua đó, đã phát hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý loại hình nhà chuyên dụng của thành phố.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, tổng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước đang cho các tổ chức thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ và các mục đích khác không phải ở là 1.075 địa điểm cho 892 đơn vị, tổ chức thuê với diện tích nhà là 19.354m2, diện tích đất là 183.091m2, thuộc sự quản lý của Công ty TNHHMTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội. Quỹ nhà này được gọi là quỹ nhà chuyên dụng, phần lớn có quy mô nhỏ lẻ, nguyên là nhà ở, vị trí xen kẽ với nhà ở của dân, phía trong hoặc phía trên là nhà ở của chủ cải tạo, tập trung phần lớn ở 2 quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Trần Quốc Tuấn cho biết, có nhiều đơn vị thuê đã vi phạm hợp đồng thuê nhà như chuyển nhượng nhà thuê, cho thuê lại dưới hình thức liên doanh, giao khoán nhà cho cá nhân xử lý, chuyển sang làm nhà ở, bị chiếm dụng, kiện đòi nhà, không trả tiền thuê nhà… Thậm chí hiện có 342 địa điểm chưa ký lại hợp đồng thuê nhà do nhiều nguyên nhân.
“Của chùa” không ai xót?
Cùng với việc không quản lý được, quản lý lỏng lẻo gây thất thoát tài sản công, là việc cho thuê nhà với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường trong khi các căn hộ cho thuê thường có vị trí đắc địa. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Xây dựng thừa nhận mức giá cho thuê áp dụng từ năm 2008 đến nay hiện nay là 80.000 đồng/m2 là thấp so với thị trường.
Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam, hiện có rất nhiều đơn vị đã thuê nhà với giá bao cấp rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại với giá thuê nhà lên đến cả hàng trăm USD mỗi tháng, cao gấp 30-40 lần. Ông Nam nói: “Số tiền chênh lệch đã chảy vào túi ai đó. Nhìn sơ bộ đã thấy Nhà nước đã để thất thoát một số tiền khổng lồ”.
Đại biểu Hồ Quang Lợi (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội) cũng cho rằng: Tình hình quản lý nhà cho thuê đã nổi cộm kéo dài nhiều năm rồi. Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng quản loại nhà này rất lộn xộn dẫn đến hậu quả nhãn tiền là lãng phí, thất thoát. Rõ ràng số tiền thành phố thu lại quá bèo bọt so với khối tài sản khổng lồ chúng ta đang quản lý. Vì vậy, cần phải rà soát toàn bộ quỹ nhà này và nhanh chóng tìm ra cách quản lý hiệu quả nhất.
Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt đã yêu cầu Sở Xây dựng giải trình rõ việc xây dựng cơ chế giá cho thuê nhà chuyên dụng cũng như quy chế quản lý sử dụng quỹ nhà này để tránh thất thoát cho thành phố. Ông Hoạt đặt câu hỏi với các cơ quan liên quan trong việc quản quỹ nhà chuyên dụng: “Có phải vì đây là tài sản công, là “của chùa” nên không ai thấy xót?”.
Thất thu lớn
Đoàn giám sát của Thường trực HĐND TP Hà Nội vừa có buổi làm việc với Sở Xây dựng về quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước cho thuê trên địa bàn thành phố từ năm 2009 đến nay. Qua đó, đã phát hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý loại hình nhà chuyên dụng của thành phố.
Theo thống kê của Sở Xây dựng, tổng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước đang cho các tổ chức thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ và các mục đích khác không phải ở là 1.075 địa điểm cho 892 đơn vị, tổ chức thuê với diện tích nhà là 19.354m2, diện tích đất là 183.091m2, thuộc sự quản lý của Công ty TNHHMTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội. Quỹ nhà này được gọi là quỹ nhà chuyên dụng, phần lớn có quy mô nhỏ lẻ, nguyên là nhà ở, vị trí xen kẽ với nhà ở của dân, phía trong hoặc phía trên là nhà ở của chủ cải tạo, tập trung phần lớn ở 2 quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng.
Phó giám đốc Sở Xây dựng Trần Quốc Tuấn cho biết, có nhiều đơn vị thuê đã vi phạm hợp đồng thuê nhà như chuyển nhượng nhà thuê, cho thuê lại dưới hình thức liên doanh, giao khoán nhà cho cá nhân xử lý, chuyển sang làm nhà ở, bị chiếm dụng, kiện đòi nhà, không trả tiền thuê nhà… Thậm chí hiện có 342 địa điểm chưa ký lại hợp đồng thuê nhà do nhiều nguyên nhân.
“Của chùa” không ai xót?
Cùng với việc không quản lý được, quản lý lỏng lẻo gây thất thoát tài sản công, là việc cho thuê nhà với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường trong khi các căn hộ cho thuê thường có vị trí đắc địa. Tại buổi làm việc, lãnh đạo Sở Xây dựng thừa nhận mức giá cho thuê áp dụng từ năm 2008 đến nay hiện nay là 80.000 đồng/m2 là thấp so với thị trường.
Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam, hiện có rất nhiều đơn vị đã thuê nhà với giá bao cấp rồi cho doanh nghiệp khác thuê lại với giá thuê nhà lên đến cả hàng trăm USD mỗi tháng, cao gấp 30-40 lần. Ông Nam nói: “Số tiền chênh lệch đã chảy vào túi ai đó. Nhìn sơ bộ đã thấy Nhà nước đã để thất thoát một số tiền khổng lồ”.
Đại biểu Hồ Quang Lợi (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội) cũng cho rằng: Tình hình quản lý nhà cho thuê đã nổi cộm kéo dài nhiều năm rồi. Chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng quản loại nhà này rất lộn xộn dẫn đến hậu quả nhãn tiền là lãng phí, thất thoát. Rõ ràng số tiền thành phố thu lại quá bèo bọt so với khối tài sản khổng lồ chúng ta đang quản lý. Vì vậy, cần phải rà soát toàn bộ quỹ nhà này và nhanh chóng tìm ra cách quản lý hiệu quả nhất.
Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt đã yêu cầu Sở Xây dựng giải trình rõ việc xây dựng cơ chế giá cho thuê nhà chuyên dụng cũng như quy chế quản lý sử dụng quỹ nhà này để tránh thất thoát cho thành phố. Ông Hoạt đặt câu hỏi với các cơ quan liên quan trong việc quản quỹ nhà chuyên dụng: “Có phải vì đây là tài sản công, là “của chùa” nên không ai thấy xót?”.
"Hội đồng giám sát sớm thì đỡ khổ” Tại buổi giám sát, đại diện Công ty TNHHMTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội cho rằng nếu HĐND thành phố tổ chức giám sát sớm hơn thì công ty đỡ khổ vì công ty chỉ là “thủ kho” cho thành phố và đã kêu từ năm 2006 đến nay. Vị đại diện này cũng cho biết, các đơn vị cho thuê vi phạm nhiều nhưng công ty không có chế tài, không đủ thẩm quyền xử lý mà chỉ kiểm tra, lập biên bản báo cáo sở Xây dựng và UBND thành phố. |
Theo Gia đình