“Có nơi chỉ bán 8,7 triệu đồng/m2, có nơi bán giá 11-12 triệu đồng/m2, người dân được quyền lựa chọn mua, không ai bắt phải mua chỗ này, chỗ kia….”
Theo khảo sát của PV, giá bán nhà ở xã hội (NOXH) những dự án gần đây trên thị trường Hà Nội đang đắt dần lên, đắt ngang ngửa với một số dự án nhà ở thương mại.
Đơn cử, dự án NOXH tại 143 Trần Phú (Hà Đông) do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà – SDU (thuộc Tổng Cty Sông Đà) làm chủ đầu tư, dự án NOXH tại 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) do Cty CP Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư… đều có giá tạm tính ở mức 14,8 – 14,9 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, hiện nay trên thị trường có khá nhiều dự án nhà ở thương mại chào bán với giá tương đương, thậm chí có dự án giá còn thấp hơn cả giá bán NOXH.
Đấy là chưa kể đến việc giá NOXH mới chỉ là giá tạm tính, phải chờ quyết toán xong mới có giá chính xác. Chẳng may, quá trình xây dựng mất khoảng 2 năm, có thể lâu hơn mà chi phí xây dựng bị trượt giá thì rất có thể còn phải nộp thêm cho chủ đầu tư thì khó có thể nói giá NOXH là rẻ (?!)
PV đem vấn đề thắc mắc giá bán NOXH hiện đang đắt ngang giá bán nhà ở thương mại hỏi Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, ông thẳng thắn nói: “Có nơi chỉ bán 8,7 triệu đồng/m2, có nơi bán giá 11-12 triệu đồng/m2, người dân được quyền lựa chọn mua, không ai bắt phải mua chỗ này, chỗ kia. Nếu giá NOXH cao quá thì người dân không mua nữa, đi mua nhà ở thương mại”.
Vị Thứ trưởng phân tích thêm: Mặc dù dự án NOXH được nhà nước hỗ trợ nhưng đất đai là của doanh nghiệp. Nhà ở tùy thuộc rất nhiều vào vị trí. Nhà ở thương mại ở xa thì giá còn rẻ hơn NOXH mà ở gần trung tâm. Đất ở gần giá rất đắt, Nhà nước không thu tiền đất nhưng doanh nghiệp phải đi mua của dân, phải làm hạ tầng nên doanh nghiệp mua đất với giá đắt, hạ tầng tốt thì giá cao.
“Bản thân doanh nghiệp làm NOXH phải cạnh tranh với nhau và còn phải cạnh tranh với cả phân khúc nhà ở thương mại. Giá bán là giá thị trường, Nhà nước không kiểm tra mức trần mà chỉ kiểm soát lợi nhuận, chủ đầu tư chỉ được lãi tối đa là 10%. Chính thời gian vừa qua, NOXH ra thị trường làm cho giá nhà thương mại cũng bị kéo xuống. Đây là tác động rất tốt”, ông Nam nói.
Cũng liên quan vấn đề giá bán NOXH, có ý kiến cần quy định mức giá cả cho các dự án nhà ở xã hội hay cung cấp các khối nhà ở xã hội theo mẫu để các doanh nghiệp tiện làm, tiện quyết toán, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, tùy từng điều kiện, loại nhà xây dựng có giá thành khác nhau thì sẽ có giá bán khác nhau.
"Đã có quy định chỉ cho phép chủ đầu tư lãi 10%, như thế cũng là khống chế giá thành cho nhà ở xã hội, chứ không thể quy định họ phải bán 8 triệu hay 10 triệu đồng/m2, có những nơi sẽ phải xử lý nền móng phức tạp thì tốn kém, giá sẽ tăng. Không thể khống chế mức giá cố định mà chỉ có thể khống chế trên cơ sở lãi định mức của doanh nghiệp mà thôi" - ông Hà phân tích.
Liệu trong cùng một dự án NOXH, giá bán các căn hộ có được áp dụng giá cao hơn đối với những căn góc, căn có hướng đẹp… như dự án nhà ở thương mại? Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay: Đối với dự án NOXH cũng được áp dụng phương thức bán đó.
“Công bằng mà nói, hàng hóa ở một dự án trông thế thôi nhưng khác nhau, những căn góc, căn đầu hồi có nhiều cửa sổ hay vị trí, hướng nam đẹp hơn, gió mát hơn… ai mua được sản phẩm tốt hơn về nguyên lý sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Cho nên, những căn góc hay ở tầng này, tầng kia có hướng nhìn ra hồ nước, ra vườn hoa phải đắt hơn những căn hướng Tây… là điều hết sức bình thường!”, ông Nam nói.
Thực tế cho thấy, để có thể mua được một căn NOXH, người mua sẽ phải bước qua cửa ải đầu tiên đó là hoàn tất được mọi thủ tục để chứng minh đủ điều kiện được mua nhà. Với những người cần vay vốn từ gói hỗ trợ của Nhà nước sẽ phải làm thêm nhiều thủ tục khác để chứng minh khả năng trả nợ.... Không chỉ vậy, sau khi mua được nhà, nếu muốn chuyển đổi, người mua nhà phải chờ sau 5 năm. Như vây, nếu giá NOXH quá cao, cùng với “mớ” rào cản phức tạp đó thì về lâu dài, loại nhà này có lẽ lại không chiếm ưu thế hơn khi giá nhà ở thương mại đua nhau giảm giá để cạnh tranh.
