Gói tín dụng 30.000 tỉ đồng được tung ra gần sáu tháng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu, thế nhưng việc triển khai vẫn “giậm chân tại chỗ”. Nhu cầu nhà ở của một bộ phận người dân tiếp tục rơi vào cảnh chờ đợi...
Theo Bộ Xây dựng, gói 30.000 tỉ đồng tới thời điểm này mới giải ngân được 341 tỉ đồng tương đương khoảng 1,1%. Hàng loạt lý do được bộ này đưa ra để giải thích cho việc chậm trễ này...
Theo chân những khách hàng có nhu cầu vay vốn 30.000 tỉ đồng để mua nhà hiện nay mới thấy không chỉ vướng thủ tục mà tìm sản phẩm nhà phù hợp đáp ứng điều kiện mua rất khan hiếm.
Trần ai việc xác nhận
Với nhu cầu vay 350 triệu đồng từ gói 30.000 tỉ để mua nhà ở thương mại, chị Nguyễn Thị Bích Thủy (Q.3, TP.HCM) cho biết vừa được Ngân hàng Vietcombank giải ngân vào cuối tháng 10-2013. Tuy nhiên, quá trình làm thủ tục đến lúc giải ngân mất gần một tháng, trong đó khó khăn nhất là khâu xác nhận thực trạng nhà ở tại địa phương, dù chị đã chứng minh mình không sở hữu căn nhà hay mảnh đất nào nhưng nhiều cán bộ phường nơi chị Thủy trả lời họ chỉ quản lý được ở địa phương nên không thể xác nhận...
Tương tự, sau nhiều tháng làm thủ tục vay vốn, chị Nguyễn Thị Diễm Phúc - nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Từ Dũ - cho biết đầu tiên chị đến Sở Xây dựng TP.HCM đăng ký và được hướng dẫn quay về Sở Y tế và địa phương xác nhận tình trạng nhà, thu nhập nhưng cả hai nơi chị đến đều từ chối xác nhận. “Việc làm thủ tục vay gói vốn khó nhất là xin xác nhận thực trạng nhà ở, cả hai nơi mà Sở Xây dựng yêu cầu tôi đến làm thủ tục đều không dám xác minh cho tôi chưa có nhà ở và mức thu nhập” - chị Phúc bức xúc. Đến thời điểm này các vấn đề về thủ tục nêu trên của chị Phúc đã được giải quyết, tuy nhiên người mua nhà như chị lại gặp phải một khó khăn là để tìm được sản phẩm nhà ở phù hợp với điều kiện gói 30.000 tỉ rất ít, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội.
Rà soát của Bộ Xây dựng cho thấy tính đến hết tháng 10-2013, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận ký hợp đồng tín dụng với bảy doanh nghiệp với số tiền trên 870 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới giải ngân cho bốn doanh nghiệp với số tiền hơn 120 tỉ. Trong khi đó đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ mới giải ngân được cho 920 khách hàng với tổng số tiền 221 tỉ đồng. Như vậy sau gần sáu tháng triển khai, gói 30.000 tỉ chỉ mới giải ngân được 341 tỉ đồng (khoảng 1,1%). Bộ Xây dựng thừa nhận tiến độ giải ngân như trên là chậm so với nhu cầu và tình hình thị trường bất động sản.
Ngân hàng thận trọng
Lý giải việc triển khai chậm, Bộ Xây dựng cho rằng do chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mới được thực hiện và đi theo lộ trình dài hạn nên số lượng nhà ở xã hội và thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 (nằm trong diện được vay vốn gói 30.000 tỉ) chưa nhiều. Nguyên nhân thứ hai là hiện nay một số UBND phường (xã) chưa nắm vững thủ tục quy định, dẫn tới sự chậm trễ trong quá trình xác nhận về thực trạng nhà ở và tình trạng cư trú để người mua hoàn thành thủ tục vay vốn.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra một nguyên nhân xuất phát từ chính các ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng khá cẩn trọng trong xác minh năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ, dẫn tới thời gian bị kéo dài hơn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Ngọc Đạm - trưởng phòng phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) - cho biết một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến độ giải ngân gói 30.000 tỉ còn chậm bắt nguồn từ việc còn quá ít dự án nhà ở xã hội được triển khai. “Do gói tín dụng mới triển khai từ giữa năm, trong khi các dự án nhà ở để hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng phải mất ít nhất vài tháng nên chưa có nhiều dự án được xây dựng” - ông Đạm lý giải. Sở Xây dựng Hà Nội còn chỉ ra nguyên nhân do một số dự án nhà ở thu nhập thấp không được phép thế chấp, do đó ngân hàng khó khăn trong việc cho vay vốn khách hàng cá nhân...
Còn tại TP.HCM, một đại diện của ngân hàng thương mại nằm trong số năm ngân hàng thực hiện cho vay tái cấp vốn gói 30.000 tỉ cho rằng việc giải ngân gói 30.000 tỉ hiện nay đang diễn ra quá chậm chạp, một phần là do nguồn cung nhà ở trong quy định cho vay ít. Trong đó nhiều dự án nhà ở hình thành trong tương lai khiến ngân hàng phải rà soát kỹ mức rủi ro cho vay.
