Tình trạng chung là nhà thầu vừa giải phóng mặt bằng vừa thi công khiến nhiều dự án giao thông ách tắc chậm trễ.
Cả nước hiện có 19 công trình giao thông trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng. Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội đã có 10 dự án giao thông trọng điểm gặp vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng (GPMB).
Ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo GPMB TP Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố mới chỉ bàn giao được mặt cho chủ đầu tư 3 dự án lớn như đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, mở rộng Quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên, nhà ga T2, vẫn còn rất nhiều điểm cần tiếp tục tổ chức vận động thực hiện GPMB.
“Đáng chú ý là ở Dự án cầu Nhật Tân gồm cầu Nhật Tân và đường dẫn cầu Nhật Tân lên sân bay Nội Bài đến nay vẫn còn 14 hộ dân tuy đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng, chủ yếu là những hộ bị cắt xén diện tích, không phải những hộ được tái định cư và di chuyển chỗ ở”, ông Thiều cho biết.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các điểm nghẽn về GPMB theo ông Thiều là vấn đề tái định cư; di chuyển, hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật; vấn đề về chỉ giới, về cắm mốc, bàn giao lại cho địa phương và quan trọng hơn nữa là công tác xử lý linh hoạt các nguồn vốn.
Ông Thiều cho biết, nguyện vọng của người dân khi bị thu hồi nhà, đất khi GPMB là được đảm bảo về vấn đề tái định cư đến chỗ ở mới. Tuy nhiên trong công tác GPMB hiện nay, khu tái định cư của chúng ta lựa chọn vẫn có thể chưa đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người dân như xa vị trí họ đang ở, không thuận lợi cho quá trình tổ chức cuộc sống sau này.
“Chúng ta phải lựa chọn khu tái định cư thích hợp. Khu tái định cư phải làm trước một bước nhưng trên thực tế thời gian lên phương án xác định số lượng hộ dân phải di chuyển, xác định vị trí tái định cư, triển khai các quy trình xây dựng khu tái định cư thường chậm”, ông Thiều chỉ rõ.
Khó khăn khác trong GPMB là việc hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật. Muốn di chuyển và hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật phải khảo sát, lên phương án, thẩm định, chờ phê duyệt rồi phải thi công nên ảnh hưởng lớn đến thời gian GPMB. Việc thực hiện giải pháp kỹ thuật, cắm mốc, xử lý bàn giao cho địa phương trong qua trình tổ chức GPMB cũng gặp nhiều khó khăn. Quá trình này cũng phải qua nhiều khâu bàn giao – tiếp nhận.
Quá trìnhxử lý linh hoạt các nguồn vốn trong quá trình GPMB cũng có nhiều bất cập. Theo ông Thiều, nguồn vốn trong GPMB được lập vào tổng mức đầu tư trong dự án. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư đó thường chưa chính xác nhất là sự chênh lệch giữa thời điểm ra quyết định bồi thường và thời điểm giải ngân.Vấn đề này thường xảy ra là do thiếu, chậm nguồn vốn.
“Tính riêng đường nối cầu Nhật Tân-Nội Bài, năm 2012, Bộ GTVT đã có 500 tỷ đồng nhưng đến năm 2013, khi dân đồng thuận thì lượng tiền đó không đủ. Chúng tôi đã phải đề xuất thành phố Hà Nội cho vay 185 tỷ đồng và tổ chức thực hiện chi trả cho dân”, ông Thiều chỉ rõ.
Cần sớm có các khu tái định cư
Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong GPMB của thành phố Hà Nội hiện nay, theo ông Thiều, những khu tái định cư tại các huyện ngoại thành phải được xử lý sao cho phù hợp, có lộ trình, kế hoạch, có vốn để xây dựng các khu tái định cư sớm. Trong nội thành, hầu như tái định cư bằng nhà, chung cư cũng phải có quỹ nhà tái định cư sớm, hợp lý và đảm bảo chất lượng tốt.
Đối với việc hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần phải nghiên cứu, khảo sát, xây dựng quy mô, thiết kế, tổ chức thi công và nhất thiết việc này phải đưa vào dự án tổng thể, dự án ban đầu để có nghiên cứu công trình kỹ thuật nào đưa vào giải phóng mặt bằng, công trình nào nào đưa vào dự án chính để thẩm định phê duyệt, xác định nguồn vốn, từ đó mới tiến hành GPMB.
“Những dự án quan trọng của quốc gia nên tách phần GPMB thành tiểu dự án. Hiện nay, chúng ta hầu như vừa tổ chức thi công, vừa GPMB, cách làm như vậy hết sức khó khăn, bất cập, không đồng bộ, như trong vấn đề tái định cư, vấn đề hạ tầng kỹ thuật, hoặc là những yếu tố khách quan khác”, ông Thiều đưa giải pháp.
