Đánh giá các chính sách mới ban hành chưa có tác động tích cực ngay tới thị trường do có độ trễ nhất định, các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản cho rằng, trong một vài quý tới, thị trường bất động sản sẽ tích cực hơn.
Gói 30.000 tỷ đồng khó giải ngân sớm
Sau nhiều thời gian chờ đợi, gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã được ban hành và sẽ chính thức triển khai từ 1/6/2013 tới. Đơn vị “nổ phát súng” đầu tiên là BIDV khi thông báo đã đăng ký và dành nguồn vốn khoảng 10.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ nhà ở. Đây là gói tín dụng được NHNN cũng như Bộ Xây dựng kỳ vọng rất lớn, có thể làm khuấy động một phân khúc, rồi sau đó lan rộng ra làm ấm dần thị trường.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, gói tín dụng này mang ý nghĩa củng cố tâm lý thị trường là chính, bởi lẽ, đối tượng hướng đến của gói 30.000 tỷ đồng là nhóm nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và có diện tích dưới 70 m2. Song hiện nay, các dự án nhà ở xã hội chủ yếu là đang trong giai đoạn hoàn thành thủ tục pháp lý để khởi công, còn các dự án chuyển đổi cũng chỉ đang dừng lại ở giai đoạn lo thủ tục chuyển đổi, chưa có dự án nào được chuyển đổi chính thức. Trong khi đó, đối với dự án bất động sản, thời gian để hoàn thành phần hầm, móng phải mất khoảng 1 năm. Như vậy, để có hợp đồng mua bán, đủ điều kiện tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi trên, người mua nhà xã hội phải chờ khoảng 1 năm.
Trong khi đó, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng đủ cùng lúc 2 điều kiện là giá dưới 15 triệu đồng/m2 và có diện tích dưới 70 m2 không nhiều. Vì vậy, dù đã được ban hành và được ngân hàng hưởng ứng, nhưng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng khó giải ngân sớm.
Đã có tín hiệu tích cực hơn
Đánh giá về động thái của thị trường sau hàng loạt chính sách hỗ trợ được ban hành, lãnh đạo Sàn giao dịch Bất động sản Thái Minh Quang cho rằng, chưa có chuyển biến gì nhiều. Các phân khúc có giao dịch tốt vẫn là căn hộ đã hoặc sắp hoàn thiện có giá khoảng 2 tỷ đồng/căn, đất nền dự án đã kết nối hạ tầng, có người đến ở và đất thổ cư, còn những dự án chưa kết nối hạ tầng hoặc mới triển khai xây dựng thì hầu như không có giao dịch.
Đồng tình với nhận định trên, lãnh đạo Công ty DTJ nhấn mạnh, chính sách bao giờ cũng có “độ trễ”, vì vậy, chưa thể tác động ngay đến thị trường trong một sớm, một chiều. Tuy nhiên, trước khi các chính sách ban hành, người mua cũng đã có một số động thái tích cực như đi tìm hiểu, xem xét dự án, trong khi nhà đầu tư thứ cấp lại găm hàng và nâng giá, nên ít có giao dịch.
Trong khi đó, chỉ số bất động sản Hà Nội của Savills vừa công bố cho biết, giá bất động sản Hà Nội tiếp tục giảm nhẹ trong quý I/2013, với mức giảm 0,4 điểm so với quý trước và giảm 3 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, đứng ở mức 89,2 điểm. Việc giảm giá hầu hết được ghi nhận ở các dự án có tình trạng bán không tốt. Kể từ quý cơ sở là quý I/2009, giá trung bình toàn thị trường bao gồm cả dự án mới đã giảm khoảng 22%; trong khi đó chỉ số giá được tính trên rổ cố định chỉ giảm 11 điểm. Điều này cho thấy, giá giảm chủ yếu do sự gia nhập và ảnh hưởng của các dự án mới, hơn là do sự điều chỉnh giá của các dự án hiện hữu.
Dù nguồn cung tăng đáng kể và giá giảm, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn ở mức ổn định. Tổng lượng giao dịch trong quý I/2013 tăng 2% so với quý trước và 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng giao dịch đã tăng liên tục trong 3 quý gần đây nhất.
Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho biết, chỉ số giá mặc dù vẫn đang trên đà giảm, tuy nhiên, đã có chiều hướng chậm lại trong quý này. Cộng với sự tăng mạnh của lượng giao dịch, đây có thể là dấu hiệu tốt của sự hồi phục và ổn định của thị trường trong thời gian tới.
“Hiện thị trường vẫn đang trong giai đoạn đi xuống, nhưng tín hiệu trong 2 quý gần nhất (quý IV/2012 và quý I/2013) đã có tích cực hơn, khi lượng giao dịch tăng, nhiều người có nhu cầu ở thật quyết định mua nhà”, ông Trung nói.
