Ngay sau khi những căn nhà thu nhập thấp (TNT) Kiến Hưng, quận Hà Đông được chủ đầu tư Vinaconex Xuân Mai bàn giao (đầu năm 2013) đã xuất hiện những thông tin rao bán lại căn hộ.
Tòa nhà TNT 19T6 Kiến Hưng, nơi có nhiều căn hộ bị rao bán.
Trước những lo lắng của người mua về tính hợp pháp của việc mua bán, những người rao bán đều khẳng định có thể sang tên chính chủ cho người mua nếu chịu mất phí cho chủ đầu tư(?).
Hàng trăm căn hộ đã được sang tên?
Gõ dòng chữ “Bán nhà thu nhập thấp Kiến Hưng, Hà Đông” trên công cụ tìm kiếm Google sẽ cho ra kết quả hàng chục thông tin rao bán các căn hộ. Các căn hộ được rao bán chủ yếu nằm tại 2 tòa nhà 19T6 và 19T3. Đây là 2 tòa nhà mới được chủ đầu tư bàn giao cho người mua đầu năm 2013.
Không chỉ rao bán, người bán còn khẳng định sẽ sang được tên chính chủ cho người mua và việc sang tên sẽ do chủ đầu tư lo(?). Trên một diễn đàn mua bán nhà đất, vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2013 thậm chí còn diễn ra tranh luận về việc mua bán nhà ở TNT khi có một người rao bán nhà. Rất nhiều ý kiến tranh luận tỏ ra hiểu biết quy định về mua bán nhà TNT và cho biết việc mua bán trên là bất hợp pháp. Hơn thế, có ý kiến còn cảnh báo về việc các cơ quan chức năng đã từng xử lý những trường hợp mua bán nhà thu nhập thấp trái quy định tại khu nhà TNT CT1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông (cũng do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư). Tuy nhiên, người rao bán vẫn một mực khẳng định “thủ tục sang tên chắc chắn sẽ được và sẽ do chủ đầu tư lo”. Người bán còn lấy dẫn chứng cụ thể “hàng trăm căn hộ ở Kiến Hưng đã được giao dịch lại trong năm nay nên các bạn mua yên tâm là thủ tục sang tên rất chuẩn, còn chi phí sang tên thì đã có mức chung”.
Khi chúng tôi liên lạc qua các số điện thoại rao bán, hầu hết người nghe đều cho biết đã bán xong căn hộ hoặc đang làm thủ tục sang tên cho người mua. Chủ nhân của số điện thoại 09152002xx khi được gọi đến cho biết làm ở văn phòng nhà đất và có một số căn hộ TNT khu Kiến Hưng được gửi bán. Người này cho hay, giá gốc các căn hộ tại đây là 11,6 triệu đồng/m2, người mua có thể mua được giá gốc nếu chấp nhận chỉ có giấy tờ mua bán viết tay, mua ngầm với nhau. “Nếu qua Ban quản lý dự án, phải mất tiền phạt hợp đồng và tiền sang tên nên sẽ chênh lên một giá là 12,6 triệu đồng/m2”, người này giải thích. Kết thúc cuộc đàm thoại, chủ nhân của số điện thoại 09152002xx trấn an: “Không phải lo vì sẽ làm việc thẳng với chủ đầu tư và đã bán được mấy căn hộ như thế”.
Sau 10 năm mới được bán
Ngày 25/7, ông Vũ Ngọc Đạm - Trưởng phòng phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, mọi quy định liên quan đến nhà ở TNT trên địa bàn thành phố vẫn thực hiện theo Quyết định 34 (ngày 16/8/2010) của UBND thành phố ban hành quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Quyết định nêu rõ: “Chỉ được phép thực hiện các giao dịch nhà ở TNT (bán, cho thuê, cho thuê mua) sau khi trả hết tiền cho chủ đầu tư và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà. Các giao dịch về nhà ở TNT sau thời gian 10 năm kể trên được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp đã trả hết tiền mua nhà, nhưng chưa đủ 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở thì người mua nhà ở TNT chỉ được bán (nếu có nhu cầu) cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương hoặc chủ đầu tư dự án để bán cho đối tượng được mua nhà ở TNT (theo giá bán không được vượt quá mức giá nhà ở TNT cùng loại tại thời điểm bán)”.
Ngoài Quyết định 34, ngày 14/6/2012, TP Hà Nội đã ra Quyết định số 13 bổ sung quy định trên theo hướng siết chặt việc quản lý đối với nhà ở TNT. Theo đó, nếu sau 3 tháng kể từ khi bàn giao căn hộ mà gia đình không đến ở thì coi như không có nhu cầu ở và cơ quan quản lý sẽ chấm dứt hợp đồng, thu hồi theo quy định. Ngoài ra, hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư dự án nhà ở TNT, người mua nhà TNT phải có bản cam kết của người mua nhà trước khi ký và ảnh của các thành viên hộ gia đình. Quyết định trên cũng giao Công an TP Hà Nội chỉ đạo công an các phường tại nơi có dự án nhà ở TNT tiến hành kiểm tra thường xuyên, nắm bắt việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu để phát hiện việc mua bán nhà sai quy định.
Theo Nghị định 34/2013 của Chính phủ, có 8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm: Người có công với cách mạng; Cán bộ công chức, viên chức… hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Người thu nhập thấp, hộ nghèo; Người khuyết tật, người già cô đơn… Theo Quyết định 34 ngày 16/8/2010 của TP Hà Nội, đối tượng được mua nhà ở TNT phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: Chưa có nhà ở; Có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5m2/người; Chưa được nhà nước hỗ trợ nhà đất dưới mọi hình thức; Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại TP Hà Nội; Có thu nhập hàng tháng dưới mức thu nhập bình quân theo quy định của thành phố.
