Nội dung tờ trình về việc ban hành nghị quyết chương trình phát triển nhà ở tại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030...
Năm 2011, diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội là 21,5 m2/người.
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình Hội đồng Nhân dân thành phố về việc ban hành nghị quyết chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người, diện tích nhà ở tối thiểu là 6,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị là 26,6 m2/người, khu vực nông thôn là 20 m2/người; diện tích nhà ở toàn thành phố khoảng 166.320.000 m2, tăng thêm so với năm 2011 khoảng 19,5 triệu m2.
Năm 2011, diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội là 21,5 m2/người.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ nhà kiên cố trên địa bàn lên 89,7%, giảm tỷ lệ nhà đơn sơ xuống còn 0,05%. Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhằm hỗ trợ người nghèo, thu nhập thấp, sinh viên…
Thành phố dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 1,1 triệu m2 sàn nhà ở, tương ứng với khoảng 15,5 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách; 1,6 triệu m2 nhà tái định cư tương đương 20 nghìn căn hộ…
Đặc biệt, Hà Nội sẽ tạm dừng, chưa xem xét đề xuất phát triển một số dự án nhà ở thương mại, thực hiện rà soát các dự án bất động sản nhà ở trên địa bàn để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, dự án phải tạm dừng; thực hiện quản lý quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị mới để xây nhà ở xã hội; tỷ lệ nhà chung cư tại các dự án nhà ở đạt 87%; tỷ lệ nhà cho thuê đạt 25%.
Còn theo mục tiêu đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,3 m2/người; trong đó khu vực đô thị đạt 28,7 m2/người; khu vực nông thôn 22,7 m2/người, tổng diện tích nhà ở khoảng 207 nghìn m2. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân dự kiến là khoảng 31,5 m2/người.
Nhu cầu vốn đầu tư đối với diện tích tăng thêm: giai đoạn 2012 - 2015 là 186.300 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 441.300 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 là 846.000 tỷ đồng, tổng cộng là khoảng 1,47 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp cho đến 2030 dự kiến chỉ khoảng 25.000 tỷ đồng, còn lại là vốn của dân và xã hội hoá.
Ngoài mục tiêu tăng diện tích nhà ở, thành phố cũng đề ra đến năm 2020, giảm dân số tại 4 quận nội thành từ 1,2 triệu người xuống còn 800.000 người; giảm mật độ dân cư phố cổ từ 823 người/ha xuống còn 500 người/ha; khống chế mật độ xây dựng, hạn chế phát triển nhà cao tầng trong khu phố cũ…
Dự kiện nghị quyết về tăng diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội sẽ được Hội đồng Nhân dân Thành phố biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp thứ 7, ngay trong tuần này.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố là 23,1 m2/người, diện tích nhà ở tối thiểu là 6,5 m2/người, trong đó khu vực đô thị là 26,6 m2/người, khu vực nông thôn là 20 m2/người; diện tích nhà ở toàn thành phố khoảng 166.320.000 m2, tăng thêm so với năm 2011 khoảng 19,5 triệu m2.
Năm 2011, diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội là 21,5 m2/người.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu nâng tỷ lệ nhà kiên cố trên địa bàn lên 89,7%, giảm tỷ lệ nhà đơn sơ xuống còn 0,05%. Thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhằm hỗ trợ người nghèo, thu nhập thấp, sinh viên…
Thành phố dự kiến sẽ đáp ứng khoảng 1,1 triệu m2 sàn nhà ở, tương ứng với khoảng 15,5 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách; 1,6 triệu m2 nhà tái định cư tương đương 20 nghìn căn hộ…
Đặc biệt, Hà Nội sẽ tạm dừng, chưa xem xét đề xuất phát triển một số dự án nhà ở thương mại, thực hiện rà soát các dự án bất động sản nhà ở trên địa bàn để phân loại các dự án được tiếp tục triển khai, dự án phải tạm dừng; thực hiện quản lý quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị mới để xây nhà ở xã hội; tỷ lệ nhà chung cư tại các dự án nhà ở đạt 87%; tỷ lệ nhà cho thuê đạt 25%.
Còn theo mục tiêu đến năm 2020, diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,3 m2/người; trong đó khu vực đô thị đạt 28,7 m2/người; khu vực nông thôn 22,7 m2/người, tổng diện tích nhà ở khoảng 207 nghìn m2. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân dự kiến là khoảng 31,5 m2/người.
Nhu cầu vốn đầu tư đối với diện tích tăng thêm: giai đoạn 2012 - 2015 là 186.300 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 441.300 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 là 846.000 tỷ đồng, tổng cộng là khoảng 1,47 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách cấp cho đến 2030 dự kiến chỉ khoảng 25.000 tỷ đồng, còn lại là vốn của dân và xã hội hoá.
Ngoài mục tiêu tăng diện tích nhà ở, thành phố cũng đề ra đến năm 2020, giảm dân số tại 4 quận nội thành từ 1,2 triệu người xuống còn 800.000 người; giảm mật độ dân cư phố cổ từ 823 người/ha xuống còn 500 người/ha; khống chế mật độ xây dựng, hạn chế phát triển nhà cao tầng trong khu phố cũ…
Dự kiện nghị quyết về tăng diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội sẽ được Hội đồng Nhân dân Thành phố biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp thứ 7, ngay trong tuần này.
Theo VnEconomy