Hà Nội đề ra thời gian thực hiện dự án đường trên cao là 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng...
Dự án đường trên cao vành đai 2 có điểm đầu nối với Nam cầu Vĩnh Tuy
Ngày 27/8, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở theo hình thức hợp đồng BT.
Vốn đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng
Theo đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các sở, ngành, đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi đã ký Quyết định số 5159/QĐ-UBND chính thức cho phép triển khai dự án nói trên theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng hơn 4.765 tỷ đồng, từ nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và nguồn vốn huy động hợp tác khác. Tuy nhiên, trong số hơn 4.700 tỷ đồng nói trên, chỉ có hơn 3.200 tỷ là chi phí xây dựng dự án, còn hơn 1.400 tỷ là chi phí dự phòng.
Dự án đường trên cao dọc đường vành đai 2 sẽ có chiều dài 5,08 km, với điểm đầu là phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh.
Các hạng mục chính được đầu tư trong dự án gồm cầu chính rộng 19m và cầu dẫn rộng 7m; các nhánh cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới tại các vị trí: đầu cầu Vĩnh Tuy, nút Ngã Tư Vọng, nút Ngã Tư Sở.
Cao độ mặt cầu cách cao độ tuyến đường bên dưới khoảng 10m, đảm bảo tĩnh không của đường bên dưới đối với đoạn thông thường khoảng 11-12m, riêng đoạn từ đầu tuyến đến cầu Mai Động có cao độ mặt cầu cách cao độ tuyến đường bên dưới khoảng 10m.
Diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án khoảng 10,4 ha trong phạm vi chỉ giới đường đỏ Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy.
Đường bộ trên cao sẽ được kết nối với tuyến đường đi dưới tại 3 vị trí: đoạn kết nối với đầu cầu Vĩnh Tuy dài khoảng 200m bố trí các điểm tách nhập dòng xe. Xây dựng tường chắn có cốt, tường chắn bê tông cốt thép và gờ chắn bánh.
Tại nút giao Ngã Tư Vọng, tuyến cầu đi trên cao kết nối với đường đi bên dưới bằng 4 nhánh cầu dẫn lên xuống kẹp hai bên cầu chính, cầu chính vượt qua cầu Vọng hiện tại và tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.
Tại nút giao Ngã Tư Sở, tuyến đường đi trên cao kết nối với đường đi dưới bằng 2 nhánh cầu lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Về tiến độ dự án, UBND thành phố đề ra thời gian thực hiện là 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến từ năm 2013 đến năm 2016.
Vingroup được hai dự án lớn
Về phương án thu hồi vốn, mặc dù trong quyết định của UBND thành phố Hà Nội không nêu cụ thể danh tính nhà đầu tư thực hiện dự án, song chiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hồi đầu tháng 8/2013 mới đây, cho phép Hà Nội xem xét, lựa chọn để giao dự án khác cho tập đoàn Vingroup - nhà đầu tư thực hiện dự án đường trên cao, thực hiện đồng thời khi tập đoàn này tiến hành làm dự án nói trên - có thể hiểu rằng, UBND thành phố Hà Nội đã chọn được hai địa điểm để “đổi đất lấy hạ tầng” với Vingroup.
Trong quyết định ký ngày 27/8 nói trên, UBND thành phố cho phép nhà đầu tư được tạo điều kiện khai thác quỹ đất 96 ha tại khu Sài Đồng A, quận Long Biên và nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện dự án khu đô thị mới trên khu đất gồm cả ô đất ký hiệu A4, một phần khu đất ký hiệu A8 với quy mô khoảng 130 ha thuộc đồ án quy hoạch phân khu S1 để thực hiện dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư công trình BT theo quy định hiện hành của nhà nước và của thành phố.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi cũng giao cho Sở Giao thông Vận tải rà soát năng lực của nhà đầu tư đã được thành phố chỉ định, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của dự án đã được phê duyệt.
Vào tháng 12/2010, Công ty Cổ phần Vincom nay là tập đoàn Vingroup đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đề xuất được làm chủ đầu tư dự án đường trên cao nói trên theo hình thức BT.
Tại thời điểm đó, theo Vingroup, mục đích của công trình này là nhằm giải tỏa ách tắc giao thông cho khu vực phía Nam Hà Nội, đặc biệt là nhiều đoạn đường và khu vực từ đường vành đai 2 trở vào.