Theo ông Lê Ngọc Hoa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4), đối với một số dự án, công tác GPMB không thể đổ trách nhiệm cho địa phương hay chủ đầu tư mà còn cần có sự vào cuộc và hợp tác chặt chẽ giữa nhà thầu và các đơn vị liên quan như tư vấn, giám sát.
Ông Hoa lấy ví dụ về công tác GPMB đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài với gói thầu số 5 đi qua khu dân cư đông đúc nhất trước sân bay. Cienco 4 đã phối hợp chặt chẽ với huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội và tư vấn, giám sát tháo gỡ và hỗ trợ dân trong công tác tháo dỡ mặt bằng, nhà cửa và các công trình kiến trúc.
“Chúng tôi tăng thêm một chút chi phí nhưng ngược lại có mặt bằng thi công sớm hơn và như thế tiết kiệm được chi phí. Đó là một trong những cách làm mà các nhà thầu cũng nên có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư”, ông Hoa chia sẻ kinh nghiệm.
Về mặt cơ chế chính sách, Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Hồng Trường cho biết, thời gian qua, Bộ GTVT đã trực tiếp làm việc với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường để đưa ra chính sách đền bù, giải phóng một cách thấu đáo. Đặc biệt là việc Chính phủ ban hành Nghị định 69 đã tháo gỡ vướng mắc trong GPMB.
Theo Thứ trưởng Trường, dù GPMB đã giao về các địa phương nhưng trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc phối hợp với các địa phương là rất quan trọng. Chính vì vậy, việc này mang lại hiệu quả về tiến độ giải phóng mặt bằng rất lớn.
“Tuy nhiên, chính sách GPMB hiện nay của chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều điều kiện khác nhau trong các vùng miền, chưa bao quát được hết nên việc không chấp nhận, không bằng lòng của người dân xảy ra khá lớn. Bộ GTVT cùng các bộ, ngành cũng tìm các giải pháp cùng chính quyền địa phương, đặc biệt xung quanh vấn đề đền bù, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ việc làm trên tinh thần bằng hoặc là tốt hơn nơi ở cũ”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định./.
Ông Trương Quang Thiều, Trưởng ban Chỉ đạo GPMB TP Hà Nội cho biết, đến nay, thành phố mới chỉ bàn giao được mặt cho chủ đầu tư 3 dự án lớn như đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, mở rộng Quốc lộ 3 Hà Nội-Thái Nguyên, nhà ga T2, vẫn còn rất nhiều điểm cần tiếp tục tổ chức vận động thực hiện GPMB.
“Đáng chú ý là ở Dự án cầu Nhật Tân gồm cầu Nhật Tân và đường dẫn cầu Nhật Tân lên sân bay Nội Bài đến nay vẫn còn 14 hộ dân tuy đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng, chủ yếu là những hộ bị cắt xén diện tích, không phải những hộ được tái định cư và di chuyển chỗ ở”, ông Thiều cho biết.
Nhiều dự án giao thông thi công nhỏ giọt vì thiếu mặt bằng.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các điểm nghẽn về GPMB theo ông Thiều là vấn đề tái định cư; di chuyển, hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật; vấn đề về chỉ giới, về cắm mốc, bàn giao lại cho địa phương và quan trọng hơn nữa là công tác xử lý linh hoạt các nguồn vốn.
Ông Thiều cho biết, nguyện vọng của người dân khi bị thu hồi nhà, đất khi GPMB là được đảm bảo về vấn đề tái định cư đến chỗ ở mới. Tuy nhiên trong công tác GPMB hiện nay, khu tái định cư của chúng ta lựa chọn vẫn có thể chưa đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của người dân như xa vị trí họ đang ở, không thuận lợi cho quá trình tổ chức cuộc sống sau này.
“Chúng ta phải lựa chọn khu tái định cư thích hợp. Khu tái định cư phải làm trước một bước nhưng trên thực tế thời gian lên phương án xác định số lượng hộ dân phải di chuyển, xác định vị trí tái định cư, triển khai các quy trình xây dựng khu tái định cư thường chậm”, ông Thiều chỉ rõ.
Khó khăn khác trong GPMB là việc hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật. Muốn di chuyển và hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật phải khảo sát, lên phương án, thẩm định, chờ phê duyệt rồi phải thi công nên ảnh hưởng lớn đến thời gian GPMB. Việc thực hiện giải pháp kỹ thuật, cắm mốc, xử lý bàn giao cho địa phương trong qua trình tổ chức GPMB cũng gặp nhiều khó khăn. Quá trình này cũng phải qua nhiều khâu bàn giao – tiếp nhận.