Đơn cử, dự án NOXH tại 143 Trần Phú (Hà Đông) do Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà – SDU (thuộc Tổng Cty Sông Đà) làm chủ đầu tư, dự án NOXH tại 30 Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy) do Cty CP Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư… đều có giá tạm tính ở mức 14,8 – 14,9 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, hiện nay trên thị trường có khá nhiều dự án nhà ở thương mại chào bán với giá tương đương, thậm chí có dự án giá còn thấp hơn cả giá bán NOXH.
Đấy là chưa kể đến việc giá NOXH mới chỉ là giá tạm tính, phải chờ quyết toán xong mới có giá chính xác. Chẳng may, quá trình xây dựng mất khoảng 2 năm, có thể lâu hơn mà chi phí xây dựng bị trượt giá thì rất có thể còn phải nộp thêm cho chủ đầu tư thì khó có thể nói giá NOXH là rẻ (?!)
Giá nhà ở xã hội đang đắt ngang giá nhà ở thương mại
PV đem vấn đề thắc mắc giá bán NOXH hiện đang đắt ngang giá bán nhà ở thương mại hỏi Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, ông thẳng thắn nói: “Có nơi chỉ bán 8,7 triệu đồng/m2, có nơi bán giá 11-12 triệu đồng/m2, người dân được quyền lựa chọn mua, không ai bắt phải mua chỗ này, chỗ kia. Nếu giá NOXH cao quá thì người dân không mua nữa, đi mua nhà ở thương mại”.
Vị Thứ trưởng phân tích thêm: Mặc dù dự án NOXH được nhà nước hỗ trợ nhưng đất đai là của doanh nghiệp. Nhà ở tùy thuộc rất nhiều vào vị trí. Nhà ở thương mại ở xa thì giá còn rẻ hơn NOXH mà ở gần trung tâm. Đất ở gần giá rất đắt, Nhà nước không thu tiền đất nhưng doanh nghiệp phải đi mua của dân, phải làm hạ tầng nên doanh nghiệp mua đất với giá đắt, hạ tầng tốt thì giá cao.
“Bản thân doanh nghiệp làm NOXH phải cạnh tranh với nhau và còn phải cạnh tranh với cả phân khúc nhà ở thương mại. Giá bán là giá thị trường, Nhà nước không kiểm tra mức trần mà chỉ kiểm soát lợi nhuận, chủ đầu tư chỉ được lãi tối đa là 10%. Chính thời gian vừa qua, NOXH ra thị trường làm cho giá nhà thương mại cũng bị kéo xuống. Đây là tác động rất tốt”, ông Nam nói.
Cũng liên quan vấn đề giá bán NOXH, có ý kiến cần quy định mức giá cả cho các dự án nhà ở xã hội hay cung cấp các khối nhà ở xã hội theo mẫu để các doanh nghiệp tiện làm, tiện quyết toán, ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, tùy từng điều kiện, loại nhà xây dựng có giá thành khác nhau thì sẽ có giá bán khác nhau.
"Đã có quy định chỉ cho phép chủ đầu tư lãi 10%, như thế cũng là khống chế giá thành cho nhà ở xã hội, chứ không thể quy định họ phải bán 8 triệu hay 10 triệu đồng/m2, có những nơi sẽ phải xử lý nền móng phức tạp thì tốn kém, giá sẽ tăng. Không thể khống chế mức giá cố định mà chỉ có thể khống chế trên cơ sở lãi định mức của doanh nghiệp mà thôi" - ông Hà phân tích.
Liệu trong cùng một dự án NOXH, giá bán các căn hộ có được áp dụng giá cao hơn đối với những căn góc, căn có hướng đẹp… như dự án nhà ở thương mại? Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho hay: Đối với dự án NOXH cũng được áp dụng phương thức bán đó.
“Công bằng mà nói, hàng hóa ở một dự án trông thế thôi nhưng khác nhau, những căn góc, căn đầu hồi có nhiều cửa sổ hay vị trí, hướng nam đẹp hơn, gió mát hơn… ai mua được sản phẩm tốt hơn về nguyên lý sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Cho nên, những căn góc hay ở tầng này, tầng kia có hướng nhìn ra hồ nước, ra vườn hoa phải đắt hơn những căn hướng Tây… là điều hết sức bình thường!”, ông Nam nói.
Thực tế cho thấy, để có thể mua được một căn NOXH, người mua sẽ phải bước qua cửa ải đầu tiên đó là hoàn tất được mọi thủ tục để chứng minh đủ điều kiện được mua nhà. Với những người cần vay vốn từ gói hỗ trợ của Nhà nước sẽ phải làm thêm nhiều thủ tục khác để chứng minh khả năng trả nợ.... Không chỉ vậy, sau khi mua được nhà, nếu muốn chuyển đổi, người mua nhà phải chờ sau 5 năm. Như vây, nếu giá NOXH quá cao, cùng với “mớ” rào cản phức tạp đó thì về lâu dài, loại nhà này có lẽ lại không chiếm ưu thế hơn khi giá nhà ở thương mại đua nhau giảm giá để cạnh tranh.
Theo Infonet