Vốn đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng
Theo đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các sở, ngành, đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi đã ký Quyết định số 5159/QĐ-UBND chính thức cho phép triển khai dự án nói trên theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng hơn 4.765 tỷ đồng, từ nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và nguồn vốn huy động hợp tác khác. Tuy nhiên, trong số hơn 4.700 tỷ đồng nói trên, chỉ có hơn 3.200 tỷ là chi phí xây dựng dự án, còn hơn 1.400 tỷ là chi phí dự phòng.
Dự án đường trên cao dọc đường vành đai 2 sẽ có chiều dài 5,08 km, với điểm đầu là phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh.
Các hạng mục chính được đầu tư trong dự án gồm cầu chính rộng 19m và cầu dẫn rộng 7m; các nhánh cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới tại các vị trí: đầu cầu Vĩnh Tuy, nút Ngã Tư Vọng, nút Ngã Tư Sở.
Cao độ mặt cầu cách cao độ tuyến đường bên dưới khoảng 10m, đảm bảo tĩnh không của đường bên dưới đối với đoạn thông thường khoảng 11-12m, riêng đoạn từ đầu tuyến đến cầu Mai Động có cao độ mặt cầu cách cao độ tuyến đường bên dưới khoảng 10m.
Diện tích sử dụng đất để thực hiện dự án khoảng 10,4 ha trong phạm vi chỉ giới đường đỏ Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng - cầu Vĩnh Tuy.
Đường bộ trên cao sẽ được kết nối với tuyến đường đi dưới tại 3 vị trí: đoạn kết nối với đầu cầu Vĩnh Tuy dài khoảng 200m bố trí các điểm tách nhập dòng xe. Xây dựng tường chắn có cốt, tường chắn bê tông cốt thép và gờ chắn bánh.
Tại nút giao Ngã Tư Vọng, tuyến cầu đi trên cao kết nối với đường đi bên dưới bằng 4 nhánh cầu dẫn lên xuống kẹp hai bên cầu chính, cầu chính vượt qua cầu Vọng hiện tại và tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.
Tại nút giao Ngã Tư Sở, tuyến đường đi trên cao kết nối với đường đi dưới bằng 2 nhánh cầu lên xuống kẹp hai bên cầu chính.
Về tiến độ dự án, UBND thành phố đề ra thời gian thực hiện là 48 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng, dự kiến từ năm 2013 đến năm 2016.
Vingroup được hai dự án lớn
Về phương án thu hồi vốn, mặc dù trong quyết định của UBND thành phố Hà Nội không nêu cụ thể danh tính nhà đầu tư thực hiện dự án, song chiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hồi đầu tháng 8/2013 mới đây, cho phép Hà Nội xem xét, lựa chọn để giao dự án khác cho tập đoàn Vingroup - nhà đầu tư thực hiện dự án đường trên cao, thực hiện đồng thời khi tập đoàn này tiến hành làm dự án nói trên - có thể hiểu rằng, UBND thành phố Hà Nội đã chọn được hai địa điểm để “đổi đất lấy hạ tầng” với Vingroup.
Trong quyết định ký ngày 27/8 nói trên, UBND thành phố cho phép nhà đầu tư được tạo điều kiện khai thác quỹ đất 96 ha tại khu Sài Đồng A, quận Long Biên và nghiên cứu lập quy hoạch, thực hiện dự án khu đô thị mới trên khu đất gồm cả ô đất ký hiệu A4, một phần khu đất ký hiệu A8 với quy mô khoảng 130 ha thuộc đồ án quy hoạch phân khu S1 để thực hiện dự án khác nhằm thu hồi vốn đầu tư công trình BT theo quy định hiện hành của nhà nước và của thành phố.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Nguyễn Văn Khôi cũng giao cho Sở Giao thông Vận tải rà soát năng lực của nhà đầu tư đã được thành phố chỉ định, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của dự án đã được phê duyệt.
Vào tháng 12/2010, Công ty Cổ phần Vincom nay là tập đoàn Vingroup đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội đề xuất được làm chủ đầu tư dự án đường trên cao nói trên theo hình thức BT.
Tại thời điểm đó, theo Vingroup, mục đích của công trình này là nhằm giải tỏa ách tắc giao thông cho khu vực phía Nam Hà Nội, đặc biệt là nhiều đoạn đường và khu vực từ đường vành đai 2 trở vào.
Theo VnEconomy