Sáng ngày 9/3, UBND TP Hà Nội đã tổ chức giao ban công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, Lãnh đạo các quận đã đồng loạt "tố" khổ bởi những vướng mắc liên quan đến vướng mắc pháp lý, thủ tục hành chính,... đã gây cản trở lớn trong quá trình tiến hành giải phóng mặt bằng tại các quận huyện.
1 dự án: vướng trăm thứ
Mở đầu, Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Lâm Anh Tuấn lấy ví dụ về những bất cập trong vấn đề giải phóng mặt bằng tại dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ - một dự án trọng điểm, thực hiện thí điểm việc di chuyển tập thể cũ đầu tiên Hà Nội.
Cụ thể, Thành phố áp dụng thí điểm 2 đơn nguyên A1, A2 thực hiện quy chế nhà đổi nhà. Hiện đã có 165 hộ bàn giao nhà cho chủ đầu tư, còn lại 39 hộ dân không chấp hành bàn giao giải phóng mặt bằng. Vì vậy bắt buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế di dời. Tuy nhiên, sau khi quận đưa ra phương án cưỡng chế hành chính gặp nhiều vướng mắc chưa thống nhất được. Cụ thể, về cơ sở pháp lý, thực hiện việc cưỡng chế, di chuyển theo nguyên tắc Nhà đổi nhà chứ không phải đền bù đầu đi đối với các căn hộ tòa A1, A2 đều đã được mua nhà theo nghị định 61 và được cấp sổ đỏ nay các chủ nhà không đồng thuận việc đổi nhà vì vậy việc cưỡng chế chưa có cơ sở pháp lý.
Thứ hai, đây là dự án thí điểm theo quy định của Thành phố nếu trên 70% căn hộ di dời, số hộ còn lại sẽ bị cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay trình tự thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi theo hình thức nhà đổi nhà là chưa có. Do vậy, kiến nghị Thành phố sớm ban hành các quy định cụ thể để quận có cơ sở thực hiện đúng quy trình.
Thứ ba, các hộ dân tập thể Nguyễn Công Trứ đang rất băn khoăn về việc dự án phê duyệt 2008, quy mô 15-24 tầng tuy nhiên sau khi quy hoạch thủ đô được phê duyệt thì các quận nội đô không được xây dựng nhà cao quá 9 tầng. Vì vậy, quy mô dự án cần được khẳng định lại để người dân yên tâm.
Về thẩm quyền cưỡng chế ông Tuấn cho rằng theo khoản 2 điều 52 nghị định 71/2010 về thẩm quyền này thuộc thẩm quyền các tỉnh xong Bộ xây dựng có văn bản hướng dẫn 1737 cho phép quận có quyền cưỡng nhà ở có quy mô 9 tầng trở xuống. Tuy nhiên, theo ý kiến các cơ quan ban ngành những văn bản trên chỉ là văn bản chỉ đạo chứ không phải là quy phạm pháp luật để căn cứ vào đó thực hiện cưỡng chế...,
Đẩy nhanh việc xây dựng giá đền bù tái định cư
Ông Đỗ Huy Chiến - Phó chủ tịch quận Long Biên cho biết, hiện tại quận Long Biên đang có nhiều dự án trọng điểm, phức tạp đòi hỏi tiến độ giải phóng nhanh. Trong năm 2011, quận Long Biên đã chi 3.400 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, năm 2012 quận tiếp tục thực hiện giải phóng 96 dự án. Mặc dù được sự chỉ đạo quyết liệt Thành phố nhưng trong công tác giải phóng mặt bằng vẫn gặp rất nhiều vướng mắc. Đặc biệt, vấn đề giá bồi thường tài định cư.
Cụ thể, theo quyết định thì khi nào có thu hồi, giao đất mới xem xét đến giá tái định cư thế nhưng muốn có quyết định thu hồi và giao đất phải có phương án giải phóng mặt bằng được Hội đồng phê duyệt. Trong khi họp dân, họ lại rất quan tâm đến giá đầu đi, đầu đến. Trong trường hợp có bất cập cần phải điều chỉnh, đề nghị các cơ quan liên ngành hỗ trợ, về quận trình lại thành phố để trước khi họp dân có được phương án giá bồi thường.
Ngoài ra, liên quan đến quyết định 2553 về thu hồi đất, ông Chiến chỉ ra bất cấp do không rõ phân kỳ thu hồi đất nên các ngành lung túng. Đơn cử, để thực hiện dự án đường 21 m trong địa bàn quận có 1700 phương án, để xong 1700 phương án mới thu hồi đất sẽ rất chậm. Vì vậy, cần phân kỳ rõ ràng ra nhiều giai đoạn mới đẩy nhanh tiến độ giải phóng.
Quỹ nhà tái định cư: Cấp vốn chậm
Nguyễn Phúc Quang- Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, mặc dù trên địa bàn quận có nhiều dự án trọng điểm xong về cơ bản tiến độ giải phóng hoàn thành nhưng còn nhiều dự án tuy đã giải phóng xong nhưng tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề sau giải phóng mặt bằng vẫn rất phức tạp nhất là vấn đề hạ tầng kỹ thuật.
