Theo Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án giãn dân phố cổ, quận đã trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội kế hoạch di dời thêm 5.020 hộ dân giai đoạn 2 (2013-2020).
Một góc khu đô thị Việt Hưng
Khu vực đề xuất giãn dân tại khu đất khoảng 30ha, phường Thượng Thanh, quận Long Biên.
Hiện tại, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ dân thuộc Đề án giãn dân phố cổ báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố và các sở, ngành chức năng.
Trong giai đoạn 1 (đến năm 2015) sẽ có 1.800 hộ dân với khoảng 7.200 người chuyển đến tái định cư tại khu Việt Hưng, quận Long Biên; đó là các hộ dân sống trong vùng di tích; công sở; trường học và chung cư xuống cấp nguy hiểm; các ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt cần bảo tồn, các biển số nhà do Nhà nước quản lý có mật độ quá cao; các hộ dân tự nguyện di chuyển.
Theo quy hoạch, khu đất giãn dân giai đoạn 1 rộng 11,12ha thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng, bước đầu xây dựng 15-20 khối nhà cao tầng (mỗi khối nhà có 100 căn hộ). Dự trù nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ giai đoạn 1 là hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước để lập Đề án, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 500 tỷ đồng. Vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân là hơn 3.800 tỷ đồng.
Khu phố cổ Hà Nội có diện tích khoảng 81ha, nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân hơn 6,6 vạn người (năm 2010), mật độ 823 người/ha. Trong khu phố cổ hiện có 121 di tích, hơn 200 ngôi nhà có giá trị đặc biệt cần bảo tồn. Tuy nhiên, đang có hơn 1.600 hộ dân sống trong các căn hộ xuống cấp nguy hiểm và nhà đông hộ.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ xuống còn 500 người/ha (khoảng 25m2/người, là mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020), quận Hoàn Kiếm phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người.
Nhiều chuyên gia về Hà Nội cho rằng vấn đề giãn dân phố cổ không đơn giản chỉ là di dời các hộ dân sang tái định cư tại nơi ở mới, mà còn phải giải quyết vấn đề mưu sinh cho người dân. Dân phố cổ thường làm nghề truyền thống, kinh doanh buôn bán, nếu phải chuyển đến chỗ ở mới, họ sẽ làm gì để mưu sinh?
Bên cạnh nơi ở, các cụm công trình dân sinh như trường học, trạm xá, chợ ở các khu giãn dân cũng phải được đảm bảo khép kín, tránh để xảy ra tình trạng giống như cảnh một số khu tái định cư "ba không" khác trên địa bàn Thủ đô
Hiện tại, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đã hoàn thành cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ dân thuộc Đề án giãn dân phố cổ báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố và các sở, ngành chức năng.
Trong giai đoạn 1 (đến năm 2015) sẽ có 1.800 hộ dân với khoảng 7.200 người chuyển đến tái định cư tại khu Việt Hưng, quận Long Biên; đó là các hộ dân sống trong vùng di tích; công sở; trường học và chung cư xuống cấp nguy hiểm; các ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt cần bảo tồn, các biển số nhà do Nhà nước quản lý có mật độ quá cao; các hộ dân tự nguyện di chuyển.
Theo quy hoạch, khu đất giãn dân giai đoạn 1 rộng 11,12ha thuộc Khu đô thị mới Việt Hưng, bước đầu xây dựng 15-20 khối nhà cao tầng (mỗi khối nhà có 100 căn hộ). Dự trù nguồn vốn đầu tư cho toàn bộ giai đoạn 1 là hơn 4.300 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước để lập Đề án, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 500 tỷ đồng. Vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng khu nhà ở giãn dân là hơn 3.800 tỷ đồng.
Khu phố cổ Hà Nội có diện tích khoảng 81ha, nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân hơn 6,6 vạn người (năm 2010), mật độ 823 người/ha. Trong khu phố cổ hiện có 121 di tích, hơn 200 ngôi nhà có giá trị đặc biệt cần bảo tồn. Tuy nhiên, đang có hơn 1.600 hộ dân sống trong các căn hộ xuống cấp nguy hiểm và nhà đông hộ.
Theo tính toán của các cơ quan chức năng, để giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ xuống còn 500 người/ha (khoảng 25m2/người, là mật độ khống chế theo quy hoạch đến năm 2020), quận Hoàn Kiếm phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người.
Nhiều chuyên gia về Hà Nội cho rằng vấn đề giãn dân phố cổ không đơn giản chỉ là di dời các hộ dân sang tái định cư tại nơi ở mới, mà còn phải giải quyết vấn đề mưu sinh cho người dân. Dân phố cổ thường làm nghề truyền thống, kinh doanh buôn bán, nếu phải chuyển đến chỗ ở mới, họ sẽ làm gì để mưu sinh?
Bên cạnh nơi ở, các cụm công trình dân sinh như trường học, trạm xá, chợ ở các khu giãn dân cũng phải được đảm bảo khép kín, tránh để xảy ra tình trạng giống như cảnh một số khu tái định cư "ba không" khác trên địa bàn Thủ đô
Theo TTXVN