“Muốn mà không được”
Trong khi thị trường khan hiếm nhà ở xã hội và phân khúc trung bình thì nhiều dự án đã xây sẵn tại TP.HCM xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, chẻ nhỏ căn hộ lại vướng nhiều thủ tục.
Có mặt tại dự án chung cư của Công ty Quốc Cường Gia Lai (huyện Nhà Bè), chúng tôi ghi nhận dự án này đã xây xong phần thô và đã tô trát bên ngoài. Nhưng hồ sơ xin chuyển đổi dự án này qua nhà ở xã hội đã trình suốt nhiều tháng nay mà chưa được chấp thuận. Theo thông tin chúng tôi có được, chủ đầu tư dự án này đã chấp nhận cắt lỗ để cứu dự án bằng cách giảm giá bán từ 20 triệu đồng/m2 chuyển sang làm nhà ở xã hội bán giá 12 triệu đồng/m2. Dự án này đã được UBND Q.3 cam kết mua cho cán bộ, công chức của quận. Về tiến độ, nếu tiếp cận được gói 30.000 tỉ để hoàn thiện dự án, có thể giao nhà vào tháng 10-2014. Nhưng đến nay TP vẫn chưa duyệt cho chuyển đổi.
Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng một trong những lý do khiến gói 30.000 tỉ chậm triển khai là thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và căn hộ trung bình. Tuy nhiên, tại TP.HCM nhiều doanh nghiệp xin chuyển đổi từ nhà diện tích lớn sang diện tích nhỏ, nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội rất khó khăn dù nhiều dự án đã chứng minh được dự án không tăng diện tích xây dựng, không làm tăng dân số quá 50%. Thực tế tại TP.HCM hiện nay mới có bốn dự án được chấp thuận chuyển sang nhà ở xã hội, chưa có dự án nào được cho phép chẻ nhỏ căn hộ.
Khách hàng tìm mua căn hộ tại một dự án nhà ở xã hội vừa khởi công tại TP.HCM
Theo chân những khách hàng có nhu cầu vay vốn 30.000 tỉ đồng để mua nhà hiện nay mới thấy không chỉ vướng thủ tục mà tìm sản phẩm nhà phù hợp đáp ứng điều kiện mua rất khan hiếm.
Trần ai việc xác nhận
Với nhu cầu vay 350 triệu đồng từ gói 30.000 tỉ để mua nhà ở thương mại, chị Nguyễn Thị Bích Thủy (Q.3, TP.HCM) cho biết vừa được Ngân hàng Vietcombank giải ngân vào cuối tháng 10-2013. Tuy nhiên, quá trình làm thủ tục đến lúc giải ngân mất gần một tháng, trong đó khó khăn nhất là khâu xác nhận thực trạng nhà ở tại địa phương, dù chị đã chứng minh mình không sở hữu căn nhà hay mảnh đất nào nhưng nhiều cán bộ phường nơi chị Thủy trả lời họ chỉ quản lý được ở địa phương nên không thể xác nhận...
Tương tự, sau nhiều tháng làm thủ tục vay vốn, chị Nguyễn Thị Diễm Phúc - nhân viên điều dưỡng Bệnh viện Từ Dũ - cho biết đầu tiên chị đến Sở Xây dựng TP.HCM đăng ký và được hướng dẫn quay về Sở Y tế và địa phương xác nhận tình trạng nhà, thu nhập nhưng cả hai nơi chị đến đều từ chối xác nhận. “Việc làm thủ tục vay gói vốn khó nhất là xin xác nhận thực trạng nhà ở, cả hai nơi mà Sở Xây dựng yêu cầu tôi đến làm thủ tục đều không dám xác minh cho tôi chưa có nhà ở và mức thu nhập” - chị Phúc bức xúc. Đến thời điểm này các vấn đề về thủ tục nêu trên của chị Phúc đã được giải quyết, tuy nhiên người mua nhà như chị lại gặp phải một khó khăn là để tìm được sản phẩm nhà ở phù hợp với điều kiện gói 30.000 tỉ rất ít, đặc biệt là các dự án nhà ở xã hội.
Rà soát của Bộ Xây dựng cho thấy tính đến hết tháng 10-2013, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận ký hợp đồng tín dụng với bảy doanh nghiệp với số tiền trên 870 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới giải ngân cho bốn doanh nghiệp với số tiền hơn 120 tỉ. Trong khi đó đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ mới giải ngân được cho 920 khách hàng với tổng số tiền 221 tỉ đồng. Như vậy sau gần sáu tháng triển khai, gói 30.000 tỉ chỉ mới giải ngân được 341 tỉ đồng (khoảng 1,1%). Bộ Xây dựng thừa nhận tiến độ giải ngân như trên là chậm so với nhu cầu và tình hình thị trường bất động sản.
