Một số chủ đầu tư BĐS đang tìm mọi cách để thu hút sức mua của khách hàng thông qua chương trình giảm giá. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc giảm giá này chỉ là cách để chủ đầu tư cạnh tranh bán được hàng.
Giảm giá 50% cho phân khúc cao cấp, giảm giá 10-20% cho phân khúc căn hộ cấp thấp. Đây có thể được xem là cách duy nhất để các doanh nghiệp thoát ra khỏi khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, người mua nhà cần tìm hiểu kỹ đằng sau những thông tin quảng cáo đó là gì? Có thật sự là giảm giá bán hay chỉ là chiêu PR của các doanh nghiệp.
Mới đây ở phân khúc căn hộ bình dân, chủ đầu tư của một dự án công bố giảm giá từ 10-20% so với giá công bố trước đó, từ 15,3 triệu đồng/m2 xuống còn 12,5 triệu đồng/m2. Do khó khăn về tài chính, chủ đầu tư đã dừng thi công dự án 1 năm nay. Nhận thấy không thể để tình trạng dang dở và phải tìm cách tiếp tục triển khai dự án, doanh nghiệp quyết định giảm giá bán.
Ông Văn Minh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chương Dương cho biết: “Đối với doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay thì việc giảm giá cho phù hợp hơn với cung cầu của thị trường là tất yếu. Thứ hai, chúng tôi vẫn định hướng đi về phân khúc thị trường nhà ở giá thấp phục vụ cho đúng đối tượng nhà ở thu nhập thấp”.
Không chỉ ở phân khúc thấp mà bất động sản cao cấp còn giảm giá mạnh hơn. Liên tiếp từ đầu tháng 9 tới nay, các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM tuyên bố giảm giá. Chẳng hạn như công ty bất động sản Phát Đạt, tập đoàn Novaland đều giảm giá đến 50% các dự án cao cấp của mình.
Tuy nhiên, trước động thái giảm giá này, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp, công ty nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam cho rằng, việc giảm giá ở đây chủ yếu xảy ra ở các dự án mới đi vào thị trường. Vì những dự án này thường chỉ mới xây xong móng hoặc lên được vài tầng dở dang nên không dễ bán trong lúc này, do người mua lo sợ rủi ro vì chưa chắc đã nhận được nhà.
Ông Trương An Dương, Trưởng bộ phận phân tích thị trường, Công ty Savills Việt Nam nhận định: “Có dự án chưa bán bao giờ nhưng họ nói giảm giá, hoặc có dự án thay đổi về thiết kế, thay đổi lại một số hạng mục và bán với giá thấp hơn thì vấn đề này không hẳn là giảm giá. Việc họ tung ra chiến lược sản phẩm mới cũng như chiến lược về giá mới tạo nên suy nghĩ về giảm giá trên thị trường nhưng thực sự không phải thị trường giảm giá sâu đến như vậy”.
Giới bất động sản khuyến nghị người mua nhà không nên tin ngay vào những công bố giảm giá mà cần phải xem xét lý do chính của việc giảm giá là gì. Nếu giảm giá do cắt giảm một loạt vật liệu như từ căn hộ cao cấp hoàn thiện nội thất thành căn hộ xây thô cho người mua tự hoàn thiện thì việc giảm giá chỉ là giảm chi phí đầu tư mà thôi. Hay giảm giá rồi "ngấm ngầm" giảm chất lượng, rút ruột công trình thì mua hàng giảm giá kiểu này còn lợi bất cập hại.
Người mua nhà nên thận trọng trước thông tin giảm giá
Mới đây ở phân khúc căn hộ bình dân, chủ đầu tư của một dự án công bố giảm giá từ 10-20% so với giá công bố trước đó, từ 15,3 triệu đồng/m2 xuống còn 12,5 triệu đồng/m2. Do khó khăn về tài chính, chủ đầu tư đã dừng thi công dự án 1 năm nay. Nhận thấy không thể để tình trạng dang dở và phải tìm cách tiếp tục triển khai dự án, doanh nghiệp quyết định giảm giá bán.
Ông Văn Minh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chương Dương cho biết: “Đối với doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay thì việc giảm giá cho phù hợp hơn với cung cầu của thị trường là tất yếu. Thứ hai, chúng tôi vẫn định hướng đi về phân khúc thị trường nhà ở giá thấp phục vụ cho đúng đối tượng nhà ở thu nhập thấp”.
Không chỉ ở phân khúc thấp mà bất động sản cao cấp còn giảm giá mạnh hơn. Liên tiếp từ đầu tháng 9 tới nay, các doanh nghiệp bất động sản TP.HCM tuyên bố giảm giá. Chẳng hạn như công ty bất động sản Phát Đạt, tập đoàn Novaland đều giảm giá đến 50% các dự án cao cấp của mình.
Tuy nhiên, trước động thái giảm giá này, đặc biệt là ở phân khúc cao cấp, công ty nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam cho rằng, việc giảm giá ở đây chủ yếu xảy ra ở các dự án mới đi vào thị trường. Vì những dự án này thường chỉ mới xây xong móng hoặc lên được vài tầng dở dang nên không dễ bán trong lúc này, do người mua lo sợ rủi ro vì chưa chắc đã nhận được nhà.
Ông Trương An Dương, Trưởng bộ phận phân tích thị trường, Công ty Savills Việt Nam nhận định: “Có dự án chưa bán bao giờ nhưng họ nói giảm giá, hoặc có dự án thay đổi về thiết kế, thay đổi lại một số hạng mục và bán với giá thấp hơn thì vấn đề này không hẳn là giảm giá. Việc họ tung ra chiến lược sản phẩm mới cũng như chiến lược về giá mới tạo nên suy nghĩ về giảm giá trên thị trường nhưng thực sự không phải thị trường giảm giá sâu đến như vậy”.
Giới bất động sản khuyến nghị người mua nhà không nên tin ngay vào những công bố giảm giá mà cần phải xem xét lý do chính của việc giảm giá là gì. Nếu giảm giá do cắt giảm một loạt vật liệu như từ căn hộ cao cấp hoàn thiện nội thất thành căn hộ xây thô cho người mua tự hoàn thiện thì việc giảm giá chỉ là giảm chi phí đầu tư mà thôi. Hay giảm giá rồi "ngấm ngầm" giảm chất lượng, rút ruột công trình thì mua hàng giảm giá kiểu này còn lợi bất cập hại.
Theo VTV