Hàng trăm căn hộ đã được sang tên?
Gõ dòng chữ “Bán nhà thu nhập thấp Kiến Hưng, Hà Đông” trên công cụ tìm kiếm Google sẽ cho ra kết quả hàng chục thông tin rao bán các căn hộ. Các căn hộ được rao bán chủ yếu nằm tại 2 tòa nhà 19T6 và 19T3. Đây là 2 tòa nhà mới được chủ đầu tư bàn giao cho người mua đầu năm 2013.
Không chỉ rao bán, người bán còn khẳng định sẽ sang được tên chính chủ cho người mua và việc sang tên sẽ do chủ đầu tư lo(?). Trên một diễn đàn mua bán nhà đất, vào cuối tháng 5, đầu tháng 6/2013 thậm chí còn diễn ra tranh luận về việc mua bán nhà ở TNT khi có một người rao bán nhà. Rất nhiều ý kiến tranh luận tỏ ra hiểu biết quy định về mua bán nhà TNT và cho biết việc mua bán trên là bất hợp pháp. Hơn thế, có ý kiến còn cảnh báo về việc các cơ quan chức năng đã từng xử lý những trường hợp mua bán nhà thu nhập thấp trái quy định tại khu nhà TNT CT1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông (cũng do Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư). Tuy nhiên, người rao bán vẫn một mực khẳng định “thủ tục sang tên chắc chắn sẽ được và sẽ do chủ đầu tư lo”. Người bán còn lấy dẫn chứng cụ thể “hàng trăm căn hộ ở Kiến Hưng đã được giao dịch lại trong năm nay nên các bạn mua yên tâm là thủ tục sang tên rất chuẩn, còn chi phí sang tên thì đã có mức chung”.
Khi chúng tôi liên lạc qua các số điện thoại rao bán, hầu hết người nghe đều cho biết đã bán xong căn hộ hoặc đang làm thủ tục sang tên cho người mua. Chủ nhân của số điện thoại 09152002xx khi được gọi đến cho biết làm ở văn phòng nhà đất và có một số căn hộ TNT khu Kiến Hưng được gửi bán. Người này cho hay, giá gốc các căn hộ tại đây là 11,6 triệu đồng/m2, người mua có thể mua được giá gốc nếu chấp nhận chỉ có giấy tờ mua bán viết tay, mua ngầm với nhau. “Nếu qua Ban quản lý dự án, phải mất tiền phạt hợp đồng và tiền sang tên nên sẽ chênh lên một giá là 12,6 triệu đồng/m2”, người này giải thích. Kết thúc cuộc đàm thoại, chủ nhân của số điện thoại 09152002xx trấn an: “Không phải lo vì sẽ làm việc thẳng với chủ đầu tư và đã bán được mấy căn hộ như thế”.
Việc mua bán được trao đổi công khai trên một diễn dàn.
Sau 10 năm mới được bán
Ngày 25/7, ông Vũ Ngọc Đạm - Trưởng phòng phát triển nhà (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, mọi quy định liên quan đến nhà ở TNT trên địa bàn thành phố vẫn thực hiện theo Quyết định 34 (ngày 16/8/2010) của UBND thành phố ban hành quy định việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Quyết định nêu rõ: “Chỉ được phép thực hiện các giao dịch nhà ở TNT (bán, cho thuê, cho thuê mua) sau khi trả hết tiền cho chủ đầu tư và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhưng phải đảm bảo thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà. Các giao dịch về nhà ở TNT sau thời gian 10 năm kể trên được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Trong trường hợp đã trả hết tiền mua nhà, nhưng chưa đủ 10 năm kể từ thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở thì người mua nhà ở TNT chỉ được bán (nếu có nhu cầu) cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương hoặc chủ đầu tư dự án để bán cho đối tượng được mua nhà ở TNT (theo giá bán không được vượt quá mức giá nhà ở TNT cùng loại tại thời điểm bán)”.
Ngoài Quyết định 34, ngày 14/6/2012, TP Hà Nội đã ra Quyết định số 13 bổ sung quy định trên theo hướng siết chặt việc quản lý đối với nhà ở TNT. Theo đó, nếu sau 3 tháng kể từ khi bàn giao căn hộ mà gia đình không đến ở thì coi như không có nhu cầu ở và cơ quan quản lý sẽ chấm dứt hợp đồng, thu hồi theo quy định. Ngoài ra, hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư dự án nhà ở TNT, người mua nhà TNT phải có bản cam kết của người mua nhà trước khi ký và ảnh của các thành viên hộ gia đình. Quyết định trên cũng giao Công an TP Hà Nội chỉ đạo công an các phường tại nơi có dự án nhà ở TNT tiến hành kiểm tra thường xuyên, nắm bắt việc thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu để phát hiện việc mua bán nhà sai quy định.
Theo Nghị định 34/2013 của Chính phủ, có 8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước gồm: Người có công với cách mạng; Cán bộ công chức, viên chức… hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Người thu nhập thấp, hộ nghèo; Người khuyết tật, người già cô đơn… Theo Quyết định 34 ngày 16/8/2010 của TP Hà Nội, đối tượng được mua nhà ở TNT phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: Chưa có nhà ở; Có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5m2/người; Chưa được nhà nước hỗ trợ nhà đất dưới mọi hình thức; Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại TP Hà Nội; Có thu nhập hàng tháng dưới mức thu nhập bình quân theo quy định của thành phố.
Theo Gia Đình