Về vấn đề tái định cư vừa rồi Thành phố đã ra quyết định trong trường hợp cần thiết giao Sở xây dựng xem xét việc mua nhà các công ty để làm nhà tái định cư trong khi quận Tây Hồ được Thành phố giao đầu tư 5 tòa nhà cao tầng để phục vụ tái định cư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn không được bố trí vốn. Nếu không được bố trí vốn quỹ nhà tái định cư của quận sẽ tiếp tục khó khăn
1 dự án: vướng trăm thứ
Mở đầu, Phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Lâm Anh Tuấn lấy ví dụ về những bất cập trong vấn đề giải phóng mặt bằng tại dự án cải tạo chung cư cũ Nguyễn Công Trứ - một dự án trọng điểm, thực hiện thí điểm việc di chuyển tập thể cũ đầu tiên Hà Nội.
Cụ thể, Thành phố áp dụng thí điểm 2 đơn nguyên A1, A2 thực hiện quy chế nhà đổi nhà. Hiện đã có 165 hộ bàn giao nhà cho chủ đầu tư, còn lại 39 hộ dân không chấp hành bàn giao giải phóng mặt bằng. Vì vậy bắt buộc áp dụng biện pháp cưỡng chế di dời. Tuy nhiên, sau khi quận đưa ra phương án cưỡng chế hành chính gặp nhiều vướng mắc chưa thống nhất được. Cụ thể, về cơ sở pháp lý, thực hiện việc cưỡng chế, di chuyển theo nguyên tắc Nhà đổi nhà chứ không phải đền bù đầu đi đối với các căn hộ tòa A1, A2 đều đã được mua nhà theo nghị định 61 và được cấp sổ đỏ nay các chủ nhà không đồng thuận việc đổi nhà vì vậy việc cưỡng chế chưa có cơ sở pháp lý.
Thứ hai, đây là dự án thí điểm theo quy định của Thành phố nếu trên 70% căn hộ di dời, số hộ còn lại sẽ bị cưỡng chế. Tuy nhiên, đến nay trình tự thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi theo hình thức nhà đổi nhà là chưa có. Do vậy, kiến nghị Thành phố sớm ban hành các quy định cụ thể để quận có cơ sở thực hiện đúng quy trình.
Thứ ba, các hộ dân tập thể Nguyễn Công Trứ đang rất băn khoăn về việc dự án phê duyệt 2008, quy mô 15-24 tầng tuy nhiên sau khi quy hoạch thủ đô được phê duyệt thì các quận nội đô không được xây dựng nhà cao quá 9 tầng. Vì vậy, quy mô dự án cần được khẳng định lại để người dân yên tâm.
Về thẩm quyền cưỡng chế ông Tuấn cho rằng theo khoản 2 điều 52 nghị định 71/2010 về thẩm quyền này thuộc thẩm quyền các tỉnh xong Bộ xây dựng có văn bản hướng dẫn 1737 cho phép quận có quyền cưỡng nhà ở có quy mô 9 tầng trở xuống. Tuy nhiên, theo ý kiến các cơ quan ban ngành những văn bản trên chỉ là văn bản chỉ đạo chứ không phải là quy phạm pháp luật để căn cứ vào đó thực hiện cưỡng chế...,
Đẩy nhanh việc xây dựng giá đền bù tái định cư
Ông Đỗ Huy Chiến - Phó chủ tịch quận Long Biên cho biết, hiện tại quận Long Biên đang có nhiều dự án trọng điểm, phức tạp đòi hỏi tiến độ giải phóng nhanh. Trong năm 2011, quận Long Biên đã chi 3.400 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, năm 2012 quận tiếp tục thực hiện giải phóng 96 dự án. Mặc dù được sự chỉ đạo quyết liệt Thành phố nhưng trong công tác giải phóng mặt bằng vẫn gặp rất nhiều vướng mắc. Đặc biệt, vấn đề giá bồi thường tài định cư.
Cụ thể, theo quyết định thì khi nào có thu hồi, giao đất mới xem xét đến giá tái định cư thế nhưng muốn có quyết định thu hồi và giao đất phải có phương án giải phóng mặt bằng được Hội đồng phê duyệt. Trong khi họp dân, họ lại rất quan tâm đến giá đầu đi, đầu đến. Trong trường hợp có bất cập cần phải điều chỉnh, đề nghị các cơ quan liên ngành hỗ trợ, về quận trình lại thành phố để trước khi họp dân có được phương án giá bồi thường.
Ngoài ra, liên quan đến quyết định 2553 về thu hồi đất, ông Chiến chỉ ra bất cấp do không rõ phân kỳ thu hồi đất nên các ngành lung túng. Đơn cử, để thực hiện dự án đường 21 m trong địa bàn quận có 1700 phương án, để xong 1700 phương án mới thu hồi đất sẽ rất chậm. Vì vậy, cần phân kỳ rõ ràng ra nhiều giai đoạn mới đẩy nhanh tiến độ giải phóng.
Quỹ nhà tái định cư: Cấp vốn chậm
Nguyễn Phúc Quang- Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, mặc dù trên địa bàn quận có nhiều dự án trọng điểm xong về cơ bản tiến độ giải phóng hoàn thành nhưng còn nhiều dự án tuy đã giải phóng xong nhưng tiếp tục nảy sinh nhiều vấn đề sau giải phóng mặt bằng vẫn rất phức tạp nhất là vấn đề hạ tầng kỹ thuật.
Về vấn đề tái định cư vừa rồi Thành phố đã ra quyết định trong trường hợp cần thiết giao Sở xây dựng xem xét việc mua nhà các công ty để làm nhà tái định cư trong khi quận Tây Hồ được Thành phố giao đầu tư 5 tòa nhà cao tầng để phục vụ tái định cư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn không được bố trí vốn. Nếu không được bố trí vốn quỹ nhà tái định cư của quận sẽ tiếp tục khó khăn
Theo vnMedia