Ngân hàng Nhà nước vừa tái khẳng định gói hỗ trợ 30.000 tỷ không nhằm mục tiêu giải cứu thị trường địa ốc mà sẽ giúp người thu nhập thấp và trung bình có nhà ở.
30% gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng sẽ dành cho vay các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội hoặc nhà thương mại chuyển đổi thành nhà xã hội. Ảnh: Hoàng Lan.
Sau khi Thông tư 11 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02 của Chính phủ được ban hành, không ít ý kiến đặt vấn đề việc gói hỗ trợ 30.000 tỷ trích 30% cho doanh nghiệp địa ốc vay là để "cứu thị trường bất động sản và những nhà giàu bất động sản".
Trả lời những băn khoăn này, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là vấn đề cung - cầu của thị trường. "Nhà nước hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội thì phải có nhà cho người dân mua, vì vậy Thông tư quy định cả hỗ trợ cho bên cầu và bên cung", nhà điều hành lý giải.
Cơ quan ban hành Thông tư cũng nói rõ chỉ cho vay doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội và dự án chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để có nguồn cung. Các doanh nghiệp được tiếp cận chương trình này sẽ có điều kiện hạ giá thành và cung cấp sản phẩm cho người mua với giá hợp lý nhất.
"Chương trình hỗ trợ không đặt mục tiêu giải cứu thị trường mà nhằm giúp những người thu nhập thấp, trung bình trong xã hội có chỗ ở phù hợp", đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Theo quy định, nếu muốn vay, khách hàng phải có nguồn vốn tối thiểu để tham gia vào dự án, phương án vay. Để đảm bảo lợi ích của khách hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu mức vốn tối thiểu này không quá 20% của phương án vốn vay. Như vậy, nếu căn nhà một tỷ đồng, người mua nhà chỉ cần có tối đa 200 triệu để có thể tham gia chương trình này.
Đối tượng vay theo gói hỗ trợ này bao gồm người thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2. Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội cũng thuộc diện vay ưu đãi. Lãi suất trong năm đầu tiên là 6%, các năm tiếp theo sẽ bằng 50% mức cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường và không vượt 6%.
Thời hạn cho vay tối đa là 10 năm với người thu nhập thấp. Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong trường hợp nhu cầu vay dưới 10 năm thì khách hàng được thỏa thuận với ngân hàng thời hạn cho vay thấp hơn.
Trả lời những băn khoăn này, Ngân hàng Nhà nước cho rằng đây là vấn đề cung - cầu của thị trường. "Nhà nước hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội thì phải có nhà cho người dân mua, vì vậy Thông tư quy định cả hỗ trợ cho bên cầu và bên cung", nhà điều hành lý giải.
Cơ quan ban hành Thông tư cũng nói rõ chỉ cho vay doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội và dự án chuyển đổi công năng từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để có nguồn cung. Các doanh nghiệp được tiếp cận chương trình này sẽ có điều kiện hạ giá thành và cung cấp sản phẩm cho người mua với giá hợp lý nhất.
"Chương trình hỗ trợ không đặt mục tiêu giải cứu thị trường mà nhằm giúp những người thu nhập thấp, trung bình trong xã hội có chỗ ở phù hợp", đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Theo quy định, nếu muốn vay, khách hàng phải có nguồn vốn tối thiểu để tham gia vào dự án, phương án vay. Để đảm bảo lợi ích của khách hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu mức vốn tối thiểu này không quá 20% của phương án vốn vay. Như vậy, nếu căn nhà một tỷ đồng, người mua nhà chỉ cần có tối đa 200 triệu để có thể tham gia chương trình này.
Đối tượng vay theo gói hỗ trợ này bao gồm người thuê, mua, thuê mua nhà ở xã hội và thuê mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng mỗi m2. Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp nhà thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội cũng thuộc diện vay ưu đãi. Lãi suất trong năm đầu tiên là 6%, các năm tiếp theo sẽ bằng 50% mức cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường và không vượt 6%.
Thời hạn cho vay tối đa là 10 năm với người thu nhập thấp. Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong trường hợp nhu cầu vay dưới 10 năm thì khách hàng được thỏa thuận với ngân hàng thời hạn cho vay thấp hơn.
Theo VnExpress