Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích (KDT) thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2000.
Di tích Cổ Loa sẽ trở thành 1 trong 6 tuyến du lịch trọng điểm của Hà Nội
Theo đó, phạm vi nghiên cứu quy hoạch sẽ gồm Khu di tích thành Cổ Loa và phụ cận, trên địa bàn các xã Cổ Loa, Dục Tú, Việt Hùng và Uy Nỗ (huyện Đông Anh, TP Hà Nội), với quy mô khoảng 860ha.
Mục tiêu quy hoạch là bảo tồn, tôn tạo, hướng tới xây dựng và tôn vinh KDT thành Cổ Loa trở thành "Công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn” của Thủ đô Hà Nội và là KDT lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đồ án quy hoạch sẽ phải đề xuất giải pháp bảo tồn cấu trúc di sản vật thể KDT, gồm các di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên có giá trị trên cơ sở các luận cứ lịch sử, khoa học và thực tế. Bên cạnh các giải pháp bảo tồn, tôn tạo cảnh quan khu vực di tích phù hợp để tôn vinh, chống xuống cấp và không làm mất đi giá trị di tích, đồ án quy hoạch cũng phải đề xuất giải pháp phục hồi, tôn tạo các cảnh quan xung quanh di tích và các giải pháp đối với khu vực lấn chiếm di tích. Nhiệm vụ quy hoạch cũng yêu cầu đề xuất các giải pháp khai thác không gian di tích phát triển du lịch theo hướng lựa chọn một vài địa điểm trong khu vực có giá trị nội hàm cao về văn hóa - lịch sử KDT thành Cổ Loa, để có thể nghiên cứu phục dựng ở mức độ cho phép tái hiện hình ảnh lịch sử nhằm phục vụ du lịch.
Nhằm phát huy những thế mạnh của KDT Cổ Loa, đặc biệt là trong phát triển du lịch, Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết: trong quy hoạch phát triển du lịch của thành phố đến năm 2020, định hướng 2030, Đông Anh sẽ là một trong 6 vùng du lịch trọng điểm với không gian ưu tiên là Vân Trì - Cổ Loa. Một hội thảo tìm hướng phát triển cho du lịch Đông Anh, trong đó có việc phát huy giá trị của cụm di tích Cổ Loa cũng vừa được Sở VHTT&DL và UBND huyện tổ chức.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, KDT Cổ Loa vẫn chưa hoàn thiện công tác quy hoạch, nhiều hộ dân vẫn sinh sống trong khu vực bảo vệ của di tích phần nào làm ảnh hưởng đến cảnh quan, gây khó khăn cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Khu địa đạo Nam Hồng sau nhiều năm mở cửa đón khách mới khôi phục được duy nhất hạng mục cửa xuống hầm cũng chưa hấp dẫn du khách. Ngoài ra, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch sông nước - thế mạnh của du lịch Đông Anh đều phát triển manh mún, tự phát… Để khắc phục tình trạng này, các ý kiến đưa ra tại hội thảo đều thống nhất: huyện Đông Anh cần sớm hoàn thiện quy hoạch đối với các điểm đến tiêu biểu; xây dựng sản phẩm du lịch mang thương hiệu Đông Anh. Cùng với đó, để phát huy giá trị, khai thác thế mạnh của Khu Di tích Cổ Loa trong hoạt động văn hóa, du lịch cần có những giải pháp đồng bộ giữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, ngành VHTT&DL Hà Nội, chính quyền các cấp và người dân trong khu vực di tích.
Mục tiêu quy hoạch là bảo tồn, tôn tạo, hướng tới xây dựng và tôn vinh KDT thành Cổ Loa trở thành "Công viên Lịch sử - Sinh thái - Nhân văn” của Thủ đô Hà Nội và là KDT lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đồ án quy hoạch sẽ phải đề xuất giải pháp bảo tồn cấu trúc di sản vật thể KDT, gồm các di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên có giá trị trên cơ sở các luận cứ lịch sử, khoa học và thực tế. Bên cạnh các giải pháp bảo tồn, tôn tạo cảnh quan khu vực di tích phù hợp để tôn vinh, chống xuống cấp và không làm mất đi giá trị di tích, đồ án quy hoạch cũng phải đề xuất giải pháp phục hồi, tôn tạo các cảnh quan xung quanh di tích và các giải pháp đối với khu vực lấn chiếm di tích. Nhiệm vụ quy hoạch cũng yêu cầu đề xuất các giải pháp khai thác không gian di tích phát triển du lịch theo hướng lựa chọn một vài địa điểm trong khu vực có giá trị nội hàm cao về văn hóa - lịch sử KDT thành Cổ Loa, để có thể nghiên cứu phục dựng ở mức độ cho phép tái hiện hình ảnh lịch sử nhằm phục vụ du lịch.
Nhằm phát huy những thế mạnh của KDT Cổ Loa, đặc biệt là trong phát triển du lịch, Sở VHTT&DL Hà Nội cho biết: trong quy hoạch phát triển du lịch của thành phố đến năm 2020, định hướng 2030, Đông Anh sẽ là một trong 6 vùng du lịch trọng điểm với không gian ưu tiên là Vân Trì - Cổ Loa. Một hội thảo tìm hướng phát triển cho du lịch Đông Anh, trong đó có việc phát huy giá trị của cụm di tích Cổ Loa cũng vừa được Sở VHTT&DL và UBND huyện tổ chức.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, KDT Cổ Loa vẫn chưa hoàn thiện công tác quy hoạch, nhiều hộ dân vẫn sinh sống trong khu vực bảo vệ của di tích phần nào làm ảnh hưởng đến cảnh quan, gây khó khăn cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Khu địa đạo Nam Hồng sau nhiều năm mở cửa đón khách mới khôi phục được duy nhất hạng mục cửa xuống hầm cũng chưa hấp dẫn du khách. Ngoài ra, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch sông nước - thế mạnh của du lịch Đông Anh đều phát triển manh mún, tự phát… Để khắc phục tình trạng này, các ý kiến đưa ra tại hội thảo đều thống nhất: huyện Đông Anh cần sớm hoàn thiện quy hoạch đối với các điểm đến tiêu biểu; xây dựng sản phẩm du lịch mang thương hiệu Đông Anh. Cùng với đó, để phát huy giá trị, khai thác thế mạnh của Khu Di tích Cổ Loa trong hoạt động văn hóa, du lịch cần có những giải pháp đồng bộ giữa Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, ngành VHTT&DL Hà Nội, chính quyền các cấp và người dân trong khu vực di tích.
Theo Đại Đoàn Kết