Ngân hàng thận trọng
Lý giải việc triển khai chậm, Bộ Xây dựng cho rằng do chiến lược phát triển nhà ở quốc gia mới được thực hiện và đi theo lộ trình dài hạn nên số lượng nhà ở xã hội và thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 (nằm trong diện được vay vốn gói 30.000 tỉ) chưa nhiều. Nguyên nhân thứ hai là hiện nay một số UBND phường (xã) chưa nắm vững thủ tục quy định, dẫn tới sự chậm trễ trong quá trình xác nhận về thực trạng nhà ở và tình trạng cư trú để người mua hoàn thành thủ tục vay vốn.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng chỉ ra một nguyên nhân xuất phát từ chính các ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng khá cẩn trọng trong xác minh năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ, dẫn tới thời gian bị kéo dài hơn.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Ngọc Đạm - trưởng phòng phát triển nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) - cho biết một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến độ giải ngân gói 30.000 tỉ còn chậm bắt nguồn từ việc còn quá ít dự án nhà ở xã hội được triển khai. “Do gói tín dụng mới triển khai từ giữa năm, trong khi các dự án nhà ở để hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng phải mất ít nhất vài tháng nên chưa có nhiều dự án được xây dựng” - ông Đạm lý giải. Sở Xây dựng Hà Nội còn chỉ ra nguyên nhân do một số dự án nhà ở thu nhập thấp không được phép thế chấp, do đó ngân hàng khó khăn trong việc cho vay vốn khách hàng cá nhân...
Còn tại TP.HCM, một đại diện của ngân hàng thương mại nằm trong số năm ngân hàng thực hiện cho vay tái cấp vốn gói 30.000 tỉ cho rằng việc giải ngân gói 30.000 tỉ hiện nay đang diễn ra quá chậm chạp, một phần là do nguồn cung nhà ở trong quy định cho vay ít. Trong đó nhiều dự án nhà ở hình thành trong tương lai khiến ngân hàng phải rà soát kỹ mức rủi ro cho vay.
“Muốn mà không được”
Trong khi thị trường khan hiếm nhà ở xã hội và phân khúc trung bình thì nhiều dự án đã xây sẵn tại TP.HCM xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội, chẻ nhỏ căn hộ lại vướng nhiều thủ tục.
Có mặt tại dự án chung cư của Công ty Quốc Cường Gia Lai (huyện Nhà Bè), chúng tôi ghi nhận dự án này đã xây xong phần thô và đã tô trát bên ngoài. Nhưng hồ sơ xin chuyển đổi dự án này qua nhà ở xã hội đã trình suốt nhiều tháng nay mà chưa được chấp thuận. Theo thông tin chúng tôi có được, chủ đầu tư dự án này đã chấp nhận cắt lỗ để cứu dự án bằng cách giảm giá bán từ 20 triệu đồng/m2 chuyển sang làm nhà ở xã hội bán giá 12 triệu đồng/m2. Dự án này đã được UBND Q.3 cam kết mua cho cán bộ, công chức của quận. Về tiến độ, nếu tiếp cận được gói 30.000 tỉ để hoàn thiện dự án, có thể giao nhà vào tháng 10-2014. Nhưng đến nay TP vẫn chưa duyệt cho chuyển đổi.
Ông Nguyễn Văn Đực, phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành, cho rằng một trong những lý do khiến gói 30.000 tỉ chậm triển khai là thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và căn hộ trung bình. Tuy nhiên, tại TP.HCM nhiều doanh nghiệp xin chuyển đổi từ nhà diện tích lớn sang diện tích nhỏ, nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội rất khó khăn dù nhiều dự án đã chứng minh được dự án không tăng diện tích xây dựng, không làm tăng dân số quá 50%. Thực tế tại TP.HCM hiện nay mới có bốn dự án được chấp thuận chuyển sang nhà ở xã hội, chưa có dự án nào được cho phép chẻ nhỏ căn hộ.
Chính sách có đủ nhưng vẫn khó triển khai * Ngày 7-1-2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong đó có nội dung dành 20.000 - 40.000 tỉ đồng thông qua tái cấp vốn để phục vụ cho vay đối với các đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2. * Nghị quyết 48 của Chính phủ (bổ sung nghị quyết 02) ngày 4-4-2013, bổ sung nhà ở xã hội được mua bán và Việt kiều được mua nhà. * Quyết định 843 ngày 31-5-2013 của Thủ tướng Chính phủ cơ cấu lại nợ của các tổ chức tín dụng, trong đó quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 10%, thuế VAT còn 5% đối với doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội. * Thông tư 16 ngày 8-2-2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách nhà nước theo nghị quyết số 02. * Thông tư 02 ngày 8-3-2013 của Bộ Xây dựng nêu nguyên tắc tiêu chí thủ tục chuyển thương mại sang xã hội, chia nhỏ căn hộ. * Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước ngày 25-5-2013 hướng dẫn thực hiện cho vay gói 30.000 tỉ. * Thông tư 07 ngày 25-5-2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục đối tượng được vay gói 30.000 tỉ. * Thông tư 18 của Bộ Xây dựng ban hành ngày 31-10-2013 giải tỏa vấn đề giao chính quyền địa phương xác nhận chưa có nhà ở cho người vay khi họ có cam kết. Và thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm xác nhận của mình. |
Theo TTO