Đây là chỉ đạo của UBND TP.HCM đối với việc quy hoạch kiến trúc khu trung tâm hành chính TP, được giới hạn bởi các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi.
Ngoài công trình kiến trúc UBND TP.HCM hiện hữu được giữ lại, lớp công trình thứ hai được xây phía sau tòa nhà này sẽ được giật thành hai cấp cao tầng khác nhau. Cấp có tầng cao nhất (mặt tiền đường Lý Tự Trọng) sẽ làm nơi làm việc của các sở, ngành. Cấp có tầng thấp hơn là nơi làm việc của thường trực UBND TP, Văn phòng UBND TP. Giữa hai lớp công trình sẽ có khoảng không gian cây xanh. UBND TP.HCM yêu cầu khu trung tâm hành chính TP phải vừa bảo tồn kiến trúc cổ, vừa hài hòa với không gian cảnh quan kiến trúc xung quanh và có phương án tổ chức giao thông thuận tiện. Sở Quy hoạch - kiến trúc chủ trì, mời các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước có kinh nghiệm, có uy tín tham dự thi tuyển phương án thiết kế “Quy hoạch tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong khu trung tâm hành chính TP.HCM”.
Khuôn viên ô phố trên rộng hơn 18.000m2 hiện là trụ sở của UBND TP.HCM và sáu sở ngành trực thuộc. Theo quy hoạch khu trung tâm TP do Công ty Nikken Sekei thực hiện thì đây là khu vực có hệ số sử dụng đất thấp. Ngoài trụ sở UBND TP hiện tại, phạm vi khu vực còn có hai tòa nhà có giá trị kiến trúc là tòa nhà số 213 Đồng Khởi và 59-61 Lý Tự Trọng. Hai tòa nhà này cũng được đề nghị nghiên cứu bảo tồn.
Khuôn viên ô phố trên rộng hơn 18.000m2 hiện là trụ sở của UBND TP.HCM và sáu sở ngành trực thuộc. Theo quy hoạch khu trung tâm TP do Công ty Nikken Sekei thực hiện thì đây là khu vực có hệ số sử dụng đất thấp. Ngoài trụ sở UBND TP hiện tại, phạm vi khu vực còn có hai tòa nhà có giá trị kiến trúc là tòa nhà số 213 Đồng Khởi và 59-61 Lý Tự Trọng. Hai tòa nhà này cũng được đề nghị nghiên cứu bảo tồn.
Theo Tuổi trẻ