Sau nhiều thời gian chờ đợi, gói tín dụng hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đã được ban hành và sẽ chính thức triển khai từ 1/6/2013 tới. Đơn vị “nổ phát súng” đầu tiên là BIDV khi thông báo đã đăng ký và dành nguồn vốn khoảng 10.000 tỷ đồng để cho vay hỗ trợ nhà ở. Đây là gói tín dụng được NHNN cũng như Bộ Xây dựng kỳ vọng rất lớn, có thể làm khuấy động một phân khúc, rồi sau đó lan rộng ra làm ấm dần thị trường.
Đà giảm của giá bất động sản đã chậm lại, trong khi tỷ lệ hấp thụ vẫn khá ổn định
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, gói tín dụng này mang ý nghĩa củng cố tâm lý thị trường là chính, bởi lẽ, đối tượng hướng đến của gói 30.000 tỷ đồng là nhóm nhà ở xã hội và nhà ở thương mại có giá dưới 15 triệu đồng/m2 và có diện tích dưới 70 m2. Song hiện nay, các dự án nhà ở xã hội chủ yếu là đang trong giai đoạn hoàn thành thủ tục pháp lý để khởi công, còn các dự án chuyển đổi cũng chỉ đang dừng lại ở giai đoạn lo thủ tục chuyển đổi, chưa có dự án nào được chuyển đổi chính thức. Trong khi đó, đối với dự án bất động sản, thời gian để hoàn thành phần hầm, móng phải mất khoảng 1 năm. Như vậy, để có hợp đồng mua bán, đủ điều kiện tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi trên, người mua nhà xã hội phải chờ khoảng 1 năm.
Trong khi đó, các dự án nhà ở thương mại đáp ứng đủ cùng lúc 2 điều kiện là giá dưới 15 triệu đồng/m2 và có diện tích dưới 70 m2 không nhiều. Vì vậy, dù đã được ban hành và được ngân hàng hưởng ứng, nhưng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng khó giải ngân sớm.
Đã có tín hiệu tích cực hơn
Đánh giá về động thái của thị trường sau hàng loạt chính sách hỗ trợ được ban hành, lãnh đạo Sàn giao dịch Bất động sản Thái Minh Quang cho rằng, chưa có chuyển biến gì nhiều. Các phân khúc có giao dịch tốt vẫn là căn hộ đã hoặc sắp hoàn thiện có giá khoảng 2 tỷ đồng/căn, đất nền dự án đã kết nối hạ tầng, có người đến ở và đất thổ cư, còn những dự án chưa kết nối hạ tầng hoặc mới triển khai xây dựng thì hầu như không có giao dịch.
Đồng tình với nhận định trên, lãnh đạo Công ty DTJ nhấn mạnh, chính sách bao giờ cũng có “độ trễ”, vì vậy, chưa thể tác động ngay đến thị trường trong một sớm, một chiều. Tuy nhiên, trước khi các chính sách ban hành, người mua cũng đã có một số động thái tích cực như đi tìm hiểu, xem xét dự án, trong khi nhà đầu tư thứ cấp lại găm hàng và nâng giá, nên ít có giao dịch.
Trong khi đó, chỉ số bất động sản Hà Nội của Savills vừa công bố cho biết, giá bất động sản Hà Nội tiếp tục giảm nhẹ trong quý I/2013, với mức giảm 0,4 điểm so với quý trước và giảm 3 điểm so với cùng kỳ năm ngoái, đứng ở mức 89,2 điểm. Việc giảm giá hầu hết được ghi nhận ở các dự án có tình trạng bán không tốt. Kể từ quý cơ sở là quý I/2009, giá trung bình toàn thị trường bao gồm cả dự án mới đã giảm khoảng 22%; trong khi đó chỉ số giá được tính trên rổ cố định chỉ giảm 11 điểm. Điều này cho thấy, giá giảm chủ yếu do sự gia nhập và ảnh hưởng của các dự án mới, hơn là do sự điều chỉnh giá của các dự án hiện hữu.
Dù nguồn cung tăng đáng kể và giá giảm, nhưng tỷ lệ hấp thụ vẫn ở mức ổn định. Tổng lượng giao dịch trong quý I/2013 tăng 2% so với quý trước và 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng giao dịch đã tăng liên tục trong 3 quý gần đây nhất.
Ông Trần Như Trung, Phó giám đốc Savills Hà Nội cho biết, chỉ số giá mặc dù vẫn đang trên đà giảm, tuy nhiên, đã có chiều hướng chậm lại trong quý này. Cộng với sự tăng mạnh của lượng giao dịch, đây có thể là dấu hiệu tốt của sự hồi phục và ổn định của thị trường trong thời gian tới.
“Hiện thị trường vẫn đang trong giai đoạn đi xuống, nhưng tín hiệu trong 2 quý gần nhất (quý IV/2012 và quý I/2013) đã có tích cực hơn, khi lượng giao dịch tăng, nhiều người có nhu cầu ở thật quyết định mua nhà”, ông Trung nói.
Theo ĐTCK