Quá trìnhxử lý linh hoạt các nguồn vốn trong quá trình GPMB cũng có nhiều bất cập. Theo ông Thiều, nguồn vốn trong GPMB được lập vào tổng mức đầu tư trong dự án. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư đó thường chưa chính xác nhất là sự chênh lệch giữa thời điểm ra quyết định bồi thường và thời điểm giải ngân.Vấn đề này thường xảy ra là do thiếu, chậm nguồn vốn.
“Tính riêng đường nối cầu Nhật Tân-Nội Bài, năm 2012, Bộ GTVT đã có 500 tỷ đồng nhưng đến năm 2013, khi dân đồng thuận thì lượng tiền đó không đủ. Chúng tôi đã phải đề xuất thành phố Hà Nội cho vay 185 tỷ đồng và tổ chức thực hiện chi trả cho dân”, ông Thiều chỉ rõ.
Cần sớm có các khu tái định cư
Để khắc phục tình trạng chậm trễ trong GPMB của thành phố Hà Nội hiện nay, theo ông Thiều, những khu tái định cư tại các huyện ngoại thành phải được xử lý sao cho phù hợp, có lộ trình, kế hoạch, có vốn để xây dựng các khu tái định cư sớm. Trong nội thành, hầu như tái định cư bằng nhà, chung cư cũng phải có quỹ nhà tái định cư sớm, hợp lý và đảm bảo chất lượng tốt.
Đối với việc hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần phải nghiên cứu, khảo sát, xây dựng quy mô, thiết kế, tổ chức thi công và nhất thiết việc này phải đưa vào dự án tổng thể, dự án ban đầu để có nghiên cứu công trình kỹ thuật nào đưa vào giải phóng mặt bằng, công trình nào nào đưa vào dự án chính để thẩm định phê duyệt, xác định nguồn vốn, từ đó mới tiến hành GPMB.
“Những dự án quan trọng của quốc gia nên tách phần GPMB thành tiểu dự án. Hiện nay, chúng ta hầu như vừa tổ chức thi công, vừa GPMB, cách làm như vậy hết sức khó khăn, bất cập, không đồng bộ, như trong vấn đề tái định cư, vấn đề hạ tầng kỹ thuật, hoặc là những yếu tố khách quan khác”, ông Thiều đưa giải pháp.
Theo ông Lê Ngọc Hoa, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 (Cienco 4), đối với một số dự án, công tác GPMB không thể đổ trách nhiệm cho địa phương hay chủ đầu tư mà còn cần có sự vào cuộc và hợp tác chặt chẽ giữa nhà thầu và các đơn vị liên quan như tư vấn, giám sát.
Ông Hoa lấy ví dụ về công tác GPMB đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài với gói thầu số 5 đi qua khu dân cư đông đúc nhất trước sân bay. Cienco 4 đã phối hợp chặt chẽ với huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội và tư vấn, giám sát tháo gỡ và hỗ trợ dân trong công tác tháo dỡ mặt bằng, nhà cửa và các công trình kiến trúc.
“Chúng tôi tăng thêm một chút chi phí nhưng ngược lại có mặt bằng thi công sớm hơn và như thế tiết kiệm được chi phí. Đó là một trong những cách làm mà các nhà thầu cũng nên có trách nhiệm cùng với chủ đầu tư”, ông Hoa chia sẻ kinh nghiệm.
Về mặt cơ chế chính sách, Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Hồng Trường cho biết, thời gian qua, Bộ GTVT đã trực tiếp làm việc với các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường để đưa ra chính sách đền bù, giải phóng một cách thấu đáo. Đặc biệt là việc Chính phủ ban hành Nghị định 69 đã tháo gỡ vướng mắc trong GPMB.
Theo Thứ trưởng Trường, dù GPMB đã giao về các địa phương nhưng trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc phối hợp với các địa phương là rất quan trọng. Chính vì vậy, việc này mang lại hiệu quả về tiến độ giải phóng mặt bằng rất lớn.
“Tuy nhiên, chính sách GPMB hiện nay của chúng ta còn phụ thuộc rất nhiều điều kiện khác nhau trong các vùng miền, chưa bao quát được hết nên việc không chấp nhận, không bằng lòng của người dân xảy ra khá lớn. Bộ GTVT cùng các bộ, ngành cũng tìm các giải pháp cùng chính quyền địa phương, đặc biệt xung quanh vấn đề đền bù, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ việc làm trên tinh thần bằng hoặc là tốt hơn nơi ở cũ”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định./.
Theo VOV