Để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất đai và yên tâm đầu tư sản xuất, trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ TN&MT đã đề xuất quy định thời hạn giao đất trong hạn mức sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm và áp dụng thống nhất cho các loại đất nông nghiệp. Điều này mở ra cơ hội cho người dân tích cực đầu tư dài hạn cho sản xuất, làm giàu.
Giao đất lâu dài sẽ khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.Ảnh: Duy Khánh
Động lực để người nông dân gắn bó hơn với đất
Luật Đất đai hiện hành quy định thời hạn giao đất cho nông dân sử dụng khá ngắn và hạn mức người dân được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng hạn hẹp. Cụ thể, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định 20 năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định 50 năm. Với quy định này, người dân chưa có tâm lý ổn định đầu tư lâu dài vào đất để nâng cao năng suất sử dụng đất. Khắc phục hạn chế này, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề ra chính sách mới, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình từ 20 lên 50 năm và áp dụng thống nhất cho các loại đất nông nghiệp; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.
Các chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đồng tình với quy định giao đất nông nghiệp đến 50 năm. Quy định này sẽ khuyến khích và tạo được động lực để người nông dân gắn bó hơn với đất đai, an tâm trong sản xuất. Ở một số vùng như Tây Nguyên đang phát triển khu nông sản tập trung, vùng hàng hóa như cà phê, hồ tiêu hay ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, có thể khuyến khích được sự sáng tạo của nông dân.
Quản lý chặt, tạo công bằng trong sử dụng đất
Quy định sử dụng đất nông nghiệp với thời hạn lâu hơn sẽ giảm áp lực cho nông dân, khiến người dân yên tâm đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, việc mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cũng phải tính toán nhằm tạo công bằng trong sử dụng đất đai, tránh tình trạng người cần thì không có, người có lại không cần. "Quy định nâng thời hạn giao đất nông nghiệp chỉ phù hợp đối với những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiệu quả. Đối với trường hợp có đất nhưng không sử dụng hoặc có đất nhưng cho thuê, phải có chính sách nhất định để xử lý nhằm tạo công bằng trong đất đai", GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định.
Một trong những vấn đề mà người dân quan tâm, đó là những người dân sinh ra sau năm 1993 đến nay không có đất nông nghiệp để đầu tư sản xuất, đại biểu Ngô Văn Minh (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho biết, từ khi Luật Đất đai ra đời và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay, chúng ta không đặt vấn đề chia lại ruộng đất. "Tôi tán thành chủ trương này, nhưng vẫn băn khoăn. Nếu chúng ta chia lại đất cho những người sinh sau năm 1993, sẽ gây ra xáo trộn, có thể dẫn đến mất ổn định. Nếu không chia lại, người dân sinh ra sau không có đất, trong khi người chết vẫn còn đất. Đất nông nghiệp cần được giao ổn định, lâu dài, nhưng cũng phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Theo tôi, các địa phương phải chủ động rà soát. Những người đã chuyển đổi nghề, hoặc những người không có nhu cầu sản xuất, nên giao lại đất cho địa phương. Muốn làm được điều này, phải trưng cầu ý thức tự giác của cán bộ, công chức cũng như toàn thể người dân"- ông Minh đề xuất.
Luật Đất đai hiện hành quy định thời hạn giao đất cho nông dân sử dụng khá ngắn và hạn mức người dân được nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng hạn hẹp. Cụ thể, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định 20 năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng quy định 50 năm. Với quy định này, người dân chưa có tâm lý ổn định đầu tư lâu dài vào đất để nâng cao năng suất sử dụng đất. Khắc phục hạn chế này, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề ra chính sách mới, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình từ 20 lên 50 năm và áp dụng thống nhất cho các loại đất nông nghiệp; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp.
Các chuyên gia lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng đồng tình với quy định giao đất nông nghiệp đến 50 năm. Quy định này sẽ khuyến khích và tạo được động lực để người nông dân gắn bó hơn với đất đai, an tâm trong sản xuất. Ở một số vùng như Tây Nguyên đang phát triển khu nông sản tập trung, vùng hàng hóa như cà phê, hồ tiêu hay ở Đồng bằng sông Cửu Long đang thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, có thể khuyến khích được sự sáng tạo của nông dân.
Quản lý chặt, tạo công bằng trong sử dụng đất
Quy định sử dụng đất nông nghiệp với thời hạn lâu hơn sẽ giảm áp lực cho nông dân, khiến người dân yên tâm đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, việc mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cũng phải tính toán nhằm tạo công bằng trong sử dụng đất đai, tránh tình trạng người cần thì không có, người có lại không cần. "Quy định nâng thời hạn giao đất nông nghiệp chỉ phù hợp đối với những hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiệu quả. Đối với trường hợp có đất nhưng không sử dụng hoặc có đất nhưng cho thuê, phải có chính sách nhất định để xử lý nhằm tạo công bằng trong đất đai", GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT nhận định.
Một trong những vấn đề mà người dân quan tâm, đó là những người dân sinh ra sau năm 1993 đến nay không có đất nông nghiệp để đầu tư sản xuất, đại biểu Ngô Văn Minh (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) cho biết, từ khi Luật Đất đai ra đời và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến nay, chúng ta không đặt vấn đề chia lại ruộng đất. "Tôi tán thành chủ trương này, nhưng vẫn băn khoăn. Nếu chúng ta chia lại đất cho những người sinh sau năm 1993, sẽ gây ra xáo trộn, có thể dẫn đến mất ổn định. Nếu không chia lại, người dân sinh ra sau không có đất, trong khi người chết vẫn còn đất. Đất nông nghiệp cần được giao ổn định, lâu dài, nhưng cũng phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Theo tôi, các địa phương phải chủ động rà soát. Những người đã chuyển đổi nghề, hoặc những người không có nhu cầu sản xuất, nên giao lại đất cho địa phương. Muốn làm được điều này, phải trưng cầu ý thức tự giác của cán bộ, công chức cũng như toàn thể người dân"- ông Minh đề xuất.
“Dự thảo Luật sửa đổi nâng thời hạn giao đất lên 50 năm sẽ tạo sự ổn định, an toàn, khuyến khích nông dân yên tâm đầu tư dài hạn và chuyển dịch cơ cấu sang trồng cây có giá trị cao hơn trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu, tích tụ ruộng đất, tăng mức hạn điền; bảo vệ người nông dân trong quá trình thu hồi, bồi thường đất nông nghiệp.” - TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách, Viện Chiến lược & Chính sách Phát triển nông nghiệp, nông thôn |
Theo KTĐT